Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao Tiết 29- Ca dao yêu thương tình nghĩa (Tiết 1)

A. Phần chuẩn bị.

I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:

1.Kiến thức:

- Cảm nhận được truyền thống tốt đẹp của nhân dân trong tình yêu lứa đôi và tình yêu với quê hương, đất nước, con người.

- Hiểu những hình ảnh ẩn dụ, những hình thức lặp lại và thể thơ truyền thống trong ca dao.

2.Kỹ năng: Phân tích cảm nhận ca dao.

3. Thái độ, tình cảm: Biết trân trọng những tình cảm đẹp, biết ứng sử đẹp.

II. Phương tiện dạy học.

1.GV : SGK + SGV + giáo án.

2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn .

III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

B. Tiến trình dạy học.

I. ổn định tổ chức

II. Kiểm tra bài cũ: không

III. Bài mới.

1. Giới thiệu bài mới ( 1 ) Mỗi chúng ta, ai chẳng một thời tuổi thơ, nằm trong lòng bà, lòng mẹ. Lời ru của bà, của mẹ đa tuổi thơ vào giấc ngủ ngon lành. Tuổi thơ say mê với những khúc hát đồng dao “dung dăng dung dẻ” và “nu na nu nống” . Để thấy được vẻ đẹp trong lời của khúc hát ru, của những bài đồng dao ấy, chúng ta tìm hiểu những bài ca dao cổ truyền của ông bà ta để lại.

2. Nội dung:

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8167 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao Tiết 29- Ca dao yêu thương tình nghĩa (Tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 25/10 Giảng ngày 26/10 Tiết: 29,30 Môn :Đọc hiểu. Ca dao yêu thương tình nghĩa Tiết 1 A. Phần chuẩn bị. I. Mục tiêu bài học: Giúp HS: 1.Kiến thức: - Cảm nhận được truyền thống tốt đẹp của nhân dân trong tình yêu lứa đôi và tình yêu với quê hương, đất nước, con người. - Hiểu những hình ảnh ẩn dụ, những hình thức lặp lại và thể thơ truyền thống trong ca dao. 2.Kỹ năng: Phân tích cảm nhận ca dao. 3. Thái độ, tình cảm: Biết trân trọng những tình cảm đẹp, biết ứng sử đẹp. II. Phương tiện dạy học. 1.GV : SGK + SGV + giáo án. 2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn . III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. B. Tiến trình dạy học. I. ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: không III. Bài mới. 1. Giới thiệu bài mới ( 1’ ) Mỗi chúng ta, ai chẳng một thời tuổi thơ, nằm trong lòng bà, lòng mẹ. Lời ru của bà, của mẹ đa tuổi thơ vào giấc ngủ ngon lành. Tuổi thơ say mê với những khúc hát đồng dao “dung dăng dung dẻ” và “nu na nu nống” ... Để thấy được vẻ đẹp trong lời của khúc hát ru, của những bài đồng dao ấy, chúng ta tìm hiểu những bài ca dao cổ truyền của ông bà ta để lại. 2. Nội dung: I. Tìm hiểu chung 1. Tiểu dẫn Hoạt động của GV HĐ của HS Kiến thức cần đạt ?Phần tiểu dẫn SGK trình bày nội dung gì? HS đọc phần tiểu dẫn độc lập suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - Phần tiểu dẫn SGK trình những nét cơ bản về ca dao: + Ca dao Việt Nam rất phong phú. *Diễn tả đời sống nội tâm của con người trong nhiều mối quan hệ. Đó là tình cảm con người và gia đình, quê hương đất nước, của trai, gái yêu nhau. *Ca dao là tiếng nói của người lao động ở nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp, địa phương. *Trong cái chung ấy vẫn ánh lên vẻ đẹp riêng + Ca dao giàu giá trị tư tưởng và nghệ thuật * Đa số sử dụng thơ lục bát. * Rất giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ và lặp lại * Ngôn ngữ thơ nhưng gần gũi đời thường. + Tuy nhiên trong ca dao thì yêu thương tình nghĩa là chủ đề nổi bật. 2.Các nhóm. ? Có thể xếp sáu bài ca dao thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những bài nào? Hãy đặt tên cho mỗi nhóm? Đọc văn bản, độc lập suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Sáu bài ca chia làm bốn nhóm + Nhóm một: Bài 1, 2, 3 Tên gọi: Lời tỏ tình + Nhóm hai: Bài 4 Tên gọi: Nỗi lòng cô gái + Nhóm ba: Bài 5 Tên gọi: Tình cũ ngời xa + Nhóm bốn: Bài 6 Tên gọi: Lỡ hẹn Đặt nhóm và tên gọi của nó dựa vào nội dung và hình thức biểu hiện. II. Đọc - hiểu 1.Bài ca: 1, 2, 3 ?Từng bài là lời của ai với ai? Ba bài thể hiện ý tình gì? Có gì giống nhau về hình thức. Hãy phân tích các bài 1, 2, 3 và nêu nhận xét về tình cảm của nhân vật trữ tình trong ba bài này? Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang Thực lòng anh rất muốn cô gái sang với mình nhưng lại ghép cho đối tượng “muốn sang”. Trong tâm trạng của nhiều chàng trai thuở ấy thường biểu hiện: “Làm ngơ thì nó đuổi theo, mình mà theo nó nó ra điều làm ngơ”. Chàng trai làm ngơ một chút để làm duyên đó thôi. Hình ảnh “Cành hồng” được lấy làm ẩn dụ để biểu hiện cho ý định muốn tỏ tình của chàng trai này. “Cành hồng” làm sao có thể bắc cầu được. Chỉ có thể là lòng anh đã kết tinh lại ở cành hồng ấy mà thôi. Ước gì sông rộng một gang Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi. Trong điều ước của cô gái có nhiều cái phi lí. Trên đời này làm gì có sông rộng một gang và dải yếm làm sao có thể bắc cầu được. Song cái phi lí lại là cái có lí. Thế mới biết khát vọng về tình yêu, hạnh phúc con người bao giờ cũng mãnh liệt nhất. Ước gì anh hoá ra gương Để cho em cứ ngày thờng em soi Ước gì anh hoá ra cơi Để cho em đựng cau tơi trầu vàng “Gương” là vật để soi, “Cơi” để đựng trầu. Đây là hai thứ rất gắn bó với ngời phụ nữ xa. Trong túi của chị, em bao giờ cũng có hai thứ này. Chàng trai muốn hoá ra “gương”, ra “cơi” để được gần gũi, chăm sóc cô gái. Điều ước chẳng có gì cao xa nhưng thật sâu sắc, đậm đà tình cảm con người. Đọc văn bản, độc lập suy nghĩ và trả lời câu hỏi. a. Cả ba bài là lời của những chàng trai, cô gái trong cuộc. Bài 1 và 3 là lời của chàng trai. Bài 2 là lời của cô gái. - Cả ba bài đều thể hiện: Sự tỏ tình của trai, gái: - Cả ba bài đều có giống nhau về hình thức. + Sử dụng hình ảnh mang tính ẩn dụ (Cánh hồng, cầu giải yếm, gương, cơi). Đặc biệt là diễn tả bằng lời thơ lục bát. b. Phân tích cả ba bài ca dao. * Bài một: Chủ thể của bài ca là chàng trai nông thôn không tên tuổi. Chàng trai nói với cô gái trong cuộc. - Chàng trai có ý, muốn mời đấy mà vẫn tỏ ra thờ ơ một chút – làm duyên. - Cách nói ẩn dụ. => ý nhị khéo léo. *Bài hai: Chủ thể của bài ca là cô gái. Cô gái ước - Khát vọng hạnh phúc cháy bỏng đầy nữ tính được thể hiện trong lời ước này. - Cách nói: ẩn dụ, tế nhị khéo léo. *Bài ba: Chủ thể của bài ca là chàng trai. Lời ca dao gồm hai điều ước. Gương, Cỏi => những thứ gần gũi với người phụ nữ, chăm sóc cô gái. =>Cả ba bài ca đều là lời tỏ tình rất tế nhị, sâu sắc rung động bao tâm trạng của con ngời. Người tỏ tình cả ở hai phía nam và nữ. Cuộc sống dẫu còn đói cơm rách áo, thiếu thốn mọi bề nhưng tình cảm con người vẫn giàu tình, giầu nghĩa đáng trân trọng biết bao. 2.Bài 4: ?Nhân vật trữ tình trong bài ca đang ở tâm trạng ra sao? Bài ca giúp ta nhận ra nhân vật trữ tình như thế nào? Hãy chỉ ra thủ pháp nghệ thuật độc đáo và tạo ra hiệu quả cao? Hãy phân tích? Ba hình ảnh trong bài ca là khăn, đèn, mắt được khoác lên linh hồn con người, bầy tỏ tâm trạng con người. Mượn khăn, mượn đèn và sau cùng là mượn mắt cũng là nói về con người. Chiếc khăn rơi được nhặt lên nh cử chỉ bồn chồn, không yên của nhân vật trữ tình. Cô gái hỏi liên tiếp. - Khăn thương nhớ ai? - Đèn thương nhớ ai? - Mắt thương nhớ ai? Hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi mắt cũng là để hỏi mình. Nước mắt chảy cũng vì thơng nhớ. Cô gái không ngủ được cũng vì thương nhớ. Ta có thể hình dung vẻ mặt thẫn thờ, ra ngẩn vào ngơ của cô gái. Để thể hiện tâm trạng cô gái. Đêm qua em những lo phiền Lo vì một nỗi không yên một bề Những tiếng “một nỗi”, “một bề” ít ỏi thế mà hoá nhiều vấn vơng trong tâm trạng cô gái. Chia nhóm thảo luận, (4 tổ 4 nhóm), cử đại diện trình bày trước lớp. - Chủ thể của bài ca là cô gái. - Tâm trạng của cô gái đang thương nhớ người yêu da diết. - Hai câu cuối bài ca, cô gái tỏ ra lo phiền cũng vì thương nhớ. - Nghệ thuật: bài ca ngoài sử dụng biện pháp tu từ, điệp từ, lặp kiểu câu còn là âm thanh, nhịp điệu và tiết tấu đã tô đậm nỗi nhớ thương dằng dặc khôn nguôi của cô gái. - Hai câu lục bát cuối cùng:Cô gái lo nghĩ không yên vì : Có thể là lo chàng trai không thật lòng yêu thương mình chăng. Đây cũng là tâm trạng thường thấy của người con gái đang yêu. 3. Củng cố, luyện tập.3’ Gv khái quát kiến thức cơ bản. ? Cảm nhận của em về tình yêu được thể hiện trong các bài ca dao trên? Nhận xét về cách diễn đạt tình cảm? - Tuỳ hs, gv điều chỉnh, uốn nắn. C. Hướng dẫn học bài : - Đọc sgk củng cố kiến thức đã học. Học thuộc lòng các bài ca dao trên. - Nắm vững kiến thức vở ghi. - Đọc và tìm hiểu các bài ca dao còn lại. Giờ sau học văn học .

File đính kèm:

  • doctiet 29.doc