Giáo án Ngữ văn 9- Hương sơn phong cảnh ca_ chu mạnh trinh

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả: Chu Mạnh Trinh (1862-1905)

- Hiệu là Trúc Vân.

- Quê ở Hưng Yên.

- Đỗ Tiến sĩ 1892

- Là người tài hoa, thạo đủ cầm, hì, thi, họa, nổi tiếng về thư pháp và kiến trúc.

2. Bài thơ

- Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ có thể được sáng tác khi tác giả tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn.

- Thể loại: HÁT NÓI.

 Hương Sơn (còn gọi là chùa Hương): Là quần thể danh thắng, di tích bao gồm nhiều suối, chùa, hang động lớn nhỏ khác nhau thuộc huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây.

 3. Bố cục: Bài thơ có thể chia làm ba phần:

- 4 câu đầu: giới thiệu bao quát cảnh Hương Sơn.

- 12 câu tiếp: Tả cảnh Hương Sơn

- 3 câu cuối: Suy niệm của nhà thơ trước cảnh Hương Sơn.

II. NỘI DUNG BÀI THƠ

1.Cảnh đẹp Hương Sơn:

 

“Bầu trời cảnh bụt”

- Bầu trời: cảnh thật

- Cảnh bụt: cảnh nửa thực nửa ảo.

=> Câu thơ ngắn đặc biệt: Như là lời giới thiệu, gợi mở một miền non nước, một không gian rộng lớn với những cảnh sắc thấm đẫm thiền vị. Gợi không khí tâm linh.

 

“Kìa non non, nước nước, mây mây

“Đệ nhất động” hỏi là đây có phải ?”

 

- Lời thơ như phảng phất một sự bỡ ngỡ kì thú của nhà thơ. Những điệp từ nối nhau vẽ nên sự trùng điệp, mênh mông của cảnh vật, bộc lộ sự rạo rực háo hức bên trong của lòng người.

- “Đệ nhất động” hỏi là đây có phải ?” – Đã biết rồi mà như vẫn ngỡ ngàng trước cảnh non nước trời mây. Câu thơ là một câu hỏi tu từ, bộc lộ niềm ao ước bấy lâu nay được thỏa, đồng thời khẳng định vẻ đẹp tuyệt đỉnh của Hương Sơn.

 Thông tin bổ sung: Câu “Nam thiên đệ nhất động” do chúa Trịnh Sâm đề tặng.

 “ Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái,

 Lững lờ khe Yến cá nghe kinh.

 Vẳng bên tai một tiếng chày kình,

 Khách tang hải giật mình trong giấc mộng”

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4479 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9- Hương sơn phong cảnh ca_ chu mạnh trinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH CA Chu Mạnh Trinh I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả: Chu Mạnh Trinh (1862-1905) - Hiệu là Trúc Vân. - Quê ở Hưng Yên. - Đỗ Tiến sĩ 1892 - Là người tài hoa, thạo đủ cầm, hì, thi, họa, nổi tiếng về thư pháp và kiến trúc. 2. Bài thơ - Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ có thể được sáng tác khi tác giả tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn. - Thể loại: HÁT NÓI. Hương Sơn (còn gọi là chùa Hương): Là quần thể danh thắng, di tích bao gồm nhiều suối, chùa, hang động lớn nhỏ khác nhau thuộc huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây. 3. Bố cục: Bài thơ có thể chia làm ba phần: - 4 câu đầu: giới thiệu bao quát cảnh Hương Sơn. - 12 câu tiếp: Tả cảnh Hương Sơn - 3 câu cuối: Suy niệm của nhà thơ trước cảnh Hương Sơn. II. NỘI DUNG BÀI THƠ 1.Cảnh đẹp Hương Sơn: “Bầu trời cảnh bụt” - Bầu trời: cảnh thật - Cảnh bụt: cảnh nửa thực nửa ảo. => Câu thơ ngắn đặc biệt: Như là lời giới thiệu, gợi mở một miền non nước, một không gian rộng lớn với những cảnh sắc thấm đẫm thiền vị. Gợi không khí tâm linh. “Kìa non non, nước nước, mây mây “Đệ nhất động” hỏi là đây có phải ?” - Lời thơ như phảng phất một sự bỡ ngỡ kì thú của nhà thơ. Những điệp từ nối nhau vẽ nên sự trùng điệp, mênh mông của cảnh vật, bộc lộ sự rạo rực háo hức bên trong của lòng người. - “Đệ nhất động” hỏi là đây có phải ?” – Đã biết rồi mà như vẫn ngỡ ngàng trước cảnh non nước trời mây. Câu thơ là một câu hỏi tu từ, bộc lộ niềm ao ước bấy lâu nay được thỏa, đồng thời khẳng định vẻ đẹp tuyệt đỉnh của Hương Sơn. Thông tin bổ sung: Câu “Nam thiên đệ nhất động” do chúa Trịnh Sâm đề tặng. “ Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái, Lững lờ khe Yến cá nghe kinh. Vẳng bên tai một tiếng chày kình, Khách tang hải giật mình trong giấc mộng” - Đảo ngữ + nhân hóa: Nhấn mạnh vẻ sinh động của cảnh vật. - Con người và cảnh vật, tất cả đã đắm chìm trong không khí tâm linh nơi đất Phật. Mọi âm thanh của thế tục đều lắng xuống, nhường chỗ cho những âm thanh đầy ắp vi thiền: thỏ thẻ chim cúng trái, tiếng kinh, tiếng chày kình(tiếng chuông chùa). Vẻ đẹp thanh khiết giúp con người rũ sạch ưu phiền, bụi bặm của cuộc đời trần thế để tìm được khoảnh khắc thanh thản trong tâm hồn. - “Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng ... Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt” - Với nghệ thuật điệp ngữ và cách liệt kê: này suối, náy chùa, này hang, này động đã vẽ ra trước mắt người đọc một quần thể cảnh vật phong phú với những cảnh đẹp của thiên nhiên hoặc do con người xây cất. - Nhịp thơ khoan thai song liền mạch thể hiện sự sảng khoái của du khách. Càng đọc, hình ảnh người du khách càng như mờ đi, hòa vào cảnh vật để thưởng ngoạn, chiêm ngưỡng. - Ở những câu tiếp theo, màu sắc và đường nét cụ thể cảu cảnh vật mới được xuất hiện trực tiếp. “ Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt”, “Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt”, “Gập gềnh mấy lối uốn thang mây”. 2. Suy niệm của nhà thơ - Câu thơ “Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay” diễn tả niềm ao ước được tìm đến, được chiêm ngưỡng thiên nhiên. - Câu thơ “Chừng giang sơn còn đợi ai đây” – Thiên nhiên như cũng đang ngóng đợi tri âm => Người và cảnh hô ứng. - Câu thơ “Càng trông phong cảnh càng yêu” là sự đắm chìm, hòa quyện của con người vào thiên nhiên, rộng ra là tình yêu quê hương đất nước. Điệp từ “càng” nhấn mạnh thêm tình yêu ấy. - Bài thơ phảng phất vẻ đẹp lãng mạn, rất khác với bút pháp tả cảnh ngụ tình thường thấy trong văn học Trung đại. III. NGHỆ THUẬT Ngoài các biện pháp nghệ thuật đã phân tích ở trên, tác giả còn sử dụng một số biện pháp nghệ thuật đặc sắc sau” - Tả không gian: + Từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể. + Không gian nhiều tầng, cao thấp trập trùng. - Tả âm thanh: Thỏ thẻ(tiếng chim), thoảng(tiếng chày kình), niệm... => Âm thanh làm nổi bật không khí tĩnh lặng, thiêng liêng - Tả màu sắc: + Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt + Trong hang lồng bóng trăng (Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt) + Đường lên Hương Sơn gập ghềnh uốn lượn, có mây phủ như thang mây... ( Gập gềnh mấy lối uốn thang mây) => Màu sắc vừa lộng lẫy vừa cách điệu làm nổi bật vẻ mỹ lệ của cảnh vật.

File đính kèm:

  • docHUONG SON PHONG CANH CA.doc