I - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh hiẻu được
- Khái quát nền văn học Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử từ thế kỷ X – 1975 ( Cung cấp các kiến thức cơ bản )
- Những nhận định tổng quát về toàn bộ nền văn học Việt Nam trong hơn 10 thế kỷ
II - Kiểm tra bài cũ. Không
III - Bài mới.
24 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 1 - 2: nhìn chung nền văn học Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Giảng văn 10
tiếT 1 - 2
Nhìn chung nền văn học việt
nam qua các thời kỳ lịch sử
Ngày soạn : 04/09/2005
Ngày giảng : .............
I - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh hiẻu được
- Khái quát nền văn học Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử từ thế kỷ X – 1975 ( Cung cấp các kiến thức cơ bản )
- Những nhận định tổng quát về toàn bộ nền văn học Việt Nam trong hơn 10 thế kỷ
II - Kiểm tra bài cũ. Không
III - Bài mới.
Phương pháp
Nội dung
Nền văn học Việt Nam gồm có mấy bộ phận , dố là những bộ phận nào ?
Em hãy nhớ lại và kể tên các tác phẩm đã học ở THCS ?
Hãy phân loại VHDG và VHViết P.triển từ cổ chí kim ?
VHDG ra đời từ khi nào ?
Gồm những thể loại nào ?
VHDG do ai sáng tác ?
Em hãy nêu tên các tác phẩm dã học , gồm cả Hán và Nôm ?
Văn học Viết do ai sáng tác ?
Viết bằng loại chữ nào ?
Đối tượng nghiên cứu của lịch sử xã hội là gì ?
Đối tượng nghiên cứu của LSVH là gì ?
Theo quan niệm nói trên, LSVH từ TK X – 1975 được chia làm 3 thời kỳ lớn :
Gồm các bộ phận nào ?
do ai sáng tác ?
Dùng chữ gì ?
Em hãy nêu tên một vài tác phẩm trước và sau 1858 ?
Thời kỳ này , VH có những đặc điểm gì ?
T.Kỳ này có những đặc điểm gì ?
VH T.kỳ này do ai lãnh đạo ?
GV :Chọn , thuyết trình ,phân tích một số tác phẩm để minh hoạ cho các yếu tố trên .
I - Các thành phần cấu tạo của nền văn học Việt Nam
Nền văn học Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử gồm 2 bộ phận lớn phát triển song song đó là :
+ Văn học D.gian ( Còn gọi là văn học truyền khẩu )
+ Văn học Viết ( Còn gọi là văn học thành văn )
1 – Văn học dân gian (nằm trong thể loại văn hoá dân gian )
- Ra đời từ thời viễn cổ và tiếp tục phát triển về sau này
- Thần thoại , sử thi , cổ tích , truyện thơ , truyện cười , truyện ngụ ngôn , câu đố , tục ngữ , ca dao , dân ca , vè , tuồng , chèo …
- Do người bình dân sáng tác theo lối truyền miệng ( Sau này được chép lại )
2 – Văn học viết
a - Thời kỳ từ TK X đến hết Thế Kỷ XIX
* Gồm cả hai thành phần : Hán và Nôm
Thành phần chữ Hán : Có thơ và văn xuôi
Thành phần chữ Nôm : Hầu như chỉ có thơ
Do những tri thức tài hoa sáng tạo nên , nó đóng vai trò chủ đạo và thể hiện những nội dung chính của diện mạo văn học
B – Văn học viết từ đầu thế kỷ XX về sau :
- Chỉ có một thành phần là chữ quốc ngữ ( tuy nhiên vẫn có một số tác phẩm viết bằng tiếng Hán và tiềng Pháp , nhưng không nhiều )
+ Chữ quốc ngữ được ghi âm bằng chữ cái la tinh
3 - Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết
- Hai bộ phận này luôn có tác động qua lại
- Khi những tinh hoa của hai bộ phận này kết tinh lại ở những cá tính nào đó , trong những điều kiện lich sử nhất định thì đất nước lại chứng kiến sự xuất hiện những thiên tài văn học với những áng văn bất hủ
Ii - Các thời kỳ phát triển
1 – Phân biệt lịch sử văn học với các môn lịch sử khác
- Đối tượng nghiên cứu của lich sử xã hội , lịch sử chính trị là những sự kiện xã hội , chính trị
VD : …
Đối tượng nghiên cứu của lịch sử văn học là những sự kiện văn học
VD : Sự kiện văn học trước và sau cách mạng tháng 8/1945 , 1954 , 1975
+ Sự kiện xã hội chính trị ccó tác động to lớn và sâu sắc tới các sự kiện văn học
VD : Thơ Tú Xương ; “tắt đèn” của Ngô Tất Tố ; “Bước đường cùng ” của Nguyễn Công Hoan” ; tho Tố Hữu , văn chương chống Pháp , chống Mĩ …
Tuy nhiên không thể đồng nhất lịch sử xã hội chính trị với lịch sử văn học
2 - Lịch sử văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến 1975 được chia làm 3 thời kỳ lớn
a - Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX
Văn học VN phát triển dưới các triều đại phong kiến gồm 02 bộ phận là : Văn học dân gian và văn học viết của tri thức :
( Gồm nhà sư , vua , quan , tướng lĩnh ,nhà nho s.tác )
Được dùng 02 loại chữ là Hán và Nôm
Về sau phần Nôm chiếm ưu thế hơn
Trước và sau mốc 1858 văn học chỉ khác nhau về nội dung , đề tài chứ không khác nhau về quan điểm thẩm mĩ .
VD :
Thơ tả cảnh của bà Huyện Thanh Quan( Trước 1858)
Thơ tả cảnh của Nguyễn Khuyến ( Sau 1858)
B – Thời kỳ từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng T8/1945
Có nhiều thay đổi lớn vì ảnh hưởng của nền văn hoá phương tây :
Tư tưởng văn hoá phương tây ngày càng ảnh hưởng sâu sắc qua tầng lớp tri thức “Tây học”
Nghề in được phát triển
Chữ quốc ngữ được phổ cập rộng rãi
Nhiều cuộc cách tân sâu sắc về các hình thức , thể loại với tốc độ phát triển nhanh
Hình thành nhiều trường phái với nhiều xu hướng khác khau
à Tình hình văn học thời kỳ này rất phức tạp
C – Thời kỳ sau cách mạng tháng 8 / 1945 đến nay (1975)
Vừa chống Pháp vừa chống Mĩ
Do Đảng lãnh đạo và theo sát đường lối của Đảng
Văn học thời kỳ này thống nhất về hệ tư tưởng và hướng vào nhân dân lao động
Nêu dẫn chứng và phân tích một số tác phẩm
- Ra đời thời kỳ kháng chiến chống Pháp
VD “Đồng chí”( Chính Hữu) “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” (Tố Hữu) …
- Thời kỳ khôi phục kinh tế ở miền bắc
VD : “Đoàn thuyền đánh cá ” (Huy Cận)
- Thời kỳ kháng chiến chống mĩ :
VD : “Tiểu đội xe không kính ”(Phạm Tiến Duật)
III – Mấy nét đặc sắc truyền thống của nền văn học Việt Nam
Lịch sử văn học của một dân tộc là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy
Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước , trước nạn ngoại xâm tinh thần ấy được biểu hiện qua những áng văn sôi nổi , tinh thần quyết chiến và những hiện tượng anh hùng cứu nước
Bên cạnh đó VHVN được gắn bó từ quá trình lao động sản xuất
+ Phần VHDG : ( Thánh Gióng ; Mị Châu – Trọng Thuỷ ; Tấm cám)
+Phần văn học viết: ( Bình Ngô đại cáo ; Truyện Kiều …)
+ Thời kỳ đầu thế kỷ XX à CM T8 1945 và sau cách mạng ( “NKTT”- Hồ Chí Minh ; Tố Hữu ; Nguyễn Thi ; Xuân Quỳnh ; Anh Đức …)
à Sống trong khó khăn , vất vả , hoàn cảnh thực tế khắc nghiệt , nên một số tác phẩm lớn , tiêu biểu của dân tộc trong quá khứ , chủ yếu viết về cái buồn , nỗi đau của những kiếp người chịu nhiều bất hạnh
IV - Củng cố
Trong quá trình giảng , nên đưa ra những dẫn chứng phù hợp .
V – Tổng kết dặn dò – Rút kinh nghiệm .
Dặn : Soạn và chuẩn bị bài “Đại cương vê văn học dân gian”
_________________
tiếT 5 – 6
Đại cương về văn học dân gian
Ngày soạn : 04/09/2005
Ngày giảng : .............
I - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh hiểu được
Cung cấp cho học sinh hiểu biết có hệ thống về những đặc điểm cơ bản của văn học dân gian , những đặc điểm về lịch sử phát sinh và phát triển , về sáng tác , về cách thức sáng tác và lưu truyền về nội dung và nghệ thuật của văn học dân gian .
II - Kiểm tra bài cũ.
Bằng kiến thức đã học , em hãy cho biết VHGD là gì ?
Hãy kể tên một số tác phẩm thuộc phần VHDG ?
Hãy đọc thuộc lòng một số câu ca dao , tục ngữ … hoặc kể một câu chuyện thuộc phần VHDG ?
III - Bài mới.
Phương pháp
Nội dung
GV :Nên giải thích một số thuật ngữ
( Nếu thời gian cho phép )
Vănhọc dân gian ra đời từ khi nào ? Quá trình phát triển ra sao ?
GV : VHDG truyền miệng ra đời từ thời cổ xưa và vẫn tiếp tục phát triển trong các tầng lớp bình dân thời kỳ xã hội có gia cấp , khi đã có chữ viết và văn học viết .
Vì sao lại VHDG lại mang tính vô danh và dị bản ?
GV giải thích cụm từ “Dị bản”
VD: Khi ca dao nói về thân phận người phụ nữ thường bắt đầu bằng: “Thân em”
3 phần này kiến thức đã ghi cụ thể trong SGK , GV chỉ cần giảng lại , có minh hoạ , bổ sung .
Thuật ngữ : Phônclo ( Folklore )
Là : Văn học nghệ thuật và những truyền thống dân gian của một dân tộc ( tương đương với thuật ngữ văn hoá dân gian )
Thuật ngữ : Vhọc DG , VH Bình dân , VH Truyền miệng : Có nội dung tương đương , vì chúng được dùng để chỉ nhũng tác phẩm tác phẩm VHDG như thần tjhoại , truyền thuyết , cổ tích …
Thuật ngữ : văn nghệ dân gian : Có nội dung rộng hơn …
Thuật ngữ văn hoá dân gian : Còn có nội dung rộng hơn nữa .
I – Văn học dân gian là sáng tác văn học của quần chúng nhân dân ( Sự phát sinh , phát triển của VHDG và người sáng tác )
1 - Sự phát sinh và phát triển của VHDG
- Dòng văn học này ra đơì từ thời kỳ công xã nguyên thuỷ ( Là thời kỳ mà trình độ phát triẻn kinh tế , xã hội tư duy của con người còn thấp ) cách cảm , cánh nghĩ của con người thời kỳ này khác với chúng ta hiện nay .
Chẳng hạn : Ngày nay những câu chuyện thần thoại chỉ là hoang đường , thì họ lại cho là có thực …
Quá trình truyền miệng từ đời này sang đời khác vẫn tồn tại và phát triển trong các tầng lớp dưới của xã hội …. Gọi là văn học bình dân .
2 – Người sáng tác
- Người bình dân không có điều kiện được hưởng thụ những thành tựu của dòng văn học viết của dân tộc , họ cần tiếp tục tự cung , tự cấp những sáng tác của mình cho nhu cầu nghệ thuật của mình .
- VHDG do truyền miệng nên có khả năng truyền bá được những nội dung phản kháng , chống đối giai cấp thống trị
II – VHDG là những sáng tác vô danh , truyền miệng ( Cách thức sáng tác và lưu truyền của VHDG )
1 – Tính vô danh và tính dị bản
Thay cách gọi tính tập thể bằng tính vô danh , vì vô danh là không có người sáng tác , không thể hiện các tính của người sáng tác, không thể hiện cá tính của người sáng tác .
Tác phẩm VHDG không thể hiện cá tính của người sáng tác .
Mới đầu có thể do một người sáng tác , qua quá trình lưu truyền đã được sửa đổi , thêm bớt bởi nhiều người khác .
- Văn học dân gian được truyền lại bằng trí nhớ , truyền miệng do vậy không thể giữ nguyên vẹn qua nhiều thế hệ , nhiều địa phương khác nhau đã bị thay đổi ít nhiều à gọi là dị bản ( Những bản khác nhau của cùng một tác phẩm )
VD : SGV Trang 17 – Phân tích
2 – Chính vì tính vô danh và tính truyền miệng nên hai đặc điểm quan trọng :
a ) Đặc điểm 1 : Sự mờ dần đi , xoá bỏ những nét cá tính của từng cá nhân , chỉ giữ lại những gì là chung cho cả cộng đồng loài người .
Là tiếng nói chung cho cả cộng đồng loài người .
b ) Đặc điểm 2 : Sự bắt chước , rập khuôn lại một nhân vật , tình tiết , hình ảnh …. Trong VHDG là điều tự nhiên .
VD : SGK Tr 18
à VHDG không phải là tiếng nói chung cho cả cộng đồng , mà là tiếng nói cho cả nhân loại .
III – những đặc điểm về ngôn ngữ và phương pháp nghệ thuật của văn học dân gian
IV – Vị trí của văn học dân gian trong đời sống văn hoá và trong lịch sử văn học dân tộc
V – Những thể loại chính của văn học dân gian việt nam
IV - Củng cố
V - Tổng kết dặn dò – Rút kinh nghiệm .
Học bài cũ , và chuẩn bị bài “Khái quát về sử thi”
tiếT 11
khái quát về sử thi
Ngày soạn : 15/09/2005
Ngày giảng : .............
I - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh hiểu được
- Những nét đực trưng cơ bản của thể loại sử thi
- Phân tích một số tác phẩm sử thi của các dân tộc thiểu số
- Nắm được một số nét chính của nghệ thuật sử thi
II - Kiểm tra bài cũ.
III - Bài mới.
Phương pháp
Nội dung
Sử thi là gì ?
Có 2 loại sử thi
Phân biệt như thế nào ?
Có một số nội dung sau :
Ngoài ra còn ca ngợi những người nào trong xã hội ?
1 - Định nghĩa
Sử thi dân gian là những sáng tác tự sự dài bừng văn vần hoặc văn xuôi .
Kết hợp với văn vần
Nội dung kể lại những sự kiện quan trọng có ý nghĩa đối với toàn thể cộng đồng .
- Những thiên sử thi cổ đại thường được nhắc đến trên thế giới là Iliát và Ôđixê của Hilạp , Mahabharata và Ramayana của ấn Độ
2 – Phân biệt sử thi thần thoại và sử thi anh hùng
- Sử thi thần thoại : Khi chế độ cộng sản nguyên thỷ tan rã , thần thoại không còn nữa , một loại nghệ thuật mới ra đời , đó là sử thi thần thoại , sử thi thần thoại hệ thống hoá các vị thần còn tản mạn thành một pho sử để giải thích sự hình thành vũ trụ và đời sống con người
VD : “Đẻ đất đẻ nước” của dân tộc Mường
- Sử thi anh hùng ( Anh hùng ca ) kể về những chiến công của những người anh hùng , đại biểu cho sức mạnh và trí tuệ của cả cộng đồng .
VD : Đam San , Xinh Nhã của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
Các dân tộc thiểu số không dùng khái niệm sử thi mà gọi tác phẩm đó là Mo (Mường) , Khan ( Ê Đê ) , Hơ mon ( Ba na) Hơ ri ( Gia Rai )
3 – Một số nội dung chính của sử thi
a ) Sử thi là pho lịch sử lớn về sự hình thành xã hội thời viễn cổ , tiêu biểu là sử thi “Đẻ đất đẻ nước ”
Công cuộc tìm đất , tìm nước , tìm lữa , tìm gia súc , tìm cơm ăn , áo mặc , và xây dựng bản Mường là cả một quá trình con người vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt để tồn tại và phát triển .
b) Ca ngợi những người anh hùng có sức mạnh tài năng và vẻ đẹp phi thường , lập nên những chién công kỳ diệu .
c ) Sử thi đề cao sức mạnh của toàn thể cộng đồng trong buổi đầu xây dựng đại bàn cư trú .
- Sử thi xây dựng những nhân vật anh hùng nhưng không nhằm đề cao cá nhân cụ thể nào , mà chính là nhằm đề cao , kể cả sự phóng đại sức mạnh cộng đồng trong buổi đầu xây dựng đất nước , những cảnh đi lại tấp nập đông vui trong Đam San , Xinh Nhã …
Là niềm tự hào chung của cả cộng đồng
4 – Một số nét nghệ thuật của sử thi
Dung lượng tác phẩm đồ sộ , kết cấu trùng điệp , chia thành chương , khúc , văn xuôi , văn vần xen kẽ ngôn ngữ trang trọng , giàu hình ảnh so sánh , nghệ thuật phóng đại , tương phản , tượng trưng , tạo cho các tác phảm sử thi một giọng điệu vừa hùng tráng , vừa hào hứng , lôi cuốn người đọc , từ một tiếng chim vỗ cánh , tiếng ngọn thác đổ , xen tiếng nhạc cồng chiêng … tạo nên nhũng gia điệu vừa hùng tráng , vừa thiết tha .
IV - Củng cố
Nên đưa thêm những câu hỏi trong quá trình giảng
V - Tổng kết dặn dò – Rút kinh nghiệm .
Soạn và chuẩn bị “Đi bắt nữ thần mặt trời ”
tiếT 12 – 13
đi bắt nữ thần mặt trời
( Trích : Sư thi Đam Sam )
Ngày soạn : /2005
Ngày giảng : .............
I - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh hiểu được
- Nội dung khái quát về sư tthi và sưt thi Đam San
- ý nghĩa của đoạn trích “Đi bắt nữ thần mặt trời ”
- Nững nét chung của nghệ thuật sử thiqua đoạn trích “Đi bắt nữ thần mặt trời”
II - Kiểm tra bài cũ.
Nêu những hiểu biết về sử thi ?
III - Bài mới.
Phương pháp
Nội dung
H/s đọc phần tiểu dẫn
Nội dung chủ yếu của tác phẩm là gì ?
Đoạn trích thuộc hồi mấy của tác phẩm ?
Sức mạnh của Đam San được thể hiện như thế nào qua đoạn trích ?
Vẻ đẹp của thân hình diện mạo của Đam San như thế nào ?
Ngoài vẻ đẹp , Đam San còn có những đặc điểm gì ? vẻ đẹp của Đam San được biểu hiện như thế nào ?
Tầm suy nghĩ của Đam San NTN ?
Tại sao Đam San lại muốn ra đi ?
Nữ thần là người như thế nào ?
Vẻ dẹp được miêu tả ra sao ?
Số phận của Đam San NTN ?
Sức mạnh của NTMT tượng trung cho sức mạnh gì ?
Nội dung là gì ?
A- Những nét chung về sử thi đam san
1 – Cốt truyện :
Xem phần “Tiểu dẫn ” – SGK trang 25
2 – Nội dung chủ yếu
a- Nhân vật trong sử thi Đam San là người anh hùng Đam San , người kết tinh những tài năng phi thường của cả cộng đồng , có hoạt động thần kỳ như nhân vật thần thoại à đó là tù trưởng của các tù trưởng .
b - Đam San có những chiến công với những khát vọng tiêu biẻu cho sức mạnh của cả cộng đồng :
- Đánh bại kẻ thù đến cướp vợ , phá hoại buôn làng , sau chiến thắng , buôn làng của người anh hùng mạnh và giàu lên .
- Lao động , xây dựng và phát triển buôn làng với sức mạnh thần kỳ về thể chất
B - Đoạn trích “Đi bắt nữ thần mặt trời ”
1 – Vị trí đoạn trích :
Đoạn trích thuộc hồi 7 của sử thi “Đam San ” , là một trong những hồi hay nhất của tác phẩm , sau khi Đam San đánh bại nhiều tù trưỏng hung bạo , chặt đổ cây thần Smuk …
Chàng tiếp tục đi bắt nữ thần mặt trời , để mong đạt được những ước mơ táo bạo : Chinh phục thiên nhiên khắc nghiệt , mở rộng địa bàn cư trú , tạo nên sức mạnh chưa từng có của cộng đồng .
2 – Phân tích
a – Những đặc điểm anh hùng của nhân vật Đam San
- Đây là một trong những đặc điểm nổi bật của nhân vật sử thi , sức mạnh thể lực của Đam San là sức mạnh lay chuyển trời đát …
“Chặt một sườn núi ném xuống bùn làm con đường để vượt qua ranh giới giữa trời và đất ”
Giết : + Tê giác dưới vực thẳm
+ Hùm trong núi cao
+ Quạ diều trong cây trồng
+ Ma quỷ trên các đường đi
- Vẻ đẹp diệu kỳ của thân hình – diện mạo
+ Diện mạo : Tươi tắn
+ Thân hình mèm mại , dẻo dai …
Đam San đến nhà nữ thần , mọi người đều khâm phục “Người nhà đi từ nhà sau ra nhà trước nhìn ĐAm San như một thần linh ”
“Đầu đội khăn kép , vai mang túi da ”
“Lông chân mượt như chuôi dao ”
“Giọng nói như ve sầu ”
So với các tù trưởng khác : không có ai giống thế
- Có lòng dũng cảm vô song :
Đam San xuất hiện như một con người không biết sợ một trở lực nào : Bạt đồi , san núi , phát rẫy , chặt cây , giết thú , hạ kẻ thù …
Tất cả đều là những cuộc đọ sức , đòi hỏi phải có lòng dũng cảm vô song …
à Đam San luôn là những con người đứng ở hàng đầu , tạo nên những kỳ tích xuất chúng .
- Chinh phục thiên nhiên khắc nghiệt , thể hiện khát vọng khôn cùng …
* Đam San đã băng qua cả sự tàn khốc của thiên nhiên để đến với nữ thần mặt trời , vì nữ thàn là khát vọng của chàng , Đam San là con người vượt tầm thời đại , con người của tương lai .
* Đam San đã vượt qua mối ràng buộc khắc nghiệt của tục chuê nuê , mặc dù đã lấy hai chị em là Hơ nhí và Hơbhí , nhưng chàng vẫn dứt áo ra đi .
Hành động đi bắt nữ thần mặt trời của nhân vật sử thi là sự phát triển cao độ trong tính cách của người anh hùng Đam San .
b – Nữ thần mặt trời , sức mạnh dữ dội của thiên nhiên huyền bí , chế ngự con người .
- Nữ thần tượng trưng cho sức mạnh dữ dội thiên nhiên đầy bí ẩn mà Đam San chưa thể chinh phục được
+ Đam San luôn luôn chiến thắng , nhưng chàng đã chết trong cuộc hành trình đi chinh phục nữ thần mặt trời , dù khát vọng của chàng là cao đẹp
+ Chàng không thể tránh khỏi được cái chết trong đất nhão , vùng rừng bà Sun Y Rít
Đam San không thoát khỏi vùng rừng đất sáp đen .
- Sức mạnh của nữ thần mặt trời là sức mạnh dữ dội mà con người chưa hiểu và vượt qua được .
- Không phải NTMT trừng trị Đam San vì hành động phi thường “ngỗ ngược” , mà chính là thiên nhiên khắc nghiệt đã giết chết Đam San
à Nhưng cái chết của ĐAm San cũng kỳ diệu và phi thường
3 – Tổng kết
a – Nội dung
Đoạn trích nói về hân vật anh hùng Đam San , sống với những chiến công xuất chúng , chết trong tư thế phi thường , cái hùng xen lẫn cái bi cao thượng , tạo nên pho tượng hoành tráng của nhân vật sử thi Đam San
b – Nghệ thuật
- Ngôn ngữ trang trọng , giàu hình ảnh
- Sự vật , sự việc và con người thường được miêu tả bằng những thủ pháp phóng đại
- Nhiều đoạn trùng điệp , hào hứng , sôi nổi người đọc
IV - Củng cố
V - Tổng kết dặn dò – Rút kinh nghiệm .
Chuẩn bị bài “Khái quát về truyện cổ tích ”
tiếT 17
khái quát về truyện cổ tích
Ngày soạn : 2/10/2005
Ngày giảng : .............
I - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh hiểu được
- Đặc điểm chính của ba loại : Truyện cổ tích về loài vật , truyện cổ tích thần kỳ , truyện cổ tích sinh hoạt , đặc biệt là truyện cổ tích thần kỳ ( Loại truyện tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của thể loại truyện cổ tích )
- Đi sâu vào phân tích một số thể loại truyện cổ tích Việt Nam
II - Kiểm tra bài cũ.
- Hãy nêu những đặc điểm anh hùng của nhân vật Đam San ?
- Tại sao Đam San lại muốn đi bắt nữ thần mặt trời ? mục đích , ý nghĩa là gì ?
III - Bài mới.
Phương pháp
Nội dung
Truyện cổ tích là gì ?
Truyện cổ tích có mấy loại chính ? – 3 loại
Con vật trong truyện cổ tích thể loại này như thế nào ?
Đặc điểm của loại truyện này là gì ?
Truyện cổ tích thần kỳ có mấy nhóm ?
Coỏ tích sinh hoạt là gì ?
1 – Khái niệm về truyện cổ tích :
Là truyện kể có nguồn gốc xa xưa , nhưng chủ yéu ra đời trong xã hội có áp bức , bóc lột ( Thời tiền phong kiến và phong kiến ) , nhân vật của truyện cổ tích thường là những con người bất hạnh ( Em út , con rieng , mồ côi …) , dũng sĩ , người thông minh …
2 – Truyện cổ tích về loài vật :
- Là truyện có nhân vật chính là loài vật , các con vật biết nói năng và hành động như con người .
- Đúc kết những kinh nghiệm sống , những hiểu biết của con người về thế giới loài vật .
- Có nhóm truyện giải thích nguồn gốc , những đặc điểm riêng của từng loài vật .
3 – Truyện cổ tích thần kỳ :
- Là truyện dùng yếu tố thần kỳ để dẫn dắt cốt truyện , trong cổ tích thần kỳ
thế giới trần tục và thế giới siêu nhiên , nhân vật trần tục quan hệ qua lại với nhau tạo thành một thế giới cổ tích huyền ảo và thơ mộng .
Có hai nhóm : + Truyện về các nhân vật tài giỏi
+ Truyện về các nhân vật bất hạnh
VD : Tấm Cám ; Thạch Sanh ; Chử Đồng Tử …
- Nêu cao khát vọng tự do , hạnh phúc và công bằng xã hội
VD ; Cuối cùng cô tấm lấy được hoàng tử
Thạch Sanh lấy được công chúa
Sọ Dừa được con gái đẹp
4 – Truyện cổ tích sinh hoạt
Chỉ kể về những con ngưòi và những sự việc xảy ra trong cuộc đời hàng ngày , ít , hoặc không có các yếy tố siêu nhiên , thần kỳ
Có hai nhóm truyện cổ tích sinh hoạt ;
Kể về những nhân vật thông minh , nhanh trí , xử lý tài tình các tình huống phức tạp .
VD : Truyện Trạng Quỳnh
Kể về những nhân vật ngốc nghếch : Có hành vi ngốc nghếch , dẫn tới thất bại .
VD : Truyện “Làm theo vợ dặn ”
IV - Củng cố
- Học bài
- Soạn và chuẩn bị “Chử Đồng Tử”
V - Tổng kết dặn dò – Rút kinh nghiệm .
tiếT 18
Chử Đồng Tử
Ngày soạn : 02/10/2005
Ngày giảng : .............
I - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh hiểu được
- Nội dung thể loại truyện cổ tích , đặc biệt là truyện cổ tích thần kỳ .
- Chử Đồng Tử là truyện cổ tích thần kỳ về người mồ côi , cuuuoí cùng láy được công chúa .
- Cuộc hôn nhân Chử Đồng Tử – Tiên Dung là cuộc hôn nhân của những con nguời có phẩm chất cao quý , mơ ước được sống cuộc đời tự do phóng khoáng giữa nhân dân , giữa đất trời .
II - Kiểm tra bài cũ.
Nêu những đặc điểm của truyện cổ tích ?
III - Bài mới.
Phương pháp
Nội dung
Là cuộc hôn nhân như thế nào ?
Là người như thế nào ?
Là người như thế nào ?
Đó là chỗ nào ?
Là cuộc hôn nhân như thế nào ?
Nội dung và ý nghĩa của truyện Chử Đồng Tử là gì ?
I – Giới thiệu
Tương truyền ngày nay tại huyện Thường Tín – tỉnh Hà Tây vẫn còn nơi đánh dấu cho mối tính Chử Đồng Tử – Tiên Dung , đó là đầm Nhất Dạ và bãi Tự Nhiên .
II – Phân tích
1 – Cuộc hôn nhân Tiên Dung – Chử Đồng Tử
Là cuộc hôn nhân đẹp của những con người mang phẩm chất cao quý .
Chử Đồng Tử
Là nguời nghèo nhưng rất mực hiếu thảo , tự lao động để kiếm sống , có hiếu với cha (Chi tiết lấy chiếc khố duy nhát để đóng cho cha rồi mới chôn )
Tiên Dung
Là công chúa đẹp tuyệt vời , sống trong cảnh vương giả nhưng tâm hồn lại phóng khoáng , thích hoà nhập vào đất trời , tự nhiên , thích tự do .
Địa điểm ( Nơi hai người gặp nhau )
- là nơi cồn cát ven sông dân giã … đã diễn ra một cuộc hôn nhân đặc biệt giữa hai con người quen sống phóng khoáng .
- Đây là cuọc hôn nhân đẹp của hai con người thuận theo lẽ tự nhiên .
- Công chúa nơi lá ngọc cành vàng , không chịu lấy ai , nay lại lấy Chử Đồng Tử ( đến cái khố cũng không có ) , Chử Đồng Tử chỉ có một chữ “Hiếu”
- Là cuộc hôn nhân đẹp , cuộc hôn nhân của những con người chủ động và có bản lĩnh bảo vệ tình yêu .
2 – Kết luận
Truyện Chử Đồng Tử không chỉ có vấn đề xây dựng một cuộc hôn nhân của chàng trai mò côi nghèo , lấy công chúa , mà rộng hơn còn là vấn đề ước mơ một cuụoc sống tự do , phóng khoáng giữa dân gian , giữa đất trời , và xét cho cùng , hôn nhân được xây dựng như trên cũng là một bộ phận của ước mơ này
IV - Củng cố
V - Tổng kết dặn dò – Rút kinh nghiệm .
Học bài cũ và soạn “Làm theo vợ dặn ”
tiếT 19
Làm theo vợ dặn
Ngày soạn : 02/10/2005
Ngày giảng : .............
I - Mục đích yêu cầu:
- Hiểu cụ thể hơn về loại truyện cổ tích sinh hoạt và kiểu truyện có nhân vật ngốc .
- Tính cách ngốc được kể theo lối bịa đặt của truyện cổ tích
II - Kiểm tra bài cũ.
Truyện Chử Đồng Tử ngoài việc hôn nhân còn có ý nghĩa gì không ?
III - Bài mới.
Phương pháp
Nội dung
Thế nào là ngốc?
Ngốc kém hiểu biết thể hiện ở những chi tiết nào ?
Ngốc có khả năng phản ứng khi gặp một hiện tượng mới không ?
Ngốc hành động như thế nào ?
Mỗi hành động của nhân vật đều có >< gì ?
I – Giới thiệu
-Truyện “Làm theo vợ dặn” thuộc kiểu truyện cổ tích sinh hoạt về người ngốc .
- Ngốc : kém trí khôn về khả năng suy xét , ứng phó , ứng xử
- Ngốc nghếch : ngốc ( Nói khái quát)
II – Phân tích
1 –Sự kém hiểu biết của ngốc
- Ngốc kém hiểu biết về các sự vật hiện tượng
+ Không phân biệt được “Vịt trời ” và “Vịt nhà”
+ Đi buôn nồi đất , gặp trâu không tránh à bị va đổ vỡ hết gánh nồi đất à Ngốc rút kinh nghiệm
+ Ngốc buôn vôi , gặp con chuột chết à tránh con chuột , đi qua ruộng nước à hỏng hết vôi
- Ngốc không phân biệt được :
+ Con t
File đính kèm:
- Giao an Ngu van10.doc