Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao TIẾT 10- Đẻ đất đẻ nước (Trích sử thi “Đẻ đất đẻ nước”)

A. mục tiêu bài học

Giúp HS:

1. Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa của đề tài chiến tranh và chiến công của người anh hùng trong đoạn trích.

2. Kĩ năng:Nắm được một số đặc điểm nghệ thuật của sử thi anh hùng.

3. Thái độ, tình cảm: Có cái nhìn toàn diện hơn về văn học dân gian Việt Nam. Trân trọng những giá trị văn học truyền thống.

B. Phương pháp:GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

 C. Phương tiện dạy học.

1.gv: SGK + SGV + giáo án.

2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn .

D. Tiến trình lên lớp

1. Kiểm tra bài cũ:(5). kt miệng .

a. Câu hỏi:

?Cuộc chiến của Đam Săn nhằm giành lại vợ, bảo vệ hạnh phúc gia đình nhưng cuộc chiến đó có ý nghĩa như thế nào đối với cộng đồng ngoài ý nghĩa riêng của người anh hùng Đam Săn? Nét đặc sắc của nghệ thuật sử thi trong đoạn trích?

b. Trả lời:

- Sự kiện trung tâm trong tác phẩm Đăm Săn là chiến đấu giành lại vợ, bảo vệ hạnh phúc gia đình của người anh hùng từ trong tay một tù trưởng thù địch. Song đòi lại vợ chỉ là cái cớ làm nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến cuộc chiến tranh mở rộng bờ cõi làm nổi uy danh của cộng đồng. Thắng hay bại của người anh hùng sẽ có ý nghĩa quyết định tất cả.

- Nghệ thuật của sử thi là cách nói phóng đại, giàu liên tưởng so sánh âm điệu của sử thi là âm điệu hào hùng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 9749 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao TIẾT 10- Đẻ đất đẻ nước (Trích sử thi “Đẻ đất đẻ nước”), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 20/9 Giảng ngày: 22/9 TIẾT: 10, Môn : Đọc thêm: Đẻ đất đẻ nớc (Trích sử thi “Đẻ đất đẻ nớc”) A. mục tiêu bài học Giúp HS: 1. Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa của đề tài chiến tranh và chiến công của người anh hùng trong đoạn trích. 2. Kĩ năng:Nắm được một số đặc điểm nghệ thuật của sử thi anh hùng. 3. Thái độ, tình cảm: Có cái nhìn toàn diện hơn về văn học dân gian Việt Nam. Trân trọng những giá trị văn học truyền thống. B. Phương pháp:GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. C. Phương tiện dạy học. 1.gv: SGK + SGV + giáo án. 2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn . D. Tiến trình lên lớp 1. Kiểm tra bài cũ:(5’). kt miệng . a. Câu hỏi: ?Cuộc chiến của Đam Săn nhằm giành lại vợ, bảo vệ hạnh phúc gia đình nhưng cuộc chiến đó có ý nghĩa như thế nào đối với cộng đồng ngoài ý nghĩa riêng của người anh hùng Đam Săn? Nét đặc sắc của nghệ thuật sử thi trong đoạn trích? b. Trả lời: - Sự kiện trung tâm trong tác phẩm Đăm Săn là chiến đấu giành lại vợ, bảo vệ hạnh phúc gia đình của người anh hùng từ trong tay một tù trưởng thù địch. Song đòi lại vợ chỉ là cái cớ làm nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến cuộc chiến tranh mở rộng bờ cõi làm nổi uy danh của cộng đồng. Thắng hay bại của người anh hùng sẽ có ý nghĩa quyết định tất cả. - Nghệ thuật của sử thi là cách nói phóng đại, giàu liên tưởng so sánh âm điệu của sử thi là âm điệu hào hùng. 2. Giới thiệu bài mới:(1’) Đến với đồng bào Mường thuộc miền Tây tỉnh Thanh Hoá và địa bàn tỉnh Hoà Bình trong những ngày lễ hội hoặc những lần gia đình đồng bào có tang, ta đều thấy thầy mo (thầy cúng) đọc (kể) “đẻ đất đẻ nước”. Nghi lễ ấy nh muốn nhắc con cháu đời sau ghi nhớ quá trình hình thành vũ trụ, con người và muôn loài vật. Sự khai thiên lập địa, cha ông đã sống như thế nào,… đã được thể hiện trong sử thi thần thoại “Đẻ đất đẻ nước”. 3. Nội dung: T0 HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS Kiến thức cần đạt 5’ 10’ 8’ 7’ ?Tiểu dẫn SGK trình bày nội dung gì? ?Đoạn trích nói về thuở ban đầu khi thế giới còn là khối hỗn mang ... Những cái chưa có được kể ra trong đoạn trích này là những gì? Hãy phân tích những cái chưa có đó và đặt tên cho từng loại? ?Chưa có không đơn thuần là chưa xuất hiện mà còn có nghĩa là chưa hoàn chỉnh ... Hãy thống kê tất cả các vật, các loài mà sự xuất hiện, sự hình thành yêu cầu phải có các điều kiện trên? ?Cách nói “chưa có” trên thể hiện quan niệm gì của người Mường? Hs đọc sgk, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Hs tự đọc sgk Hs đọc sgk, suy nghĩ và trả lời câu hỏi, ghi ra vở , sau 5’ trình bày ý kiến trước lớp cùng thảo luận. Hs đọc sgk, suy nghĩ và trả lời câu hỏi, ghi ra vở, sau 3’ trình bày ý kiến trước lớp và cùng thảo luận. Hs đọc sgk, suy nghĩ và trả lời câu hỏi, ghi ra vở, sau 3’ trình bày ý kiến trước lớp và cùng thảo luận. I. Tiểu dẫn - Giới thiệu vài nét về sử thi thần thoại “Đẻ đất đẻ nước” + Tác phẩm đồ sộ dài 8503 câu thơ. Sưu tầm ở Thanh Hoá. + Đây là sản phẩm tinh thần, nhận thức của đồng bào Mường sống ở miền tây Thanh Hoá và ở tỉnh Hoà Bình. + Đây là sự tập hợp hệ thống những thần thoại và truyền thuyết của dân tộc Mường thành pho lịch sử về sự hình thành vũ trụ muôn loài và con ngời theo quan niệm của người xưa. II. Giải nghĩa các từ khó (SGK) III. Giá trị đoạn trích 1. Những cái chưa có trong vũ trụ, trời đất. - Năm câu đầu: “Ngày xưa sinh đời trước … ngọn cỏ xanh xanh”. Đây là quan niệm của người Mường về vũ trụ. Đó là thời kì trời đất còn mù mịt cha phân định. - Từ câu: “Chưa có nước sông quanh mỏ vận, đến “Ngó lên trông xuống còn nên tịn vịn”. Tác giả khằng định chưa có nước và đất. Hai yếu tố duy trì sự sống. Nhờ hai yếu tố này mà con người và muôn loài mới tồn tại. - Từ “Móc muốn dậy” đến “nhưng cha nên leo đất leo nước”. Người Mường cổ khẳng định chưa có các loại cây cối sinh vật trên mặt đất. - Các câu còn lại khẳng định chưa có muôn loài vật và con ngời. Đặc biệt chú ý về từ chưa có. Hai tiếng chưa có xuất hiện liên tiếp và tạo thành một hệ thống. 2. Sự hoàn thiện. - Đó là chưa hoàn chỉnh về loài sinh vật: Cau muốn dậy nhưng chưa có mo ne Móc muốn dậy nhưng chưa có buồng Bứng muốn dậy nhưng chưa có buồng - Chưa có tiền đề cho sự hình thành. Kim muốn dậy nhưng chưa có thép Hàng cây muốn dậy nhưng chưa có tay Hàng mai muốn dậy nhưng chưa có móng - Chưa có đủ hệ thống: Trâu muốn dậy nhưng chưa có bò Khiêng cơm muốn dậy nhưng chưa có khiêng rợu Khỉ muốn dậy nhưng chưa có đồi út đồi U. 3. Quan niệm của con người. - Tác giả sử thi đã hình dung sự hình thành thế giới theo quan niệm hết sức giản đơn, chưa mang ý nghĩa nhận thức khoa học mà thực chất là sự lí giải tự phát, mang tính tín ngưỡng. Tuy nhiên, gắn với đặc trưng nghệ thuật của sử thi thần thoại, quan niệm ấy phản ánh cái nhìn hồn nhiên, và mặt khác cũng đã cho thấy sự nhận thức về tính hoàn chỉnh, quá trình, hệ thống của thế giới. Trong con mắt của tác giả sử thi, tất cả đều trong một khối hỗn mang, kể cả con người. 4. Củng cố, luyện tập: . Gv khái quát kt cơ bản. ? Đánh giá và suy nghĩ của em về giá trị nội dung của tác phẩm? Cảm nhận của em về cách giảI thích của người Mường xưa? - Tuỳ hs, gv điều chỉnh bổ sung. E. Hướng dẫn học bài : - Học vở ghi: nắm vững kiến thức vở ghi. - Đọc sgk củng cố kiến thức đó học. - Hoàn thiện các bài tập. - Đọc trước sgk bài: Văn bản văn học - Thế nào là văn bản văn học được hiểu theo nghĩa rộng? Cho ví dụ. Thế nào là văn bản văn học hiểu theo nghĩa hẹp?cho vd? Tính hình tượng của ngôn ngữ trong văn bản văn học có đặc điểm gì? Giờ sau học làm văn.

File đính kèm:

  • doctiet 10.doc