Giáo án ngữ văn 10 tiết 103, 104: tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS:

 * Hiểu được tâm trạng người chinh phụ trong tình cảnh lẻ loi và sự đồng cảm sâu sắc của tác giả đối với khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.

 * Thấy được những diễn biến phong phú, tinh vi trong nghệ thuật diễn tả tâm trạng nhân vật và âm điệu đoạn trích.

B- PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 SGK, SGV, Giáo án, một số tài liệu về tác phẩm Chinh phụ ngâm.

C- CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

 GV tổ chức giờ dạy theo hướng đọc diễn cảm- tìm hiểu thông qua việc trả lời câu hỏi giúp HS tìm ra những giá trị nghệ thuật và nội dung của đoạn trích

D- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 I- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

 II- KIỂM TRA BÀI CŨ

 Nêu những giá trị nổi bật của truyện ngắn Dế chọi

 III- GIỚI THIỆU BÀI MỚI

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1538 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 10 tiết 103, 104: tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 1 tháng 4 năm 2007 Ngữ văn. Tiết 103, 104 Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm) Nguyên tác chũ Hán: Đặng Trần Côn Bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm a- Mục tiêu cần đạt. Giúp HS: * Hiểu được tâm trạng người chinh phụ trong tình cảnh lẻ loi và sự đồng cảm sâu sắc của tác giả đối với khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ. * Thấy được những diễn biến phong phú, tinh vi trong nghệ thuật diễn tả tâm trạng nhân vật và âm điệu đoạn trích. b- Phương tiện thực hiện SGK, SGV, Giáo án, một số tài liệu về tác phẩm Chinh phụ ngâm. c- Cách thức tiến hành GV tổ chức giờ dạy theo hướng đọc diễn cảm- tìm hiểu thông qua việc trả lời câu hỏi giúp HS tìm ra những giá trị nghệ thuật và nội dung của đoạn trích d- Tiến trình lên lớp I- ổn định tổ chức II- Kiểm tra bài cũ Nêu những giá trị nổi bật của truyện ngắn Dế chọi III- Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - Trình bày một số nét chính của phần tiểu dẫn. (HS đọc đoạn trích) - Theo em có thể chia đoạn trích thành mấy phần? - Theo em đoạn thơ trên đề cập đến nội dung gì? - Em có nhận xét gì về những hành đông của người chinh phụ? - Người chinh phụ đã cảm nhận về thời gian như thế nào? - Nêu những biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng để khắc họa những hành động của người chinh phụ? - Tám câu thơ đề cập nội dung gì? - Em có suy nghĩ gì về nỗi nhớ của người chinh phụ? - Nghệ thuật thể hiện tâm trạng người chinh phụ? - Đoạn thơ đề cập nội dung gì? - Em có cảm nhận gì về hai bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ? - Tại sao trong cùng một thời điểm diễn ra hai khung cảnh thiên nhiên trái ngược nhau? Sự trái ngược đó phản ánh những trạng thái tình cảm nào của người chinh phụ? - Trình bày những hiểu biết của em về nghệ thuật và nội dung của đoạn trích? 1- Tiểu dẫn a- Vài nét về tác giả, dịch giả: Đặng Trần Côn không rõ năm sinh năm mất từng đỗ hương cống...Ông sáng tác nhiều trong đó nổi tiếng nhất là Chinh phụ ngâm. - Đoàn Thị Điểm người cùng thời với Đặng Trần Côn là người có nhan sắc, học vấn... b- Vài nét về tác phẩm: - Thể loại: Tác phẩm của Đặng Trần Côn viết bằng chữ Hán theo thể đoạn trường cú. Bản dịch của đoàn Thị Điểm viết theo thể song thất lục bát. - Xuất xứ: Tác phẩm được viết vào đầu những năm bốn mươi thế kỉ XVIII. - Nội dung tác phẩm: Thể hiện tư tưởng về quyền sống, quyền hạnh phúc lứa đôi. 2- Đọc- hiểu Ba phần: a- Mười sáu câu đầu - Hành động của người chinh phụ: + Một mình gieo bước trên hiên vắng + Ngồi dưới rèm thưa bao phen kéo rèm, buông rèm. + Gượng đốt hương + Gượng soi gương + Gượng gảy đàn Những hành động lặp đi lặp lại một cách vô thức. Hành động đó thể hiện tâm trạng của người chinh phụ: cô đơn, vò võ một mình… Mỗi bước đi nặng nề diễn tả bao suy nghĩ, trong lòng không nguôi nỗi nhớ, nỗi đau về thân phận lẻ loi. Hành động kéo rèm cũng là hành động lặp lại. Đặc biệt hành động đốt hương, soi gương, gảy đàn, được thực hiện một cách gượng ép. - Cảm nhận về thời gian. + Thời gian dằng dặc: Khắc giờ đằng đẵng như niên + Trong hoàn cảnh đó ngưòi chinh phụ cất lên lời trách: nàng trách chim thước chẳng mách tin, trách ngọn đèn biết dường bằng chẳng biết… + Nàng nhận thấy sự đồng cảm giữa mình và ngọn đèn... . Câu hỏi tu từ… . Cách miêu tả chi tiết, cụ thể những hành động thể hiện tâm trạng… . Miêu tả gián tiếp tâm trạng … Tất cả đều làm nổi bật tình cảnh cô đơn khắ khoải của người chinh phụ. b- Tám câu tiếp theo Khắc họa tâm trạng người chinh phụ. + Ước muốn của người chinh phụ: Gửi tấm lòng của mình vào ngọn gió đông- gửi những gì đẹp nhất đến non Yên. + Bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ: Nhớ thăm thẳm, nhớ đến đau đáu… Nỗi nhớ cao thăm thẳm, xoáy sâu vào trong lòng Sử dụng hình ảnh mang nặng tính ước lệ: non Yên. Sử dụng những từ láy… Miêu tả trực tiếp tâm trạng… c- Mười hai câu cuối. Khắc họa hai bức tranh thiên nhiên. * Một bức tranh thiên nhiên héo úa tàn tạ: - Sương như búa, tuyết như cưa- khắc nghiệt… - Một thiên nhiên buồn bã, vắng lặng: giọt sương phủ, bụi chim gù, sâu tường… Hình tượng búa, cưa thể hiện sự phũ phàng, kết hợp động từ mạnh xẻ, bổ diễn tả sự tàn phá của sương tuyết… * Một thiên nhiên đẹp đẽ, sống động: Nguyệt soi trước hiên nhà Hàng tiêu, gió thốc- thổi mạnh Màn lay cùng ngọn gió xuyên Bóng hoa lồng cùng bóng nguyệt Hoa dãi nguyệt, nguyệt lồng hoa... Lúc đầu hoa nguyệt còn tách rời, sau hợp nhất, xuấn xúyt. Nhờ hoa, nguyệt in từng tấm. Nhờ nguyệt hoa thắm từng bông. Sự hòa quyện tạo nên vẻ đẹp trùng trùng tràn trề sự sống Nhìn nhận từ hai trạng thái tình cảm: nỗi lòng cô đơn sầu muộn gợi lên qua hình ảnh thiên nhiên khắc nghiệt tàn phai, một niềm khao khát hạnh phúc gợi một tâm trạng phấn chấn trong cái nhìn đắm say với thiên nhiên. Nhưng nổi bật hơn cả là nỗi sầu từ cảnh vật… 3- Tổng kết a- Nghệ thuật. - Bút pháp tả tình kết hợp bút pháp tả cảnh ngụ tình. - Miêu tả thiên nhiên qua đó thể hiện tâm trạng của người chinh phụ. b- Nội dung. Đoạn trích thể hiến cảm thông sâu sắc của nhà thơ đối với cảnh ngộ của người chinh phụ… - Tố cáo cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa. Qua đó đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho lứa đôi. III- Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docTinh canh le loi cua nguoi chinh phu.doc