Giáo án Ngữ văn 10 Hoàng hạc lâu tống mạnh hạo nhiên chi quảng lăng

A/ TIỂU DẪN :

Sách giáo khoa trình bày những vấn đề gì ?

Giáo viên nhấn mạnh thêm :

1/ Về thơ Đường :

_ Vế kết cấu : có thể 4 phần : Đề, thực luận, kết

 Cũng có thể là nửa trên nửa dưới tuy theo nội dung của bài

_ Về luật thơ Đường, bài thơ mở đầu có tiếng thứ 2 là thanh bằng là luật bằng. Tiếng thứ 2 câu mở đầu là thanh trắc là luật trắc

_Về luật phối thanh : (theo hệ thống ngang _trong nội bộ câu thơ) Tiếng thứ 4 phải đối thanh với tiếng thứ 2 và 6 T >< B >< T hoặc B >< T >< B

_Về niêm ( có nghĩa là sự kết dính về thanh, giống nhau về thanh _ theo hệ thống dọc trong phạm vi cả bài ) xét ở tiếng thứ 2 của mỗi câu phải giống nhau về thanh.

Riêng đối với thơ bát cú : Câu 1 niêm với câu 8, câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 5, câu 6 niêm với câu 7.( Thơ tứ tuyệt không nói ở đây )

Về cách gieo vần Đối với thơ bát cú thường có 5 vần, cuối câu 1,2, 4, 6, 8

2/ Về tác giả :

Lý Bạch là người hào phóng, ghét cuộc đời tù túng trói buộc, vì vậy ông thích tìm tiên học đạo, sống ngao du , và chính ông đã chủ động xin ra khỏi triều đình sau ba năm sống mất tự do ở Tràng An. Tuy nhiên không thể nói là ông đã hoàn toàn đoạn tuyệt với công danh, với cuộc đời.Trên đường ngao du phiêu bạt, cứ mỗi lần về những chốn phồn hoa đeô hội, đặc biệt là Trường An, lòng nhà thơ lại trở nên nôn nao khó tả. Trong một bài thơ tiễn bận là Vi Bát về thủ đô, nhà thơ viết :

 Lòng ta gió hãy cuốn

 Treo lên cây Trường An

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2939 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Hoàng hạc lâu tống mạnh hạo nhiên chi quảng lăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoàng hạc lâu tống mạnh hạo nhiên chi quảng lăng A/ Tiểu dẫn : Sách giáo khoa trình bày những vấn đề gì ? Giáo viên nhấn mạnh thêm : 1/ Về thơ Đường : _ Vế kết cấu : có thể 4 phần : Đề, thực luận, kết Cũng có thể là nửa trên nửa dưới tuy theo nội dung của bài _ Về luật thơ Đường, bài thơ mở đầu có tiếng thứ 2 là thanh bằng là luật bằng. Tiếng thứ 2 câu mở đầu là thanh trắc là luật trắc _Về luật phối thanh : (theo hệ thống ngang _trong nội bộ câu thơ) Tiếng thứ 4 phải đối thanh với tiếng thứ 2 và 6 T >< B _Về niêm ( có nghĩa là sự kết dính về thanh, giống nhau về thanh _ theo hệ thống dọc trong phạm vi cả bài ) xét ở tiếng thứ 2 của mỗi câu phải giống nhau về thanh. Riêng đối với thơ bát cú : Câu 1 niêm với câu 8, câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 5, câu 6 niêm với câu 7.( Thơ tứ tuyệt không nói ở đây ) Về cách gieo vần Đối với thơ bát cú thường có 5 vần, cuối câu 1,2, 4, 6, 8 2/ Về tác giả : Lý Bạch là người hào phóng, ghét cuộc đời tù túng trói buộc, vì vậy ông thích tìm tiên học đạo, sống ngao du , và chính ông đã chủ động xin ra khỏi triều đình sau ba năm sống mất tự do ở Tràng An. Tuy nhiên không thể nói là ông đã hoàn toàn đoạn tuyệt với công danh, với cuộc đời.Trên đường ngao du phiêu bạt, cứ mỗi lần về những chốn phồn hoa đeô hội, đặc biệt là Trường An, lòng nhà thơ lại trở nên nôn nao khó tả. Trong một bài thơ tiễn bận là Vi Bát về thủ đô, nhà thơ viết : Lòng ta gió hãy cuốn Treo lên cây Trường An B/ Văn bản Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu Cô phàm viễn ảnh bích không tận Duy kiến trường giang Thiên tế lưu I/ Đọc - Hiểu ; Bạn từ lầu Hạc lên đường Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng Bóng buồm đã khuất bầu không Trông theo chỉ thây dòng sông bên trời Nghiên cứu thơ Đường, người ta có thể xem xét tuần tự theo bố cục đề thực luận kết hoặc nửa trên và nửa dưới. Vậy ở bài thơ thất ngôn tứ tuyệt này, căn cứ vào nội dung, chúng ta nên tiếp cận theo cách nào ? Cách 2 : Nửa trên và nửa dưới 1/ Hai câu đầu - Đọc ở hai câu đầu tác giả nêu nên vấn đề gì ? Cuộc tiễn đưa : Bài thơ mở đầu như một lời kể. Kể về cuộc tiễn đưa. Vậy cuộc tiễn đưa này được diễn ra ở đâu, vào thời gian nào, đối tượng đưa tiễn là ai ? Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu, cố nhân hướng về hướng tây giã từ lầu Hoàng Hạc. Như thế _ Nơi đưa tiễn là lầu Hoàng Hạc _ Thời gian đưa tiễn là Yên hoa tam nguyệt, một ngày tháng ba mùa hoa nở. _ Hướng đi tới là Há Dương Châu _ Đối tượng đưa tiễn là Cố nhân - Bạn xưa Nhưng hai câu thơ, không đơn thuần là việc thông báo về cuộc tiễn đưa. Mà ẩn sau nhưng câu chữ lạnh lùng ấy còn là cả một tình bạn thắm thiết chân thành Vậy một bạn hãy tìm cho cô những dấu hiệu tình cảm ấy được thể hiện qua hai câu thơ đầu ? + Cố nhân là bạn xưa , bạn cũ đáng trận trọng Nhưng bản dịch dùng chữ bạn không lột tả được hết ý nghĩa, đặc biệt là sắc thái biểu cảm của từ cố nhân. Cố là xưa, cũ nhưng nó còn ốgợi lên một sắc thái tình cảm nhớ nhung lưu luyến, nỗi bâng khuâng xa cách.( Có thể so sánh thêm với cố Quốc, cố đô, cố hương ). Nên cố nhân ố Hàm chứa nỗi bâng khuâng thầm kín. Nay cố nhân ấy “Tây từ Hoàng Hạc lâu”, người bạn cũ ấy hướng về phía tây giã từ lầu Hoàng Hạc. Vậy theo em hình ảnh Hoàng hạc lâu có thể hiểu theo những nghĩa nào ? + Hoàng Hạc lâu ố ta có thể hiểu theo nghĩa trực tiếp là lầu Hoàng Hạc cụ thể, là địa điểm đưa tiễn cụ thể . Nhưng ta cũng có thể hiểu theo nghĩa tượng trưng chỉ Lí Bạch. Cố nhân giã từ lầu Hoàng Hạc cũng chính là cố nhân giã từ Lí Bạch. Bản thân từ cố nhân – bạn cũ đã hàm chứa nỗi bâng khuâng lưu luyến . Nay bạn cũ ấy lại giã từ mình đi xa hỏi lòng thi sĩ không buồn sao được ố Tình cảm ấy, nỗi buồn ấy như được nhân lên. Câu thơ thứ hai có nhắc đến Há Dương Châu : Châu Dương xuôi dòng. Tức là cuộc chia tay được diễn ra ở bên sông. Nhưng cuộc chia tay nay không phải diễn ra ở bờ sông mà diễn ra ở lầu Hoàng Hạc . Vì sao vậy ?( ảnh ) Nói cách khác , tại sao tác giả không chọn địa điểm chia tay ở bờ sông mà lại chọn lầu Hoàng Hạc ? + Lầu thường có độ cao nhất định. Độ cao ấy dường như ố giúp tác giả kéo dài thêm thời gian được dõi theo chiếc thuyền chở bạn lên đường. Và cũng chính độ cao đó đã ố Mở rộng không gian để nỗi buồn chia li thêm mênh mang. Và cũng chính cái tâm sự gửi vào cảnh đó là điểm nối giữa hai câu trên và hai câu dưới tạo thành một chỉnh thể nghệ thuật. 2/ Hai câu sau : (ảnh) Cô phàm viễn ảnh bích không tận Duy kiến trường giang Thiên tế lưu Bóng buồm đã khuất bầu không Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời Hai câu sau của bài thơ, tác giả nêu nên vấn đề gì ? Nỗi lòng người tiễn đưa */ Nhận xét bản dịch ( ? ) _ Câu 3 +Cô phàm là bóng buồm lẻ loi cô độc. Người dịch mới ố dịch là bóng buồm. Như thế có nghĩa là mới dịch được từ phàm, ốmới nói được cảnh chứ chưa nói được tình. + Bích không tận nghĩa là khoảng không xanh vô tận- khoảng không xanh biếc. Dịch là Bầu khôngố mất chữ bích, mất cái màu xanh đầy gợi cảm Như vậy dịch giả đã biến câu thơ từ tả tình sang tả cảnh _ Câu 4 Duy kiến Trường giang thiên tế lưu. Nghĩa là chỉ thấy sông Trường giang chảy ở lưng trời. Như vậy người dịch thêm từ chỉ hành động “ trông theo” làm lộ ra cái ý của nhà thơ muốn diễn tả qua cảnh.( biến mất ) Sông Trường giang bao la bát ngát. Đời Đường, việc buôn bán trên sông diễn ra rất tấp nập. Dù ở bất kì thời điểm nào Trường giang cũng không thể chỉ có một chiếc thuyền. Thế mà nhà thơ chỉ thấy : */ Cô phàm : Một bóng buồm lẻ loi cô độc đưa tiễn bạn Vì sao vậy ? ố Sự cô độc trong tâm cảnh của kẻ đưa tiễn ố và nỗi buồn chia li lên đến đỉnh điểm. Nỗi buồn đau đó đủ làm mờ đi mọi diễn biến thật của cuộc sống xung quanh. Và lúc này đây toàn bộ trường nhìn vùng nhìn của tác giả bị hút vào một tiêu điểm duy nhất : Chiếc thuyền chở bạn. Tiêu điểm đó mờ dần, mờ dần biến thành phàm - bóng buồm. Rổi cả chiếc bóng đó cũng nhỏ dần, nhỏ dần mãi. Cuối cùng nó mất hút trong bầu trời xanh biếc - viễn ảnh bích không tận. Rõ ràng câu thơ không chỉ ốthông báo cho ta biết việc dịch chuyển sinh động của con thuyền mà quan trọng nó ốGiúp ta hình dung được một cặp mắt đang dõi theo bóng buồm. Và đằng sau bóng buồm ấy là cả ố một tâm hồn đa cảm, một tình bạn thắm thiết chân thành Và với tình cảm chân thành ấy, nhà thơ đã kết lại bài thơ :Duy kiến trường giang thiên tế lưu Em cảm nhạn như thế nào về hình ảnh thơ trên ? Nếu như câu 3 chữ “cô” nhấn mạnh sự chia cách của đôi bạn thân và làm nổi bật cái ái ngại của kẻ tiễn đưa thì ở câu 4 chữ */“ Duy kiến” - chỉ thấy lại như một sự khẳng đính sự thật về việc bạn đã ra đi Còn cố nhân thì đã thực sự “viễn ảnh bích không tận”, đã thực sự mất hút vào khoảng không xanh biếc. Giờ đây toàn bộ vùng nhìn của tác giả chỉ còn lại là sông Trường giang chảy hoài chảy mãi không thôi ở lưng trời.Và khi cánh buồn cô độc lẻ loi xa hút vào khoảng không xanh biếc thì nỗi buồn “chỉ thấy” Trường giang mà không thấy bạn cứ lớn dần, lớn dần, tràn ngập tâm hồn tác giả, lan toả ra cả thiên nhiên để hoà nhập vào cái màu xanh bao la bất tận kia vậy. Nên câu thơ còn là ố tâm trạng bàng hoàng thảng thốt đến sững sờ của nhà thơ trước sự thực cố nhân đã viễn ảnh bích không tận, bạn đã thực sự đã mất hút vào khoảng không xanh biếc. II/ Kết luận : 1/ Về nội dung: Qua phần đọc hiểu trên, các bạn cho cô biết bài thơ đề cập đến nội dung gì ? Tình bạn chân thành thắm thiết của nhà thơ qua buổi tiễn đưa 2/ Về nghệ thuật: Theo em ở bài thơ có giá trị nghệ thuật đặc sắc gì ? Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tả tình và tả cảnh. Bút pháp tả cảnh theo lối chấm phá của thơ Đường Hoàng hạc lâu Thôi Hiệu A/ tiểu dẫn: Trong phần tiểu dẫn, sách giáo khoa trình bày những vấn đề gì ? Tác giả Thôi Hiệu Số lượng tác phẩm Vị trí của bài thơ: hay nhất thời Đường B/ Văn bản : Hoàng Hạc lâu tức là lầu Hoàng Hạc. Hạc là loại chim to và quí Hạc vàng tượng trưng cho cái đẹp cái cao quí. Người cưỡi hạc vàng chỉ có thể là người nhẹ như người tiên. Tương truyềncó Phí Văn Vi từ một mỏm núi bên sông Trường Giang cưỡi hạc vàng lên tiên. Người đời sau gọi mỏm núi này là Hoàng Hạc Cơ và dựng lầu Hoàng Hạc để kỉ niệm sự tích này. Nhưng lúc này tác giả lên chơi thì người tiên và hạc vàng đã bay đi mất rồi, nơi đây chỉ còn lại là một di tích lịch sử Tích nhân dĩ thừa Hoàng Hạc khứ Hạc vàng ai cưỡi đi đâu Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản Hạc vàng đi mất từ xưa Bạch vân thiên tải không du du Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay Tình xuyên lịch lịch hán dương thụ Hán Dương sông tạnh cây bày Phương thảo thê thê Anh Vũ châu Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non Nhật mộ hương quan hà xứ thị Quê hương khuất bóng hoàng hôn Yên ba giạng thượng sử nhân sầu Trên song khói sóng cho buồn lòng ai I/ Đọc hiểu: Nghiên cứu thơ Đường, người ta có thể xem xét tuần tự theo bố cục đề thực luận kết hoặc nửa trên và nửa dưới. Vậy ở bài thơ thất ngôn tứ tuyệt này, căn cứ vào nội dung, chúng ta nên tiếp cận theo cách nào ? Cách 2 : Nửa trên và nửa dưới 1/ Bốn câu đầu - Đọc ở bốn câu đầu tác giả nêu nên vấn đề gì ? Cảnh tiên Theo luật thơ Đường, bài thơ mở đầu có tiếng thứ 2 là thanh bằng là luật bằng. Tiếng thứ 2 câu mở đầu là thanh trắc là luật trắc Về luật phối thanh : Tiếng thứ 4 phải đối thanh với tiếng thứ 2 và 6 T >< B Về niêm ( có nghĩa là sự kết dính về thanh, giống nhau về thanh ) xét ở tiêng thứ 2 của mỗi câu thì đối với thơ bát cú : Câu 1 niêm với câu 8, câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 5, câu 6 niêm với câu 7.( Thơ tứ tuyệt không nói ở đây ) Về cách gieo vần Đối với thơ bát cú thường có 5 vần, cuối câu 1,2, 4, 6, 8 Căn cứ vào luật phối thanh của thơ thất ngôn bát cú Đường luật, Em có nhận xét gì về thanh điệu của câu thơ thứ nhất ? Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ */ Câu 1 Nhẽ ra theo luật thơ phải là T- B - T . Tiếng thứ 4 phải ngược thanh với tiếng thứ 2 và thứ 6. Nhưng ở đây lại là B (nhân ) - B (thừa ) - T (hạc) . Chữ cuối lại không gieo vần.Như vậy ở câu thơ thứ nhất đã có sự ố Phá luật về thanh điệu, làm cho câu thơ có nhiều thanh bằng hơn, làm cho âm hưởng câu thơ nhẹ nhàng. Thêm vào đó, câu thơ lại được đặt dưới dạng câu hỏi ốDiễn tả nỗi buồn nuối tiếc, sự bàng hoàng thảng thốt trước hiện thực người tiên và hạc vàng đâu còn nữa. _Câu thơ dịch của Tản Đà Hạc vàng ai cưỡi đi đâu” cũng thật là thần tình. Ông không hề đánh mất mà ốchuyển trọn vẹn cái hay của câu thơ cả về tứ lẫn âm điệu. _Chữ đâu dùng để hỏi như một sự nuối tiếc, như một sự thảng thốt kiếm tìm hạc vàng và người tiên như còn ngân vang mãi trong lòng người đọc. */Sang câu 2 : Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu – Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.Câu thơ tiếp tục phát triển ý thơ của câu thứ nhất :( Người tiên và hạc vàng đã bay đi rồi ) nay nơi đây chỉ còn trơ lại lầu Hoàng Hạc. Em cảm nhận câu thơ trên như thế nào ? _ Dư nghĩa là đủ, thừa được dịch là còn _ Không có nghĩa là có nhưng trống rỗng, có vỏ mà không có ruột, được dịch là trơ ( có thể liên hệ thêm với nhãn trơ ). _ Không lâu : Nghĩa là ố lầu rỗng, có khung lầu nhưng không có ruột lầu (không có người tiên và hạc vàng ). Không - trơ còn ốgợi ra thế đứng trơ trọi một mình xung quanh không có gì. ốCách dùng từ của tác giả thật chính xác, độc đáo gợi ra được sự cô đơn, cô đôc của lầu Hoàng Hạc nơi cõi trần. - Và như thế nhà thơ đã tạo ra được sự đối lập giữa câu 1 > < câu 2, Hạc vàng ai cười đi đâu > < Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ Người tiên - chim hạc đi đâu> < Lầu còn trơ Mất > < Còn Quá khứ > < Hiện tại. Trong thơ Đường không đặt ra yêu cầu đối giữa câu phá đề và câu thừa đề (1và 2). Nên đây là một ốsự sáng tạo độc đáo của tác giả nhằm làm nổi bật cái hiện thực khiến con người cảm thấy ngậm ngùi nuối tiếc trước cảnh đó mà người tiên và chim hạc ở đâu. Tóm lại câu thơ thứ 2 vẫn tiếp tục phát triển mạch thơ của câu 1. Cảm xúc bàng hoàng đến ngơ ngẩn tiếp tục được tô đậm thông qua những suy tưởng về quá khứ và hiện tại giữa còn và mất. Nhà thơ đang ngậm ngùi nuối tiếc người tiên và chim hạc cũng có nghĩa là nhà thơ đang hoài vọng về cái đẹp đã qua */Sang câu 3 và 4 : Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản< Bạch vân thiên tải không du du - Hạc vàng đi mất từ xưa, Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay Em có nhận xét gì về thanh điệu của 2 câu thơ trên ? Một lần nữa ta lại thấy âm điệu của 2 câu thơ không bình thường.ở _ Câu 3 đã có sự ố Phá luật về thanh điệu, 6/7 là thanh trắc làm cho âm điệu câu thơ không nhẹ nhàng mà ố nó đanh chắc như một sự choàng tỉnh của nhà thơ trước hiện thực đau đớn : hạc vàng đã bay đi từ lâu rồi và không bao giờ trở lại. _Từ hạc vàng được ố láy lại như ố nhấn mạnh sự nuối tiếc quá khứ . _ Nếu câu 3 hầu như toàn thanh trắc thì ở câu 4 lại phần lớn là thanh bằng : Bạch vân thiên tải không du du ố 5/7 thanh bằng, đặc biệt là 3 thanh bằng liên tiếp ở cuối câu : không du du ố tạo âm điệu êm dịu nhẹ nhàng diễn tả cảm giác chơi vơi lơ lửng. Hình như con mắt và tâm hồn nhà thơ đang chơi vơi lơ lửng cùng đám mây trắng kia để cố tìm, cố nhìn xem chim hạc ở đâu nhưng không thấy. Mây và chim vốn gắn bó với nhau. Thế mà giờ đây chim hạc thì đã bay đi mất từ lâu rồi chỉ còn mây trắng nghìn năm vẫn “không du du” vẫn còn bay chơi vơi một mình (mà không có chim bay cùng ), nên - Chữ không vẫn có nghĩa là ốcó nhưng trống rỗng ( có mây mà không có chim hạc ), và một lần nữa ốnhấn mạnh sự thật đau đớn ốCâu 3,4 hướng tới mối quan hệ giữa cái vô cùng vô hạn (từ xưa, nghìn năm ) đối lập ( >< ) với cái hữu hạn ( hạc vàng, mây trắng ) thể hiện một sự băn khoăn trăn trở mang đậm màu sắc triết lí của nhà thơ. Đám mây trắng kia là của hôm nay hay từ nghìn xưa ? Hạc vàng bay đi rồi trở lại hay mãi mãi không bao giờ trở về ! Tóm lại 4 câu thơ đầu có sự đan xen giữa cảnh vật và cảm xúc, giữa tả thực và suy tưởng, giữa quá khứ và thực tại. Câu 1,và 3 là quá khứ hư ảo. Câu 2 và 4 là thực tại nhưng trong mơ. Cảnh không một tiếng động, thời gian và không gian có phần lạnh lẽo. Song từ những câu thơ trên, ta lại có cảm giác dường như có một người vô hình đang đứng giữa thiên nhiên trơ trọi lẻ loi, giữa còn và mất, giữa vô hạn và hữu hạn, giữa quá khứ và thực tại để quan sát để suy tư. Bức tranh tiên cảnh nhưng có phần nào đó thực bởi có con người. Hư ảo mà thực, thực mà hư ảo đó chính là bút pháp lãng mạn trữ tình của Thôi Hiệu. 2/ Bốn câu sau : Bốn câu sau của bài thơ, tác giả nêu nên vấn đề gì ? Nếu như 4 câu đầu hướng người đọc tới cảnh tiên thì 4 câu sau lại đưa người đọc trở về với cảnh thực và tình cảm quê hương của tác giả. a/ Cảnh thực Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ Hán Dương sông tạnh cây bày Phương thảo thê thê Anh Vũ châu Bãi xa Anh vũ xanh dày cỏ non Tại sao ta lại noi cảnh ở hai câu thơ trên là cảnh thực ? Cảnh thực bởi : _ Tình xuyên lịch lịch ố có lòng sông in bóng hàng cây Phương thảo thê thê ố Bãi cỏ thơm xum xuê mơn mởn. Các thi nhân xưa thường tả cảnh theo công thức ước lệ tượng trưng. Nhưng Thôi Hiệu đã tái hiện được trong thơ của mình một ố bức tranh thiên nhiên với cảnh sắc tươi tắn bình dị và đầy sức sống. Điều đó chứng tỏ óc quan sát tinh tế của nhà thơ Cảnh thực còn bởi nó có địa danh cụ thể _ Hán Dương, Anh Vũ ố Địa danh có thật gần sông Trường Giang. Đó là những di tích xa xưa mà gần gũi với cuộc sống đời thường Như vậy ở hai câu này có sự đối rất chỉnh,. Nhịp điệu khác hẳn với 4 câu trước, mất cảm giác u hoài. Cảnh vật tuy vẫn vắng lặng, không một tiếng động nhỏ nhưng đã bừng sáng đầy sức sống ( Thê thê – xum xuê mơn mởn ). Điều đó chứng tỏ ố Lãng mạn nhưng không thoát li, u hoài nhưng không cực đoan, buồn nhưng không bi luỵ. b/ Tình cảm quê huơng của tác giả : */ Câu 7 : Nhật mộ hương quan hà xứ thị Nhật mộ là chiều tối. Hà xứ thị là tự hỏi. Cả câu thơ có nghĩa là : Trời tối rồi, tự hỏi không biết quê hương ở phía nào ? Ta có cảm tưởng, nhà thơ đang ngắm nhìn cảnh vật, đang thả hồn mình theo mây trời cây cỏ với nỗi buồn nhớ tiếc mênh mang. Tối rồi nhà thơ mới giật mình trở về với cuộc sống thực tại, với cảm xúc của một lữ khách tha hương.Câu thơ là một ố Câu hỏi ố Diễn tả sự giật mình thảng thốt trước nỗi nhớ quê da diết */ Câu 8 : Yên ba giang thượng sử nhân sầu Yên là khói, ba là sóng dịch là khói sóng. Chiều tối, sương phủ xuống. Những hạt nước li ti là là trên mặt sông tạo thành một lớp mờ mờ ảo ảo như khói . Từ hình ảnh sương khói, khói sóng ấy nhà thơ liên tưởng tới khói lam chiều thường vấn vương trên những mái bếp thân thương, gợi nhớ tới những bữa cơm ấm cúng sum họp gia đình sau một ngày lao động vất vả . Và hàng trăm nay sau, trước cảnh mênh mông rợn ngợp của sóng nước tràng giang, Huy Cận cũng có một cảm xúc tương tự như vậy : Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà _ Nên khói sóng , ốđó là hình ảnh gắn bó với quê hương gợi nhớ đến quê hương. Nhất là đối với những người lữ thứ tha hương đang lẻ loi một mình giữa cảnh trời đất bao la bát ngát thì hình ảnh khói sóng ấy càng làm cho ốnỗi nhớ quê hương trở nên da diết mãnh liệt mà sâu lắng. Như vậy thoát khỏi nỗi buồn của quá khứ, tác giả lại rơi vào nỗi buồn thực tại. Song cáo cái khác là nỗi buồn trước là nỗi buồn hoài vọng cái đẹp, mơ hồ thì ở đây là nỗi buồn nhớ quê hương,ố một nỗi buồn rất thực, nỗi buồn gần gũi với con người. _Kết thúc bài thơ là chữ sầu kết hợp với 3 thanh bằng ở trên ( lâu du châu ) ốtạo âm hưởng chủ đạo êm êm dịu nhẹ cho cả bài thơ ố diễn tả nỗi sầu triền miên bất tận trước cảnh trời đất bao la mây khói mịt mù của lữ khách xa nhà II/ Kết luận 1/ Về nội dung : Nỗi lòng nuối tiếc quá khứ và tình cảm quê hương trong sáng mãnh liệt của tác giả. 2/ Về nghệ thuật : _ Bài thơ có những đặc điểm nghệ thuật độc đáo thể hiện tài năng của tác giả : Gieo vần, điệp ngữ, phá luật, nghệ thuật tả cảnh _ Bài thơ đặt ra nhiều mối quan hệ trong thơ cổ : quá khư và hiên tại; hưu hạn và vô hạn; cảnh và tình _ Bài thơ không chỉ là kiệt tác của Thôi Hiệu mà còn là tác phẩm nổi tiếng nhất thời Đường

File đính kèm:

  • docHoang hac lau tong manh hao nhien chi quang lang.doc