Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 1-2- tổng quan văn học Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

- Nắm được những kiến thức chung. Khái quát nhất về hai bộ phận của VHVN, các thời kỳ phát triển và một số nét đặc sắc truyền thống của VHDT.

- Biết vận dụng những tri thức trên để tìm hiểu và hệ thống hóa những tác phẩm sẽ học về VHVN.

- Bồi dưỡng niềm tự hào và lòng yêu quí văn học dân tộc.

B. Chuẩn bị của GV và HS:

- GV: tham khảo bài tổng kết VH trong sách Ngữ văn 9 – Tập II

- HS: xem lại bài (nt) và đọc trước văn bản trong SGK.

C. Phương pháp: gợi mở, đàm thoại, diễn giảng, thảo luận.

D. Tiến trình dạy học:

 I. Giới thiệu bài mới:

Nếu ở bậc THCS, phần văn học sử được học ở cuối năm với tính cách tổng kết văn học, thì chương trình văn học ở bật THPT lại bắt đầu với bài Tổng quan VHVN các thời kỳ lịch sử. Bài học sẽ giúp chúng ta hiểu biết khái quát về VHVN với các bộ phận cấu thành qua các thời kỳ phát triển và những nét đặc sắc truyền thống của VH dân tộc.

 II. Các hoạt động chính:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1561 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 1-2- tổng quan văn học Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tieát: 1-2 Toång quan Vaên hoïc Vieät Nam QUA CAÙC THÔØI KYØ LÒCH SÖÛ A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Nắm được những kiến thức chung. Khái quát nhất về hai bộ phận của VHVN, các thời kỳ phát triển và một số nét đặc sắc truyền thống của VHDT. - Biết vận dụng những tri thức trên để tìm hiểu và hệ thống hóa những tác phẩm sẽ học về VHVN. - Bồi dưỡng niềm tự hào và lòng yêu quí văn học dân tộc. B. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: tham khảo bài tổng kết VH trong sách Ngữ văn 9 – Tập II - HS: xem lại bài (nt) và đọc trước văn bản trong SGK. C. Phương pháp: gợi mở, đàm thoại, diễn giảng, thảo luận. D. Tiến trình dạy học: I. Giới thiệu bài mới: Nếu ở bậc THCS, phần văn học sử được học ở cuối năm với tính cách tổng kết văn học, thì chương trình văn học ở bật THPT lại bắt đầu với bài Tổng quan VHVN các thời kỳ lịch sử. Bài học sẽ giúp chúng ta hiểu biết khái quát về VHVN với các bộ phận cấu thành qua các thời kỳ phát triển và những nét đặc sắc truyền thống của VH dân tộc. II. Các hoạt động chính: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt 1. Tìm hiểu bố cục bài học: ? Bài Tổng quan nền VHVN…có mấy phần, mỗi phần nêu lên nd gì nổi bật ? 2. Tìm hiểu 2 bộ phận lớn của VHVN: ? Hãy cho biết nền VHVN gồm những bộ phận và thành phần nào ? ? BHDG là bộ phận VH như thế nào ? tác giả là những ai ? Dùng phương thức phổ biến nào ? Có các thể loại nào ? có đặc điểm gì nổi bật ? ? VH viết là bộ phận VH ntn ? khác với VHDG ra sao ? £ Tự sự (truyện, ký, thơ)… 3. Tìm hiểu quá trình phát triển của VHVN: £ HS đọc VB (trang 7-8-9-10) SGK T1. ? VHVN phát triển qua các thời kì nào ? * HS họp nhóm thảo luận. £ GV: lưu ý cách chia thời kì VH của SGK 10 với các sách cũ. ? VH trung đại VN hình thành trong hoàn cảnh lịch sử ntn ? hệ ý thức chi phối tư tưởng con người và VH là gì ? Văn tự sử dụng là gì ? Tác giả tiêu biểu ? thể loại chủ yếu ? thơ pháp ? -> dùng các TPVH đã học để minh họa (tổ 1-2 nhóm). ? VH hiện đại gồm VH của các thời kì nào ? Trình bày những nét chủ yếu của thời kỳ VH này. (T2-2 nhóm: thời kì đXX -> CM8/45; T3-2 nhóm: thời kì CM8/45 -> hết TKXX – T4 phản biện). => các nhóm trình bày – cả lớp thảo luận. GV chốt lại. 4. Tìm hiểu nét đặc sắc của VHVN: * Hs thảo luận nhóm – mỗi nhóm 4hs, chọn 1 tp đã học để phân tích chứng minh các nét đặc sắc truyền thống của VHVN. £ Gợi ý: chỉ ra các nét đặc sắc truyền thống của VHVN. Gồm 3 phần: - Các bộ phận, thành phần của nền VHVN. + VHDG + VH viết - Các thời kỳ phát triển của nền VH: + TKX -> XIX + TKđXX -> CMT8/45 + CMT8/45 -> CTKXX - Một số nét đặc sắc truyền thống của VHVN. I. Các bộ phận, thành phần của VHVN: 1. Văn học dân gian: - Do tập thể ND lao động sáng tác và truyền miệng. Có từ lâu đời, khi chưa có chữ viết. - Gồm các thể loại: thần loại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn, ca dao, tục ngữ, hò vè, chèo… - Thể hiện tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc, góp phần gìn giữ và phát triển tính ngôn ngữ dân tộc. 2. Văn học viết: - Bắt đầu từ TKX, có tác giả cụ thể, dùng chữ viết Hán, Nôm, Quốc ngữ… - Gồm nhiều thể loại: văn, thơ cổ (hịch, cáo, chiếu, biểu, thơ, phú, văn chính luận, văn biền ngẫu, hát nói, tiểu thuyết chương hồi….), văn thơ hiện đại (tự sự - trữ tình – kịch). - Đóng vai trò chủ yếu trong diện mạo VH dân tộc. II. Các thời kỳ phát triển của VHVN: 1. Thời kỳ từ TKX -> hết TK XIX: - Bối cảnh lịch sử: nhà nước phong kiến hình thành hưng thịnh rồi suy thoái. ND ta liên tục chống ngoại xâm từ phương Bắc. - Đạo Nho, Phật, Lão chi phối xã hội và VH. - Văn tự chủ yếu là chữ Hán và chữ Nôm. - Lực lượng sáng tác chủ yếu là các nhà nho. - Thi pháp: ướt lệ, sùng cổ, phi ngã. - Nhiều thể loại: truyện, thơ tiếp nhận từ VH Trung Quốc. Có các thể loại VH dân tộc: thơ lục bát, song thất lục bát; hát nói. => Dù LSXH biến động, thịnh – suy nhưng VHVN thời kì này (VHDG và VH viết) luôn phát triển, tạo nên nhiều thành tựu đáng kể: thơ văn Lý Trần, thơ văn Nguyễn Trãi, Nguyễn Du… 2. Thời kì từ đầu TKXX -> CM8/45: - Thực dân Pháp xâm lược. XHVN thay đổi sâu sắc, các trí thức Tây học muốn khẳng định mình và đóng góp cho XH-công chúng VH phát triển. Nhiều ngành nghề văn hóa phát triển. Chữ Quốc ngữ hoàn thiện. - VHVN cách tân từng bước và thực sự hiện đại hóa với tốc độ mau lẹ. Nhiều xu hướng VH, trào lưu VH xuất hiện, nhiều nhà văn, nhà thơ có phong cách riêng độc đáo. 3. Thời kì từ CM8/45-> hết TKXX: - Nước VNDCCH ra đời. Đảng lãnh đạo ND đánh Pháp, đuổi Nhật, lật đổ phong kiến và chống Mỹ, xd CNXH. - VH đổi mới đề tài, mục đích sáng tác, cách viết…phục vụ công cuộc CM của đất nước theo từng thời kì, nhiều tp sâu sắc có giá trị gd to lớn. III. Một số nét đặc sắc truyền thống của VHVN: 1. VHVN đã thể hiện 1 tích cách sâu sắc tâm hồn của con người VN. - Yêu thiên nhiên gắn với lý tưởng đđ gắn với tình yêu quê hương, đất nước – lứa đôi. - Yêu nước: tự hào, yêu quí ĐN căm thù giặc-quyết tâm bảo vệ đất nước. - Lòng nhân đạo lên án các thế lực… thông cảm với… bênh vực, đề cao quyền sống - Luôn yêu đời, lạc quan tin tưởng vào tương lai, vào chính nghĩa. - Giản dị, tinh tế và tài hoa trong lối sống, sáng tạo nghệ thuật. 2. VHVN có nhiều thể loại đặc sắc, có truyền thống thơ ca lâu đời, văn xuôi xuất hiện chậm nhưng phát triển mau lẹ. 3. VHVN luôn tiếp thu có chọn lọc mọi luồng văn hóa khác, nhưng vẫn giữ bản sắc riêng. 4. VHVN là nền VH có sức sống dẻo dai, mãnh liệt. III. Củng cố: Đọc kỹ và chọn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất: 1. Nền VHVN do những bộ phận VH nào dưới đây họp thành ? a. VHDG và VH hiện đại b. VHDG và văn học viết c. VH trung đại và VH hiện đại d. VH bác học và VH bình dân. 2. Hai chủ đề lớn nào dưới đây là nd xuyên suốt VHVN qua các thời kì lịch sử ? a. Căm thù giặc và tự dào dân tộc b. Yêu nước và nhân đạo c. Yêu thiên nhiên và yêu con người d. Tự hào về dân tộc và lòng lạc quan vui sống. 3. Sự hòa nhập và phát triển của VHVN trước những thử thách của LS thể hiện điều gì ? a. Sức sống mãnh liệt của người VN b. Tinh thần yêu nước của người VN c. Lòng dũng cảm của người VN d. Tinh thần đấu tranh mạnh mẽ của người VN. E. Dặn dò: - Làm BT nâng cao SGK (nhóm trình bày). - Chuẩn bị bài: văn bản (dựa vào các câu hỏi luyện tập).

File đính kèm:

  • doctongquan.doc