A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
- Hiểu và nhớ được những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.
- Hiểu được những giá trị to lớn của văn học dân gian.
- Nắm được khái niệm về các thể loại của văn học dân gian, có thể nhoé và kể tên các thể loại, biết phân biệt sơ bộ thể loại này với thể loại khác trong hệ thống.
B. Phương tiện và cách thức tiến hành:
1. Phương tiện:
- Tài liệu tham khảo.
- Bảng phụ
2. Cách thức tiến hành:
Sử dụng các phương pháp: diễn giảng, phát vấn, nêu vấn đề.
C. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:
Hình ảnh con người được thể hiện như thế nào trong văn học? Cho ví dụ?
2. Tiến trình tổ chức dạy học:
194 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ Văn 10 học kỳ I Trường THPT Phan Thành Tài, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 06/09/07
Tiết 4
Đọc văn: KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
- Hiểu và nhớ được những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.
- Hiểu được những giá trị to lớn của văn học dân gian.
- Nắm được khái niệm về các thể loại của văn học dân gian, có thể nhoé và kể tên các thể loại, biết phân biệt sơ bộ thể loại này với thể loại khác trong hệ thống.
B. Phương tiện và cách thức tiến hành:
1. Phương tiện:
- Tài liệu tham khảo.
- Bảng phụ
2. Cách thức tiến hành:
Sử dụng các phương pháp: diễn giảng, phát vấn, nêu vấn đề..
C. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:
Hình ảnh con người được thể hiện như thế nào trong văn học? Cho ví dụ?
2. Tiến trình tổ chức dạy học:
Hoạt động của giáo viên, học sinh
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: GV giúp HS ôn lại kiến thức đã học và hướng dẫn HS tìm hiểu các đặc trưng của VHDG Việt Nam.
TT1: Nêu lại khái niệm VHDG ? VHDG có những đặc trưng nào?
HS đọc SGK và trả lời.
TT2: GV thuyết giảng có so sánh và dẫn chứng về ý: VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.
VD: Hỡi cô tác nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi
TT3: Em hiểu như thế nào là truyền miệng?
HS trả lời.
TT4: Ngôn từ truyền miệng đóng vai trò như thế nào đối với VHDG?
HS:……….
TT5: GV nhận xét, giải thích và mở rộng, minh chứng thông qua các ví dụ cụ thể.
TT6: Quá trình truyền miệng được thực hiện thông qua hình thức nào? Em đã bao giờ thấy người ta diễn các tác phẩm VHDG chưa? Ở đâu?
HS: Hát ca trù…
TT7: Em hiểu như thế nào là tập thể? Khi nói đến tính tập thể trong VHDG là người ta muốn nói đến điều gì?
TT8: Quá trình sáng tác tập thể diễn ra như thế nào?
TT9: Vì sao VHDG lại có sự gắn bó mật thiết với các sinh hoạt cộng đồng?
TT10: Sự gắn bó giữa VHDG với các sinh hoạt cộng đồng thể hiện như thế nào?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các thể loại VHDG.
TT1: VHDG có những thể loại nào?
HS đọc SGK và trả lời.
TT2: Em nào có thể kể hoặc diễn) một trích đoạn (hoặc cả tácphẩm) thuộc một trong số các thể loại trên?
Hoạt động 3: Gv hướng dẫn HS tìm hiểu các giá trị cơ bản của VHDG Việt Nam?
TT1: VHDG có những giá trị cơ bản nào?
TT2: Nêu một số ví dụ dẫn chứng cho các giá trị trên?
HS nêu VD.
TT3: GV tổng kết và đưa ra thêm các dẫn chứng chứng minh.
I. Đặc trưng cơ bản của VHDG:
1. VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng( tính truyền miệng).
- VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.
- VHDG sử dụng ngôn từ truyền miệng làm phương tiện sáng tác, lưu truyền.
- Quá trình truyền miệng được thông qua hình thức diễn xướng. Đây là hình thức trình bày tác phẩm một cách tổng hợp.
2. VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể( tính tập thể)
- VHDG là kết quả của quá trình sáng tác tập thể và là tài sản chung của tập thể.
- Khái niệm tập thể trong VHDG đồng nghĩa với vô danh(nghĩa là không có tác giả hoặc không thể xác định được tác giả)
- Quá trình sáng tác tập thể diễn ra như sau:
+ Lúc đầu, một người khởi xướng, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận.
+ Về sau, những người khác (có thể thuộc các địa phương khác nhau hoặc các thế hệ khác nhau) tiếp tục lưu truyền và sáng tác lại làm cho tác phẩm biến đổi dần và ngày càng hoàn thiện hơn về nội dung, nghệ thuật.
3. VHDG gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng(tính thực hành)
- Phần lớn tác phẩm văn học dân gian được ra đời, truyền tụng trong các sinh hoạt cộng đồng. Do đó nó có sự gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
- Biểu hiện:
+ VHDG đóng vai trò phối hợp hoạt động theo nhịp điệu của chính hoạt động đó.
+ VHDG gây không khí để kích thích hoạt động gợi cảm hứng cho người trong cuộc.
- VHDG không bị bó hẹp trong phạm vi phản ánh các hoạt động cụ thể của con người mà thường mở rộng ra những vấn đề của đời sống tự nhiên và xã hội lien quan đến cộng đồng, dân tộc, thậm chí toàn nhân loại.
II. Hệ thống thể loại của VHDG Việt Nam:
Gồm 12 thể loại
1. Thần thoại
2. Sử thi
3. Truyền thuyết
4. Truyện cổ tích
5. Truyện ngụ ngôn
6. Truyện cười ( SGK)
7. Tục ngữ
8. Câu đố
9. Ca dao
10. Vè
11. Truyện thơ
12. Chèo
III. Những giá trị cơ bản của VHDG Việt Nam
1. VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc
2. VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người
3. VHDG có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc
D.Củng cố, dặn dò:
- Nắm được đặc trưng cơ bản của VHDG, hệ thống thể loại và các giá trị tinh thần của VHDG.
- Thấy được vị trí vai trò của VHDG đối với văn học viết và quá trình bồi dưỡng tâm hồn dân tộc.
- Chuẩn bị bài mới: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ(tt).
- Yêu cầu học sinh làm các bài tập trong SGK.
Ngày soạn: 08/09/2007
Tiết 5
Tiếng Việt: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ(TT)
A. Mục tiêu bài học:
- Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (đặc biệt là các nhân tố giao tiếp).
- Nâng cao kĩ năng phân tích, lĩnh hội, tạo lập văn bản trong giao tiếp
- Có thái độ giao tiếp đúng mực.
B. Phương tiện và cách thức tiến hành:
1. Phương tiện:
- SGK, SGV,Bảng phụ
2. Cách thức tiến hành:
Thảo luận nhóm, các nhóm nhận xét, GV chỉnh sửa.
C. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
Các đặc trưng của văn học dân gian ? Cho ví dụ ?
2. Tổ chức dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên, học sinh
Yêu cầu cần đạt
HĐ1: Luyện tập, thực hành thông qua các bài tập trong SGK.
TT1: Gọi HS làm BT1,2/ SGKtr20,21.
HS thảo luận và trả lời.
TT2: GV nhận xét, sửa lỗi.
-TT3: Chia lớp thành 4 nhóm cùng làm BT4/ SGKtr21 theo các yêu cầu sau:
+ Tìm các nhân tố giao tiếp trong kiểu thông báo này.Chú ý dạng văn bản ở đây là thông báo ngắn nhưng phải đầy đủ nội dung, phải có mở đầu, kết thúc.
+ Trên cơ sở các nhân tố tìm được, viết một thông báo ngắn.
+ Thời gian chuẩn bị:10’
-TT4: Gọi đại diện các nhóm lên trình bày trên bảng.
HS các nhóm khác bổ sung.
-TT5: Gọi một số HS nhận xét. Sau đó GV tổng kết.
II. Luyện tập:
1. BT1/SGKtr20
Các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao đó là:
- Nhân vật giao tiếp: những người nam và nữ trẻ tuổi, thể hiện qua từ anh, em
- Hoàn cảnh giao tiếp: Vào một đêm trăng thanh- thời gian thích hợp cho những câu chuyện tâm tình của các chàng trai, cô gái: bộc bạch tình cảm yêu đương.
- Nhân vật anh nói về việc: tre non đủ lá nà đặt ra vấn đề nên chăng tính đến chuyện đan sàng.
- Cách nói của chàng trai có sắc thái văn chương, gợi cảm tế nhị, đễ đi vào long người con gái nên hoàn toàn phù hợp với nội dung, mục đích giao tiếp.
2. BT2/SGKtr20,21.
a. Trong cuộc giao tiếp trên, các nhân vật giao tiếp( ACổ và người ông) đã thực hiện các hành động nói cụ thể là:
- chào: Cháu chào ông ạ!
- chào đáp: ACổ hả?
- khen ngợi: Lớn tướng rồi nhỉ?
- hỏi: Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?
- đáp lời: Thưa ông, có ạ!
b. Trong lời của ông già, cả ba câu đều là câu hỏi, nhưng chỉ có câu thứ ba là nhằm mục đích hỏi. Hai câu còn lại là lời chào đáp và lời khen.
c. Lời nói của nhân vật đã bộc lộ rõ tình cảm,thái độ, quan hệ của cả hai đối với nhau
Các từ xưng hô: ông, cháu; các từ tình thái: Thưa, ạ- trong lời ACổ và hả, nhỉ- trong lời ông già đã bộc lộ thái độ kính mến của ACổ đối với người ông và thái độ yêu quí, trìu mến của ông đối với cháu.
3. BT4/SGKtr21.
* Các nhân tố giao tiếp:
- Người viết : Ban giám hiệu nhà trường.
Đối tượng hướng tới: Các học sinh trong toàn trường
- Nội dung giao tiếp: Hoạt động làm sạch môi trường.
- Hoàn cảnh giao tiếp: Trong nhà trường và nhân ngày Môi trường thế giới.
* Có thể theo dàn ý sau:
-Mở đầu: Nhân ngày Môi trường thế giới, Nhà trường tổ chức buổi tổng vệ sinh toàn trường để làm cho trường ta xanh, sạch, đẹp
-Thân bài:
+ Thời gian:
+ Nội dung công việc:
+ Lực lượng tham gia:
+ Dụng cụ:
+ Kế hoạch cụ thể:
- Kết bài: Nhà trường kêu gọi toàn thể HS trong trường nhiệt liệt hưởng ứng và tích cực tham gia buổi tổng vệ sinh này.
Ngày…tháng….năm…
Ban giám hiệu trường……
D. Củng cố- Luyện tập:
- Làm các bài tập 3,5/SGKtr21,22.
- Chuẩn bị bài mới: Văn bản theo các câu hỏi trong SGK.
Ngày soạn: 10/09/2007
Tiết 6
VĂN BẢN
A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
- Có được những kiến thức thiết yếu về văn bản, đặc điểm của văn bản và kiến thức khái quát về các loại văn bản xét theo phong cách chức năng ngôn ngữ.
- Nâng cao kĩ năng thực hành phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp.
B. Phương tiện và cách thức tiến hành:
1. Phương tiện:
2. Cách thức tiến hành:
Đi từ phân tích ngữ liệu theo câu hỏi đến những nhận định khái quát ở phần ghi nhớ.
C. Tiến trình tổ chức dạy học:
1.Ổn định lớp,Kiểm tra bài cũ:
Làm bài tập 5/SGKtr 21,22.
2. Tổ chức dạy bài mới:
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ được thể hiện thông qua các văn bản. Vậy văn bản là gì, nó có những đặc điểm như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp ta giải đáp các thắc mắc đó.
Hoạt động của giáo viên, học sinh
Yêu cầu cần đạt
Hoạtđộng1:
Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm, đặc điểm văn bản
TT1: Gọi một HS đọc 3 văn bản trong SGK.
TT2: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1,2,3,4,5 trong SGKtr24. Sau đó GV tổng kết, khái quát vấn đề trong phần Ghi nhớ.
TT3: Gọi HS đọc lại phần Ghi nhớ
*Hoạt động2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các loại văn bản.
TT1: GV yêu cầu HS lần lượt trả lời câu hỏi ở mục II.1
TT2: GV nhận xét, khái quát đến nhận định về phong cách của các văn bản: 1,2,3.
TT3: GV hướng dẫn HS tiến hành so sánh theo yêu cầu nêu ở mục II.2 sau khi đưa ra mẫu đơn xin phép.
Mẫu đơn xin phép:
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc.
ĐƠN XIN PHÉP
Kính gửi: - BGH trường THPT Nguyễn Trãi
- Cô giáo chủ nhiệm lớp…..cùng các giáo viên bộ môn
Tôi tên là Nguyễn VănâThro, phụ huynh em………..,hiện là học sinh lớp………..
Nay tôi viết đơn này kính mong các thầy cô cho con tôi nghỉ một buổi học vào ngày……….
Lý do:………..
Tôi xin hứa cháu sẽ chép bài đầy đủ sau khi đi học lại.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Người làm đơn.
( Kí tên)
Nguyễn Văn Thảo
TT4: GV nhận xét và rút ra nhận xét về phạm vi sử dụng, mục đích giao tiếp, từ ngữ và kết cấu của các loại văn bản.
TT5: GV hướng dẫn HS bước đầu phân biệt các văn bản thuộc phong cách nghệ thuật, chính luận, khoa học, hành chính.
TT6: Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGKtr25.
I. Khái niệm, đặc điểm:
Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn và có những đặc điểm cơ bản sau đây:
- Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
- Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.
- Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung (thường mở đầu bằng một nhan đề và kết thúc bằng hình thức thích hợp với từng loại văn bản)
- Mỗi văn bản nhằm thực hiện một(hoặc một số) mục đích giao tiếp nhất định.
II. Các loại văn bản:
Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, người ta phân biệt các loại văn bản sau:
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt( thư, nhật kí……)
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật( thơ, truyện, tiểu thuyết, kịch,…)
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học( SGK, tài liệu học tập, bài báo khoa học, luận văn, luận án, công trình nghiên cứu…)
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính(đơn, biên bản, nghị quyết, quyết định, luật….)
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận( bài bình luận, lời kêu gọi, bài hịch, tuyên ngôn….)
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí( bản tin, bài phóng sự, bài phỏng vấn, tiểu phẩm….)
D. Củng cố- Luyện tập:
- Nắm được đặc điểm, khái niệm văn bản.
- Phân biệt một số loại văn bản theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp
-Chuẩn bị: bài viết số 1. Xem thêm các dạng bài cho sẵn trong SGK.
Ngày soạn: 13/9/2007
Tiết 7
BÀI VIẾT SỐ 1
A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
- Củng cố những kiến thức và kĩ năng làm văn, đặc biệt là về văn biểu cảm .
- Vận dụng được những hiểu biết đó để viết một bài văn nhằm bộc lộ cảm nghĩ của bản thân về một sự vật, sự việc, hiện tượng gần gũi trong thực tế hoặc về một tác phẩm văn học quen thuộc.
- Thấy rõ hơn nữa trình độ làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài văn sau đạt kết quả tốt hơn.
B. Phương tiện và cách thức tiến hành:
1. Phương tiện:
- Đề kiểm tra
2. Cách thức tiến hành:
GV ra đề kiểm tra và yêu cầu HS về nhà làm.
C. Tiến trình bài học:
I. Ổn định lớp.
II. Ra đề kiểm tra.
Đề:
Phát biểu cảm nghĩ của em về một người thân yêu của mình.
Đáp án:
1. Yêu cầu chung:
a. Về kĩ năng:
Nắm vững được phương pháp làm văn biểu cảm. Bố cục cân đối. Văn viết có lập luận chặt chẽ, có cảm xúc, diễn đạt mạch lạc, ít mắc lỗi.
b. Về kiến thức:
Bộc lộ được những cảm nghĩ chân thực của em về người thân.
2. Biểu điểm:
- Điểm 10-9: bài làm đáp ứng được các yêu cầu trên. Văn viết có cảm xúc. Hành văn mạch lạc.
- Điểm 8-7: bài viết thể hiện được các nội dung cơ bản. Diễn đạt rõ ý, có cảm xúc. Văn ít mắc lỗi.
- Điểm 6-5: bài viết thể hiện được những cảm nghĩ của mình. Diễn đạt đôi chỗ còn vụng.Bài viết mắc nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 4-3: sơ sài. Diễn đạt kém. Mắc nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 2-1: không làm bài hoặc chép tài liệu.
Ngày soạn: 15/9/2007
Tiết 8, 9
Đọc văn CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY
( TRÍCH ĐĂM SĂN- Sử THI TÂY NGUYÊN)
A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
- Nắm được đặc điểm của sử thi anh hùng trong việc xây dựng kiểu” nhân vật anh hung sử thi”, về nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ.
- Biết cách phân tích một văn bản sử thi anh hùng để thấy được giá trị của sử thi về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt là cách sử thi mô tả chiến tranh để khẳng định lí tưởng về một cuộc sống hoà hợp, hạnh phúc.
- Nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là hi sinh, phấn đấu vì danh dự và hạnh phúc yên vui của cả cộng đồng.
B. Phương tiện và cách thức tiến hành:
1. Phương tiện:
- SGK, SGV
- Thiết kế bài học.
2. Cách thức tiến hành:
Kết hợp các phương pháp: đọc diễn cảm, phát vấn, gợi tìm, thuyết giảng.
C Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ:
Nêu những đặc trưng của văn học dân gian? Văn học dân gian Việt Nam có những giá trị cơ bản nào? Ví dụ cụ thể?
2.Giới thiệu bài mới.
Cho đến tận bây giờ, Bài ca chàng Đăm Săn (Klei khan Y Đăm Săn)vẫn là niềm tự hào lớn của người Êđê ở Tây Nguyên. Trong những đêm dài sâu thẳm như núi rừng Tây Nguyên, những người con Êđê vẫn ngồi quanh đống lửa lớn giữa nhà rông, vẫn lắng nghe như nuốt từng lời kể của nghệ sĩ kể Khan: chàng Đăm Săn hùng cường từ bụng mẹ…Có thể nói, tác phẩm này là linh hồn, hơi thở, cuộc sống của đồng bào dân tộc Êđê. Đoạn trích “ Chiến thắng Mtao Mxây” mà chúng ta học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu một phần giá trị của bộ sử thi nổi tiếng này.
Hoạt động của giáo viên, học sinh
Yêu cầu cần đạt
*HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần Tiểu dẫn.
-TT1: Gọi một HS đọc phần Tiểu dẫn.
-TT2: Nêu những nội dung chính trong phần Tiểu dẫn?
HS:………..
-TT3: GV nhận xét, cho HS ghi vào vở.
* HĐ2: Hướng dẫn HS đọc và phân tích văn bản
TT1: Đoạn trích này có những nhân vật nào?
TT2: GV nhận xét và phân vai đọc. Yêu cầu đọc diễn cảm, cố gắng thể hiện thái độ của từng nhân vật.
TT3: Đoạn trích miêu tả những cảnh nào?
TT4: Cuộc chiến giữa Mtao Mxây với Đăm San diễn ra theo mấy chặng? Đó là những chặng nào?
TT5: Hãy tóm tắt diễn biến mỗi chặng?
HS:……..
TT6: Ở mỗi chặng, các nhân vật: Mtao Mxây và Đăm Săn được miêu tả như thế nào? Tìm các chi tiết thể hiện?
*Gợi ý:
Khi Đăm Săn khiêu chiến, thái độ của cả hai ra sao? Chi tiết thể hiện?
Khi vào cuộc chiến, hai nhân vật có những hành động như thế nào? Kết quả ra sao?
HS:………
TT7: Để miêu tả hai nhân vật, tác giả sử thi dân gian đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Mục đích biểu hiện?
HS:…….
-TT8: Theo em, nhân vật ông trời đóng vai trò như thế nào trong cuộc chiến?
HS:……….
-TT9: Sau khi chiến thắng, Đăm Săn có hành động gì đối với dân làng của Mtao Mxây? Chi tiết thể hiện?
HS:…………
Tiết 9
-TT10: Thái độ của dân làng Mtao Mxây đối với hành động của Đăm Săn như thế nào? Chi tiết thể hiện?
HS:…………..
-TT11: Theo em, thái độ của dân làng Mtao Mxây có hợp lí không? Vì sao? Vậy thái độ này mang ý nghĩa gì?
HS:…………
-TT12: Đoạn đầu dù miêu tả cảnh giết chóc nhưng ta thấy trong đoạn trích không chú ý đến việc miêu tả cảnh buôn làng tan tác sau cuộc chiến mà tập trung thể hiện cảnh ăn mừng chiến thắng.Theo em, sự lựa chọn này thể hiện thái độ của tác giả dân gian về ý nghĩa thời đại của cuộc chiến tranh bộ tộc?
HS:……………..
-TT13: Nghệ thuật gì được sử dụng trong đoạn này? Mục đích thể hiện?
HS:…………..
*HĐ3: Hướng dẫn HS tìm hiểu chủ đề đoạn trích.
-TT1: Đoạn trích có chủ đề ra sao?
HS:……………
*HĐ4: GV tổng kết bài học.
I. Tiểu dẫn:
1. Phân loại sử thi:
Có hai loại:
+ Sử thi thần thoại
+ Sử thi anh hùng
2. Tóm tắt nội dung sử thi “Đăm Săn”:
( SGK)
3. Vị trí đoạn trích:
Đoạn trích thuộc phần giữa của tác phẩm, kể chuyện Đăm Săn đánh thắng Mtao Mxây cứu vợ về.
II. Đọc- hiểu:
1. Cảnh trận đánh giữa hai tù trưởng:
a. Đăm Săn khiêu chiến và Mtao Mxây đáp lại
- Đăm Săn thách thức quyết liệt:
+ đến tận nhà của Mtao Mxây đòi đánh
+ dọa sẽ đốt nhà nếu Mtao Mxây không chịu ra đấu
- Mtao Mxây:
+ ban đầu: ngạo nghễ,chọc tức Đăm Săn “Ta không xuống đâu, diêng ơi! Tay ta đang còn bận ôm vợ hai chúng ta ở trên này cơ mà”
+ sau đó: tỏ ra run sợ: sợ bị đâm lén, mặt mũi dữ tợn, trang bị đầy mình mà tỏ ra tần ngần, do dự, đắn đo.
b. Vào cuộc chiến:
- Hiệp đấu thứ nhất:
+ Hai bên lần lượt múa khiên.
Mtao Mxây múa trước: tỏ ra kém cỏi: Khiên kêu lạch xạch như quả mướp khô. hắn chạy bước thấp bước cao, chạy hết bãi tay sang bãi đông
Đăm Săn múa sau: tỏ ra tài giỏi hơn: một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây.
Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc….
+ Kết quả: Đăm Săn đâm giáo trúng đùi, trúng người Mtao Mxây nhưng không thủng.
- Hiệp đấu thứ hai:
Được ông trời giúp sức, Đăm Săn chộp ngay một cái chày mòn, ném trúng vào vành tai kẻ địch. Cái áo giáp của Mtao Mxây tức thì rơi loảng xoảng. Hắn ngã lăn ra đất cầu xin được làm lễ cầu phúc một trâu, một voi để Đăm Săn tha chết. Nhưng Đăm Săn không nghe. Chàng cắt đầu Mtao Mxây bêu ngoài đường. Cuộc đọ sức kết thúc bằng thắng lợi của người anh hùng Đăm San
c. Sử dụng các biện pháp nghệ thuật:
- so sánh:
+ Ta như gà làng mới mọc cựa kliê, như gà rừng mới mọc cựa êchăm
+ Khiên hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô
+ Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc….
- mô tả song hành: mô tả hai vị tù trưởng song song với nhau trong suốt trận đánh, trong đó Mtao Mxây được tả trước, Đăm Săn được tả sau.
- phóng đại:
+ Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ tung bay
+ Mtao Mxây đi ra, trông hắn dữ tợn như một vị thần, giữa một đám đông mịt mù như trong sương sớm.
* Mục đích:
- Miêu tả sự kém cỏi của Mtao Mxây
- Khẳng định tài năng, sức lực, phẩm chất, phong độ của Đăm Săn
d. Vai trò của ông Trời và Hơ Nhị trong cuộc chiến:
Là những nhân vật phù trợ, góp phần làm nên chiến thắng chứ không có tính quyết định chiến thắng. Hành động trợ lực của các nhân vật này thể hiện quan niệm về cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân vật anh hùng chống lại nhân vật đối thủ.
2. Cảnh Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng:
- Sau chiến thắng, Đăm Săn đến từng nhà nô lệ Mtao Mxây kêu gọi mọi người đi theo mình:
+ Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! Ơ tất cả tôi tớ bằng này! Các ngươi có đi với ta không?
+ Ơ tất cả dân làng này, các ngươi có đi với ta không?......
- Kết quả: mọi người hưởng ứng, cùng ra về đông vui như ngày hội.
Điệp ngữ: “Không đi sao được”à khẳng định sự đồng thuận đi theo của mọi người.
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện lòng yêu mến, sự tuân phục của tập thể cộng đồng đối với cá nhân anh hùng.
+ Thể hiện sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng của cá nhân anh hùng sử thi với quyền lợi, khát vọng của cộng đồng
3. Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng:
- Không miêu tả cảnh chết chóc, cảnh buôn làng tan tác mà tập trung mô tả cảnh ăn mừng chiến thắng cho thấy cái nhìn hướng về cuộc sống thịnh vượng, no đủ, giàu có của tác giả dân gian và vai trò của chiến tranh bộ tộc trong sự phát triển của cộng đồng.
- Sử dụng nghệ thuật phóng đại và so sánh
à Miêu tả cảnh ăn mừng đông vui, tưng bừng ở buôn làng Đăm Săn. Qua đó tô đậm chiến thắng. Đồng thời ca ngợi, tôn vinh người anh hùng Đăm Săn.
III. Chủ đề:
Đoạn trích ca ngợi người anh hùng trong chiến trận, làm sống lại quá khứ hào hùng của người Êđê Tây Nguyên thời cổ đại.
IV. Tổng kết:
Thông qua nghệ thuật so sánh và phóng đại, đoạn trích cho thấy lẽ sống và niềm vui của người anh hùng chỉ có trong cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng của cộng đồng.
D. Củng cố, Hướng dẫn học sinh tự học:
- Nhận thức được: lẽ sống, niềm vui của người anh hùng sử thi chỉ có được trong cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng của cả cộng đồng.
- Nắm được đặc điểm nghệ thuật của sử thi anh hùng về cách xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ.
- Học bài và làm bài tập trong phần luyện tập.
- Soạn bài mới: Văn bản(tt). Yêu cầu: Làm các bài tập trong SGK
Ngày soạn : 16/9/2007
Tiết : 10
VĂN BẢN(TT)
A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
- Có được những kiến thức thiết yếu về văn bản, đặc điểm của văn bản và kiến thức khái quát về các loại văn bản xét theo phong cách chức năng ngôn ngữ.
- Nâng cao kĩ năng thực hành phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp.
B. Phương tiện và cách thức tiến hành:
1. Phương tiện:
- SGK, SGV.
- Thiết kế bài học.
2. Cách thức tiến hành:
- Cho học sinh tự làm bài tập, sau đó trình bày lời giải của mình. GV nhận xét, sửa chữa.
- Bài tập 3, GV hướng dẫn học sinh viết các câu tiếp theo thể hiện chủ đề ở câu cho trước.
C.Tiến trình tổ chức bài dạy: 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ
2. Tổ chức dạy bài mới
Chúng ta đã học xong phần lí thuyết về văn bản. Hôm nay chúng ta sẽ củng cố lại các phần đã học được thông qua một số bài tập cụ thể.
Hoạt động của giáo viên, học sinh
Yêu cầu cần đạt
* Hoạt Động 1: GV ôn luyện lại kiến thức đã học về văn bản.
- TT1: Thế nào là văn bản? Văn bản có những đặc điểm cơ bản nào?
HS:….
- TT2: Dựa theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp người ta chia văn bản thành mấy loại? Kể tên và cho ví dụ?
HS: …..
* Hoạtđộng 2: Luyện tập thực hành thông qua các bài tập trong SGK.
- TT1: Gọi HS làm BT1,2/SGK tr 37.
HS:tự nghiên cứu.
-TT2: GV nhận xét, sửa lại.
-TT3: GV đưa ra một đoạn văn:
“ Không nên chỉ trông bề ngoài mà đặt tính nết ai được, lúc nào cũng thấy chào mào đỏm dáng và có phần lố lăng đấy. Hai má bôi phấn đỏ hắt. Lại đính một túm lông đỏ sau đít. Mắt mỏ chào mào nhâng nháo, phởn phơ. Đứng đâu cũng nhảy làm điệu. Đã thế đỉnh đầu lại chênh vênh đội lệch cái mũ nhung đen nhay nháy”.
“ Chính quyền nhân dân ta vững chắc. Quân đội nhân dân ta hùng mạnh. mặt trận nhân dân ta rộng rãi. Công nhân, nông dân, trí thức được rèn luyện, thử thách và tiến bộ không ngừng. Nói tóm lại, lực lượng của chúng ta to lớn và ngày càng to lớn”.
* Yêu cầu HS:
? Xác định câu chủ đề của đoạn văn.
? Phân tích sự phát triển của chủ đề trong đoạn văn.
-TT4: Gọi HS lên làm bài. GV nhận xét, sửa lỗi.
-TT5: Hướng dẫn HS làm bài tập 3. Sau đó, gọi HS lên bảng trình bày. GV nhận xét, sửa chữa.
III. Luyện tập
1. BT 1/SGK tr 37.
a. Tính thống nhất chủ đề của đoạn văn thể hiện như sau:
- Câu chủ đề nêu lên mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường.
- Các câu còn lại trong đoạn đều triển khai ý đó.
b. Phân tích sự phát triển của chủ đề trong đoạn văn.
- Các câu trong đoạn có quan hệ với nhau để phát triển chủ đề chung: vừa nêu ý để giải thích, vừa nêu dẫn chứng để chứng minh nhằm cụ thể hoá ý khái quát ở câu 1. - Sự sắp xếp ý thể hiện như sau:
+ Câu 1 nêu chủ đề.
+ Câu 2 phát triển thành ý: môi trường có ảnh hưởng tới mọi đặc tính của cơ thể.
+ Câu 3: chuyển tiếp giữa phần nêu ý và phần nêu dẫn chứng chứng minh.
+ Câu 4: nêu dẫn chứng 1: cây đậu Hà Lan và cây mây.
+ Câu 5: nêu dẫn chứng 2: cây xương rồng và cây lá bỏng.
c. Có thể đặt nhan đề như sau:
- Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường
- Ảnh hưởng của môi trường tới cơ thể của các loài thực vật.
2. BT 2/SGK tr 38.
- Căn cứ theo ý của các câu, chúng ta có thể sắp xếp các câu đã cho theo thứ tự sau:
+ Câu 1, câu 3, câu 5, câu 2,
File đính kèm:
- Giaoanhk1.doc