Giáo án Ngữ văn 10 năm học 2008 Làm văn: đặc điểm của văn bản nói và văn bản viết

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 

 Giúp học sinh:

 - Nắm được những đặc điểm khác nhau giữa VB nói và VB viết

 - Biết vận dụng kiến thức trên vào đọc - hiểu VB và làm văn

 - Tích hợp với VH và làm văn qua các bài đã học

 

 

 B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 - SGK, SGV

 - Thiết kế bài học.

 

 

 C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

 GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo , gợi

 tìm , kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

 

 

 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Kiểm tra bài cũ:

 2. Giới thiệu bài mới:

 Giao tiếp có thể tiến hành bằng những cách khác nhau như nói chuyện trực tiếp, điện thoại, viết thư. Nhìn chung lại, giao tiếp có thể tiến hành bằng cách nói hoặc viết. Theo đó, chúng ta có các văn bản nói và VB viết. Mỗi dạng đều có đặc điểm riêng cần nắm vững để tránh mắc lỗi.

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1017 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 năm học 2008 Làm văn: đặc điểm của văn bản nói và văn bản viết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/12/2006 Tiết theo PPCT: 52 Ký duyệt: Làm văn: Đặc điểm của văn bản nói và văn bản viết A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Nắm được những đặc điểm khác nhau giữa VB nói và VB viết - Biết vận dụng kiến thức trên vào đọc - hiểu VB và làm văn - Tích hợp với VH và làm văn qua các bài đã học B. phương tiện thực hiện - SGK, SGV - Thiết kế bài học. C. CáCH THứC TIếN HàNH GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo , gợi tìm , kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới: Giao tiếp có thể tiến hành bằng những cách khác nhau như nói chuyện trực tiếp, điện thoại, viết thư. Nhìn chung lại, giao tiếp có thể tiến hành bằng cách nói hoặc viết. Theo đó, chúng ta có các văn bản nói và VB viết. Mỗi dạng đều có đặc điểm riêng cần nắm vững để tránh mắc lỗi. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I. Tìm hiểu chung 1. Khái niệm: ( HS đọc SGK) Thế nào là VB nói và VB viết? 2. Đặc điểm của VB nói và VB viết ( HS đọc SGK) VB nói có những đặc điểm gì? II. Luyện tập: 1. Bài tập 1 2. Bài tập 2: Có trường hợp VB nói vẫn được ghi lại bằng chữ viết. Đó là trường hợp nào? 3. Bài tập 3: ( ngược lại yêu cầu của bài 2) 4. Bài tập 4 ( Yêu cầu HS về nhà làm ) - VB nói là lời trò chuyện trong đời sống hàng ngày ở gia đình giữa con cháu với bố mẹ, ông bà ... ở nơi công cộng như trường học, nhà ga, bệnh viện, cửa hàng ... lời phát biểu ở các buổi phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng... là lời giảng bài trong các tiết học.. - VB viết là các VB ghi bằng chữ viết như thư từ, sách, báo , các VB hành chính pháp luật... - Ngôn ngữ của VB nói và VB viết có những đặc điểm riêng khác nhau, cần nắm vững để tránh nói như viết và viết như nói - VB nói có 3 đặc điểm cơ bản: + Dùng để giao tiếp với sự có mặt của người nói và người nghe là hình thức giao tiếp sống động, tự nhiên. + Sử dụng âm thanh và ngữ điệu làm phương tiện biểu hiện. Nó thường kèm theo các phương tiện phi ngôn ngữ : nét mặt, cử chỉ, dáng điệu... - Nên khả năng tác động gợi cảm thường mạnh mẽ hơn, trực tiếp hơn so với VB viết + Người nói thường sử dụng các yếu tố thừa, lặp từ , thủ pháp tỉnh lược, từ chêm xen ... nhằm nhấn mạnh nội dung để người nghe dễ nhớ - Văn bản viết có 4 đặc điểm: + Thực hiện bằng chữ viết ( chép, in, khắc)do đó lưu giữ lâu dài tới phạm vi người đọc rộng lớn + Không có người nghe, không sử dụng âm thanh vá các yéu tố phi ngôn ngữ nên Vb viết có hệ thống dấu câu, kí hiệu quy ước làm cho VB đầy đủ về ý nghĩa + Dùng để đọc nên VB viết có những từ ngữ đặc thù không có trong VB nói + Do yêu cầu diễn đạt sáng rõ, mạch lạc , VB viết có các kiểu câu dài, nhiều thành phần được kết nối chặt chẽ các từ quan hệ, VB thường tinh luyện, trau truốt. ND so sánh VB nói VB viết Về điều kiện sử dụng Người nghe có mặt trực tiếp Người nghe không có mặt trực tiếp Về phương tiện vật chất Dùng âm thanh và ngữ điệu, thường dùng kèm theo các phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ... Dùng kí hiệu, dấu câu, không dùng kèm theo phương tiện phi ngôn ngữ Về đặc điểm ngôn ngữ Sử dụng các yếu tố dư thừa, lặp các hình thức tỉnh lược, VB nói tự nhiên, ít trau chuốt Diễn đạt chặt chẽ với từ ngữ, quy tắc tạo câu. VB viết thường tỉnh lược trau chuốt - Đối thoại trong tác phẩm VH - Lời phát biểu của các nguyên thủ quốc gia - Lời phát biểu trong hội nghị, cuộc họp được ghi lại trong biên bản ( Chú ý : Ghi lại ở dạng viết VB có thể biến đổi đôi chút cho phù hợp với dạng viết) - Các bản tin được truyền đi qua phát thanh, truyền hình ( Chú ý : Khi trình bày ở dạng nói, VB viết cũng có thể biến đổi đôi chút cgo phù hợp với dạng nói, đặc biệt khi trình bày kèm theo các phương tiện phi ngôn ngữ )

File đính kèm:

  • doc28 dac diem VB noi va VB viet.doc