A. mục tiêu bài học: Giúp HS:
1. Kiến thức: Nắm được nghĩa rộng và nghĩa hẹp của khái niệm văn bản văn học. Nắm chắc đặc điểm của văn bản văn học về ngôn từ, hình tượng để hiểu đwợc ý nghĩa văn bản, cá tính sáng tạo của nhà văn.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng kiến thức vào đọc - hiểu văn bản văn học.
3. Thái độ, tình cảm: Cẩn trọng và có định hướng tốt khi đọc hiểu tác phẩm văn học.
B. Phương pháp
GV tổ chức giờ dạy học theo cách nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
C. Phương tiện dạy học.
1.GV: SGK + SGV + giáo án.
2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.
D. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ: không.
2. Giới thiệu bài mới(1): Tìm hiểu văn bản văn học tiếp phần trước.
3. Nội dung:
II. Đặc điểm của văn bản văn học
3. Đặc điểm về ý nghĩa
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2117 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao Tiết 15- Văn bản văn học ( tiết 2 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày 26/9/2007 Giảng ngày 28/9/2007
TIẾT: 15 Môn : Làm Văn.
Văn bản văn học
( Tiết 2 )
A. mục tiêu bài học: Giúp HS:
1. Kiến thức: Nắm được nghĩa rộng và nghĩa hẹp của khái niệm văn bản văn học. Nắm chắc đặc điểm của văn bản văn học về ngôn từ, hình tượng để hiểu đwợc ý nghĩa văn bản, cá tính sáng tạo của nhà văn.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng kiến thức vào đọc - hiểu văn bản văn học.
3. Thái độ, tình cảm: Cẩn trọng và có định hướng tốt khi đọc hiểu tác phẩm văn học.
B. Phương pháp
GV tổ chức giờ dạy học theo cách nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
C. Phương tiện dạy học.
1.GV: SGK + SGV + giáo án.
2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.
D. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ: không.
2. Giới thiệu bài mới(1’): Tìm hiểu văn bản văn học tiếp phần trước.
3. Nội dung:
II. Đặc điểm của văn bản văn học
3. Đặc điểm về ý nghĩa
T0
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
Kiến thức cần đạt
?Phần 3 SGK trình bày những nội dung gì, em hãy nêu một cách khái quát nội dung ấy?
4 tổ 4 nhóm thảo luận cử đại diện trình bày trước lớp.
a) Đặc điểm thứ ba của văn bản văn học là đặc điểm về ý nghĩa.
Hình tượng văn học bao gồm về con người, sự vật, cảnh tượng thiên nhiên. ý nghĩa của hình tượng là ý nghĩa của đời sống mà nhà văn gợi lên qua hình tượng. ý nghĩa ấy không khô khan trừu tượng.
Ví dụ:
Nhà ai mới nhỉ tờng vôi trắng
Thơm phức mùi tôm nặng mấy nong
Ngồn ngộn sân phơi khoai dát nắng
Giếng vờn ai vậy nớc khơi trong.
“Tờng vôi trắng”, “mấy nong tôm”, màu trắng của khoai phơi đợc nắng, giếng trong, vờn tơi tốt ... tất cả là hình tợng biểu hiện vẻ đẹp của cuộc đời mới. Cuộc sống mới ở nông thôn. Nó gợi cho ngời đọc thêm yêu, thêm quý và gắn bó với cuộc sống của mình.
b) ý nghĩa của hình tượng thể hiện qua nhân vật, sự kiện, cảnh vật, chi tiết, qua sự sắp xếp, cách sử dụng ngôn từ trong văn bản.
+ Kết thúc có hậu trong truyện cổ tích ý nghĩa của nó thể hiện quan niệm của nhân dân về lí tởng, về cái thiện. Đó là ước mơ đổi đời, cái thiện thắng cái ác, oán trả, nghĩa đền.
+ Nếu truyện cổ tích cũng như truyện thơ kết thúc bằng sự đau thương thì ý nghĩa của nó là sự lên án, tố cáo cái ác, cái xấu đè nặng lên kiếp sống con người. Ta xét thêm đoạn thơ này.
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng
Hình ảnh “Tay nắm chặt bông” nói với người đọc nội dung của chính nó. Đó là cái chết của Lượm. Em ngã xuống trên cánh đồng lúa đang thời kì ngậm hạt “Thơm mùi sữa”. Linh hồn bé bỏng ấy đã bay đi. Song ý nghĩa của nó lại mang đến vẻ đẹp. Nhà thơ đặt cái chết bên sự sinh sôi và phát triển để khẳng định cái chết ấy là bất tử.
c) ý nghĩa hình tượng do ngôn ngữ tạo ra trong văn bản văn học gồm năm nét nghĩa.
+ Đề tài Phạm vi cuộc sống được miêu tả có ý nghĩa gì?
+ Chủ đề Nội dung cuộc sống được miêu tả có ý nghĩa gì?
+ Cảm hứng chủ đạo Tình cảm chủ yếu trong văn bản có ý nghĩa gì?
+ Sắc điệu thẩm mĩ trong văn bản có ý nghĩa gì?
+ Tính triết lí nhân sinh Thể hiện quan niệm về cuộc đời con người có ý nghĩa gì?
Ngoài chứng minh của (SGK), chúng ta hãy tìm ý nghĩa qua các lớp nội dung của văn bản văn học. Ví dụ bài thơ “ánh trăng” của Nguyễn Duy.
Đề tài Viết về cuộc sống của ngời lính cả về quá khứ và hiện tại.
Chủ đề Bài thơ nh một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời ngời lính và của cả mọi người, gắn bó với thiên nhiên, đất nước, con người. Đồng thời bài thơ nhắc nhở, củng cố thái độ sống ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ.
- Cảm hứng chủ đạo Tình yêu giữa con người với thiên nhiên, đất nước, với con người và tấm lòng độ lượng, vị tha.
- Cái đẹp của ân tình, ân nghĩa trong quá khứ và hiện tại qua những lời hồi tưởng và tự nhắc.
- Tính triết lí người ta phải biết sống có đạo lí. Đó là tấm lòng thuỷ chung. Đừng vội quên đi quá khứ gian khổ. Sống sung sớng, nhàn hạ đừng quên và phủ nhận những ngày nhạt muối, vơi cơm. Mặt khác đề cao lòng vị tha “Trách chi người vô tình”.
Năm lớp nội dung trên đây tập trung lại mang đến ý nghĩa cho người đọc: Cuộc sống quá khứ và hiện tại của con người đẹp lắm. Đó là mối quan hệ với thiên nhiên, đất nước, với con người. Xin đừng phủ nhận quá khứ:
Cái quá khứ không đem mà ăn được
Nhưng con người lại chẳng thể nguôi quên.
Bởi quá khứ “có những điều đốt mãi chẳng thành tro”. Dẫu ai đó vô tình đem đốt quá khứ, coi quá khứ như “người dưng qua đường” thì hãy soi, hãy ngắm lại mình, cân nhắc lại đạo lí sống sao có thuỷ, có chung. Bài thơ mở ra một con đường cho những ai trót vô tình, vô nghĩa.
4. Đặc điểm về cá tính sáng tạo của nhà văn
?Em hiểu gì về cá tính sáng tạo? Nói một cách khác, SGK đã trình bày gì về cá tính sáng tạo trong văn bản văn học?
4 tổ 4 nhóm thảo luận cử đại diện trình bày trước lớp.
- Văn bản văn học nào cũng có tên tác giả (trừ một số ít là khuyết danh). Vì vậy ít nhiều để lại dấu ấn riêng của cá nhân. Văn học dân gian không phải do một tác giả sáng tác ra, song ta vẫn tìm thấy dấu ấn của sự sáng tạo. Dân ca quan họ Bắc Ninh khác dân ca Phú Thọ (hát xoan, hát ghẹo), khác sli, lợn của đồng bào Tày, Nùng. Ca dao đồng bằng Bắc bộ khác ca dao Trung bộ và Nam bộ.
- Tính cá thể của văn bản văn học thể hiện ở nét riêng. Ví dụ cũng là nỗi buồn thể hiện trong thơ mới lãng mạn giai đoạn 1930 - 1945, Huy Cận khác Xuân Diệu, khác Hàn Mặc Tử. Cũng là nỗi buồn thơ mà mỗi người diễn đạt một khác. Đây là nỗi buồn trong thơ Tản Đà:
Suông rượu, suông tình, bạn cũng suông
- Nỗi buồn trong thơ Nguyễn Bính:
Cô đơn buồn lại thêm buồn
Tạnh mưa bươm bướm biết còn sang chơi
- Cũng là nỗi buồn ấy, Xuân Diệu lại diễn đạt khác:
Dù tin tưởng chung một đời một mộng
Em là em, anh vẫn cứ là anh
Từ sự cảm nhận về cá tính sáng tạo, chúng ta rút ra điều quan trọng: Đặc điểm cá tính sáng tạo, chúng ra rút ra điều quan trọng. Đặc điểm cá tính sáng tạo của tác giả làm cho văn bản văn học thêm phong phú, mới mẻ, không lặp lại.
4. Củng cố, luyện tập: .
a. Củng cố.
GV khái quát kt cơ bản.
Chú ý, tổng hợp kiến thức
Đặc điểm của văn bản văn học được nêu qua 4 mặt cụ thể.
1. Ngôn từ
2. Hình tượng
3. ý nghĩa
4. Cá tính sáng tạo
b.Luyện tập.
? Chỉ ra các lớp nghĩa của hình tợng văn học trong bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên? (Văn bản SGK)
4 tổ 4 nhóm thảo luận cử đại diện trình bày trước lớp.
Lớp nghĩa của hình tượng văn học gồm: đề tài, chủ đề, cảm hứng, thẩm mĩ, triết lí nhân sinh.
- Đề tài: Viết về ông đồ - biểu tượng người trí thức trong xã hội phong kiến suy tàn.
- Chủ đề: Miêu tả hình ảnh ông đồ, người trí thức trong xã hội phong kiến vào buổi cường thịnh. Đồng thời làm rõ hình ảnh của người trí thức ấy trong xã hội phong kiến suy tàn.
- Cảm hứng: Tự hào về nền văn hoá ở thời buổi cường thịnh và nỗi buồn trước hình ảnh ngời trú thức ở thời buổi suy tàn của chế độ phong kiến.
- Yếu tố thẩm mĩ: Cái đẹp của sự hoài vọng về nền văn hoá của cha ông mà nhà thơ gửi tới mọi người.
- Tính triết lí nhân sinh: Bài thơ rất giàu tính triết lí, gợi trong lòng người đọc niềm tự hào về nét đẹp truyền thống của cha ông xa. Đó là cách chơi chữ. Người xin chữ và viết chữ đều gặp gỡ trong tâm điểm: tôn trọng chữ nghĩa Thánh Hiền. Tôn trọng cái đẹp của nhân nghĩa. Khi đạo Nho không tồn tại, chữ nghĩa Thánh Hiền còn đâu? Một nỗi niềm nuối tiếc đến bâng khuâng về một thời xa vắng. ở trên đời này không phải ai cũng biết nuối tiếc.
E. Hướng dẫn học bài :
Học vở ghi: nắm vững kiến thức vở ghi.
Đọc sgk củng cố kiến thức đã học, hòan thiện các bài tập
Ôn lại kiểu bài làm văn nghị luận, chú ý cách lập dàn ý.
Giờ sau học làm văn.
File đính kèm:
- tiet 15.doc