Giáo án Ngũ Văn 10: Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

I/-MỤC TIÊU: Giúp HS:

-Cảm nhận được niềm vui và quan niệm sống, triết lí sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

-Hiểu được ngôn ngữ tự nhiên, giản dị, cách nói ẩn ý,.trong bài thơ.

-Giáo dục quan niệm sống tốt đẹp và niềm vui trong cuộc sống cho HS.

II/CHUẨN BỊ:

 

1/ Giáo viên: SGK,Giáo án,Tư liệu có liên quan,Bảng phụ

 

2/Học sinh:SGK, Bài soạn,Tập ghi bài.

 

III/-PHƯƠNG PHÁP :Phát vấn,nêu vấn đề,tạo tình huống,thảo luận nhóm

 

IV/- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1/ỔN ĐỊNH LỚP:

2/KIỂM TRA BÀI CŨ:

-Câu 1:

Đáp án + Biểu điểm:

-Câu 2:

Đáp án + Biểu điểm:

3/ DẠY BÀI MỚI:

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3306 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngũ Văn 10: Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: Ngày dạy: Tên bài dạy: NHÀN Nguyễn Bỉnh Khiêm I/-MỤC TIÊU: Giúp HS: -Cảm nhận được niềm vui và quan niệm sống, triết lí sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm. -Hiểu được ngôn ngữ tự nhiên, giản dị, cách nói ẩn ý,...trong bài thơ. -Giáo dục quan niệm sống tốt đẹp và niềm vui trong cuộc sống cho HS. II/CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: SGK,Giáo án,Tư liệu có liên quan,Bảng phụ… 2/Học sinh:SGK, Bài soạn,Tập ghi bài. III/-PHƯƠNG PHÁP :Phát vấn,nêu vấn đề,tạo tình huống,thảo luận nhóm… IV/- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1/ỔN ĐỊNH LỚP: 2/KIỂM TRA BÀI CŨ: -Câu 1: Đáp án + Biểu điểm: -Câu 2: Đáp án + Biểu điểm: 3/ DẠY BÀI MỚI: Hoạt động của GV + HS NỘI DUNG BÀI DẠY -HS đọc tiểu dẫn trong SGK. -Hãy trình bày những hiểu biết chung về tác giả NBK? -GV diễn giảng thêm về tên, hiệu,quán của NBK cho HS hiểu rõ hơn:Bạch Vân, Trung Tân,Tuyết Giang Phu Tử ,Trạng Trình là gì? -Những tác phẩm chính của NBK? -Nét đặc sắc trong thơ NBK? -Xuất xứ bài thơ “Nhàn”? -Thể loại của bài thơ “Nhàn” ? -GV gọi 1-2 HS đọc bài thơ. - GV yêu cầu HS đọc: với giọng thong thả, chú ý đến sự biến đổi trong cách ngắt nhịp để ngắt giọng cho đúng(Ví dụ: nhịp 2/2/3 trong câu 1; 2/5 trong câu 3-4; 1/3/1/2 trong câu 5-6; nhịp 1/3/3 trong câu 7; nhịp 2/5 trong câu 8).Đọc với giọng tự tin, hơi hóm hỉnh khi đọc câu 3-4. - “Nhàn” là gì? -GV giải thích nhàn là “có ít hoặc không có việc gì phải làm,phải lo nghĩ đến” -Thú “Nhàn” trong bài thơ là gì? -Hai câu đầu cho biết thú nhàn của nhà thơ là gì? -Trong hai câu thơ 5-6, cái nhàn được phát hiện ở phương diện nào? - Các câu 3-4, 7-8 biểu hiện khía cạnh nào của chữ nhàn? -Biểu hiện của chữ “Nhàn”trong câu thơ đầu? -Biểu hiện của chữ “Nhàn” trong câu thơ 3-4? -Biểu hiện của chũ “Nhàn” trong câu thơ 5-6? -Biểu hiện của chữ “Nhàn” trong câu thơ 7-8? -Tại sao đến với cuộc sống lao động, thú ăn, thú tắm táp dân dã, đến với nơi vắng vẻ…NBK lại cảm thấy vui, thấy nhàn? - Hãy đánh giá về thú nhàn của NBK được thể hiện trong bài thơ? -HS thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời. -Bản chất của quan niệm sống nhàn được thể hiện trong bài thơ là gì? -Những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? -GV cho 1-2 HS đọc ghi nhớ trong SGK. - GV chốt lại những điểm chính trong phần ghi nhớ để HS nắm chắc nội dung cơ bản. I.Tìm hiểu chung: 1.Tác giả: Nguyễn Bỉnh Khiêm(1491-1585). -Sinh năm 1491,mất năm 1585. -Quê: làng Trung Am,huyện Vĩnh Lại,tỉnh Hải Dương(nay thuộc Vĩnh Bảo,Hải Phòng).NBK đã sống gần trọn thế kỉ XVI, chứng kiến cảnh Trịnh- Nguyễn phân tranh,đàng trong, đàng ngoài nồi da xáo thịt.Ông là người có uy tín và ảnh hưởng lớn với thời đại, cũng đồng thời là một nhân vật có nhiều huyền thoại. -NBK đỗ Trạng nguyên(1535) và ra làm quan cho nhà Mạc 8 năm. - Tên Bạch Vân cư sĩ của NBK gắn liền với am Bạch Vân và quán TrungTân( Bạch Vân là mây trắng, ngụ ý cả đời ông tâm hồn trong trắng, cao cả, không chút bợn nhơ, có thể đi đó đi đây tùy ý, không gì có thể câu thúc,trói buộc được, cũng như mây trắng trên trời cao lồng lộng.Trung nghĩa là chính giữa, giữ trọn được tính thiện là trung; Tân có nghĩa là bến, biết chỗ đáng đậu là đúng bến, không biết chỗ đáng đậu là lầm bến.).NBK còn cóhiệu là Tuyết Giang Phu Tử(Người thầy sông tuyết)là do người đời suy tôn, gắn với cuộc đời dạy học của ông khi ở ẩn.NBK còn được gọi là Trạng Trình tên gọi này gắn với tước Trình quốc công của ông được nhà Mạc phong. -NBK là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông có các tác phẩm chính: Bạch Vân am thi tập(chữ Hán- gồm khoảng 700 bài),Bạch Vân quốc ngữ thi( chữ Nôm- gồm khoảng trên 170 bài). -Nét đặc sắc của thơ NBK: đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, phê phán những điều xấu xa trong xã hội. 2.Xuất xứ: Bao trùm trong thơ NBK từ khi về trí sĩ ở quê nhà là cảm hứng thanh nhàn, tự tại, gắn bó với tự nhiên, không tơ tưởng bon chen phú quí. Cảm hứng ấy được thể hiện bằng ngôn từ giản dị, tự nhiên mà cô đọng, giàu ý vị.Bài thơ “ Nhàn” trích ở tập thơ “Bạch Vân quốc ngữ thi” là một trường hợp tiêu biểu. 3.Thể loại: Bài thơ được làm theo thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật nhưng khá giản dị, tự nhiên, ít gò bó. II.Đọc- hiểu văn bản: 1.Các khía cạnh của chữ “Nhàn”: -Niềm vui với các công việc lao dộng nhẹ nhàng nơi thôn quê ( hai câu đầu) -iềm vui với cách ăn uống, sinh hoạt dân dã, thanh đạm, mùa nào thức ấy (câu 5-6) -Thái độ dứt khoát tránh xa nơi quyền quí, xem thường danh lợi (câu 3-4, 7-8) 2.Các biểu hiện của thú “Nhàn”: a.Nhàn là trở về với cuộc sống thuần hậu, chất phác của một “ lão nông tri điền” đào giếng lấy nước uốn, cấy ruộng lấy cơm ăn (tạc tỉnh, canh điền): “Một mai, một cuốc, một cần câu”.Con người trí thức có danh vọng đương thời đã tìm thấy niềm vui trong công việc lao động, làm bạn với cuộc sống giản dị nơi thôn dã.Mai để đào đất,cuốc để vun xới và cần câu để câu cá.Những vật dụng gắn với công việc lấm láp, vất vả của người nông dân lao động đi vào trong thơ của NBK vẫn có cái thanh nhàn thư thái riêng của một người tự tại, có thể làm gì tùy theo sở thích cá nhân. bNhàn là “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ-Người khôn người đến chốn lao xao”. “Nơi vắng vẻ” và “chốn lao xao” mang ý nghĩa biểu tượng. “Chốn lao xao” chính là nơi quan trường, chốn giành giật tư lợi, sang trọng, tấp nập ngựa xe, quyền quí, kẻ hầu người hạ, bon chen, luồn lọt, hãm hại nhau. Còn “nơi vắng vẻ” là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thảnh thơi. Vậy cái “dại” và “khôn” ở đây thật ra là cách nói ngược, thâm trầm, ý vị, vùa tự tin, tự cho mình là “dại” người là “khôn”,vừa hóm hỉnh, pha chút mỉa mai. Sự khôn, dại cũng được nói đến trong bài thơ số 94: “Khôn mà hiểm độc là khôn dại-Dại vốn hiền lành ấy dại khôn”. cNhàn là mùa nào thức nấy: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá”.Những sản vật ở đây không phải là cao lương, mĩ vị mà dân dã mang màu sắc thôn quê. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mùa nào cũng có cái thú của nó.Sinh hoạt của người nhàn dật cũng rất thoải mái, tự nhiên: “Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”. Chuyện ăn uống, tắm táp, làm lụng…đã trở thành “nhàn” trong cái nhìn của NBK.Con người đã tìm thấy niềm vui, sự ưng ý, thanh thản trong cuộc sống “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”. Hai chữ “thơ thẩn” là trạng thái thảnh thơi, “vô sự”, trong lòng không còn gộn chút cơ mưu tư dục của con người.Trong tương quan với “thú nào” của “dầu ai” kia, nhàn đã trở thành một thú có dư vị và sức hấp dẫn riêng với nhà thơ, tạo nên âm điệu chung cho cả tác phẩm: nhẹ nhàng, lâng lâng. d. Nhàn là “Rượu đến cội cây ta sẽ nhắp- Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao”. Không chị xa lánh danhlợi mà dường như tác giả còn cười cợt cả cái chốn lao xao lo giành giật nhau, rốt cuộc chỉ như giấc mơ dưới gốc cây hòe. Hai chữ “nhìn xem” biểu hiện một thế đứng cao hơn, dường như đã tiên liệu ngay từ khi chọn lối sống của một người tự cho mình là “dại”. Nhịp ngắt 2/5 của câu thơ cuối cùng gợi cảm nhận phú quí chỉ là một giấc mơ dài mà thôi. =>NBK cảm thấy vui với cuộc sống lao động, thú ăn, thú tắm táp dân dã, đến với “nơi vắng vẻ”…như vậy là vì: - Ông được hòa hợp với tự nhiên, nương theo tự nhie7n để di dưỡng tinh thần. - Ông giữ được cốt cách thanh cao, tự thân, tự tại, không bị xui khiến vào vòng lợi danh, con người giữ được tính thiện. 3. Đánh giá về thú “nhàn”: Nhàn ở đây không đơn thuần là “giải pháp tình thế”,do hoàn cảnh ngẫu nhiên mà con người có.. Với NBK, ông chủ động chọn lối sống nhàn. Sự chủ động ấy trong cuộc đời biểu hiện ở việc xin từ quan khi dâng sớ chém lộng thần không có kết quả. Trong bài thơ này dấu ấn của sự chủ động hiện rao73 việc dứt khoát chọn cho mìnhmột niềm vui riêng, một cách sống riêng so với những giá trị khác mà số đông đang theo đuổi.Có thể nói,tác giả đã đứng trênphú quí, vượt ra ngoài lực hấp dẫn của phú quí để nhìn xem và cười cợt về nó. Như vây, “Nhàn” không chỉ là một tâm thế sống, niềm vui sống mà còn là một quan niệm sống, một triết lí sống. III.Tổng kết: -Bản chất của quan niệm sống nhàn là:hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi. - Đặc sắc về nghệ thuật: đây là bài thơ Nôm có ngôn ngữ tự nhiên, giản dị nhưng thâm trầm, sâu sắc. =>GHI NHỚ: ( SGK) 4. Cùng Cố: GV hướng dẫn HS củng cố nội dung chính: -Tác giả NBK: cuộc đời, thơ chữ Hán-chũ Nôm, nội dung thơ của NBK. -Các khía cạnh của chũ “Nhàn”. -Các biểu hiện của chũ “Nhàn” trong bài thơ. -Đánh giá về thú “Nhàn” của NBK trong bài thơ. 5. Dặn dò: - Học thuộc bài thơ. -Chuẩn bị bài mới: *RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docBai tho Nhan cua Nguyen Binh Khiem.doc