Giáo án Ngữ văn 10 tiết 110- Truyện kiều của Nguyễn Du

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS:

 * Nắm được nguồn gốc của Truyện Kiều và sáng tạo của Nguyễn Du về nội dung, nghệ thuật.

 * Hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của Truyện Kiều- tấc phẩm lớn nhất của văn học trung đại Việt Nam.

B- PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 SGK, SGV, Giáo án, một số tư liệu về Truyện Kiều

C- CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

 GV tổ chức giờ dạy rheo hướng đọc, kết hợp trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi

D- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 I- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

 II- KIỂM TRA BÀI CŨ

 Phân tích diễn biến tâm trạng của người cung nữ trong đoạn trích Nỗi sầu oán của người cung nữ.

 III- GIỚI THIỆU BÀI MỚI

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1592 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 110- Truyện kiều của Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 13 tháng 4 năm 2007. Ngữ văn. Tiết 110. Truyện Kiều của nguyễn du a- Mục tiêu cần đạt. Giúp HS: * Nắm được nguồn gốc của Truyện Kiều và sáng tạo của Nguyễn Du về nội dung, nghệ thuật. * Hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của Truyện Kiều- tấc phẩm lớn nhất của văn học trung đại Việt Nam. b- Phương tiện thực hiện SGK, SGV, Giáo án, một số tư liệu về Truyện Kiều c- Cách thức tiến hành GV tổ chức giờ dạy rheo hướng đọc, kết hợp trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi d- Tiến trình lên lớp i- ổn định tổ chức ii- Kiểm tra bài cũ Phân tích diễn biến tâm trạng của người cung nữ trong đoạn trích Nỗi sầu oán của người cung nữ. iii- Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần dạt. - Trình bày một số nét chính về nguồn gốc và sự sáng tạo của Truyện Kiều. (GV hướng dẫn HS dựa vào cách tóm tắt tác phẩm tự sự, và trên cơ sở chuẩn bị bài ở nhà trình bày văn bản tóm tắt - Giá trị tư tưởng của truyện Kiều thể hiện qua những phương diện nào? - Tiếng nói ca ngợi tình yêu tự do và ước mơ công lí thể hiện như thế nào trong Truyện Kiều? - Tiếng khóc cho số phận con người thể hiện như thế nào trong Truyện Kiều? - Nội dung này thể hiện như thế nào trong Truyện Kiều? - Vì sao nói Truỵen Kiều là tiếng nói hiểu đời? - Những giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều thế hiện như thế nào? - Bằng những hiểu biết về tác phẩm, hãy chứng minh nghệ thuật xây dựng nhân vật sống động. - Những giấ trị về ngôn ngữ của Truyện Kiều thể hiện như thế nào? I- Nguồn gốc Truyện Kiều và sự sáng tạo củaNguyễn Du. 1- Nguồn gốc Truyện Kiều. Sáng tác dựa vào tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân ở cuối đời Thanh ở Trung Quốc. 2- Sự sáng tạo của Nguyễn Du. - Sáng tạo về thể loại - Sáng tạo về nội dung - Sáng tạo về nghệ thuật. II- Tóm tắt Truyện Kiều ( Có thể trình bày theo 2 cách: Theo trình tự văn bản. Cũng có thể chia thành từng phần) III- Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của Truyện Kiều. 1- Giá trị tư tưởng. a) Truyện Kiều- bài ca về tình yêu tự do và ước mơ công lí. * Tiếng nói ca ngợi tình yêu tự do thể hiện qua việc xây dựng mối tình Kim Trọng và Thúy Kiều. + Trong tình yêu đó cả hai đã hoàn toàn chủ động đến với nhau. Họ đã vượt qua rào cản của xã hội để đến với nhau bằng tình yêu đích thực của mình... *Ước mơ tự do công lí thể hiện qua việc xây dựng nhân vật Từ Hải. Đây là một người anh hùng xây dựng một trều đình chống lại sự thối nát của xã hội. Từ Hải đã giúp cho Thúy Kiều có được màn báo ân báo oán. Thông qua cảnh báo ân báo oán của Kiều, Nguyễn Du muốn thể hiện ước mơ công lí về một xã hội công bằng. b) Truyện Kiều là tiếng khóc cho số phận con người. - Truyện Kiều là tiếng khóc cho số phận con người, khóc cho tình yêu chân thành bị tan vỡ. - Truyện Kiều là tiếng khóc cho tình cốt nhục bị lìa tan. - Truyện Kiều là tiếng khóc cho nhân phẩm bị chà đạp... - Truyện Kiều là tiếng khóc cho thân xác con người bị đầy đọa... - Là tiếng kêu thương về quyền sống cá nhân con người. c- Truyện Kiều là bản cáo trạng đanh thép đối với các thế lực đen tối. + Là bản cáo trạng các thế lực đen tối trong xã hội phong kiến: bọn sai nha, quan xử kiện... + Là bản cáo trạng đanh thép đối với tác động của đồng tiền. đồng tiền đã làm tha hóa con người. d- Truyện Kiều là tiếng nói hiểu đời Thông qua Truyện Kiều, Nguyễn Du muốn thể hiện tiếng nói thông cảm với cuộc đời. Đó là tiếng noíu thông cảm bao dung với con người. Ông hầu như hiểu hết uẩn khúc của con người... 2- Giá trị nghệ thuật a) Nghệ thuật xây dựng nhân vật sống động. - Bằng một số chi tiết, một vài câu thơ Nguyễn Du đã dựng lên chân dung các nhân vật sống động mang đậm cá tính. - Nhân vật không chỉ được khắc họa về ngoại hình mà còn được khắc họa cả tính cách, tâm lí. Chẳng hạn: Nhân vật Mã Giám Sinh: Ghể trên ngồi tót sỗ sàng... Nhân vật Kim Trọng: Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa... b) Mẫu mực của nghệ thuật tự sự và trữ tình bằng thơ lục bát. - Truyện Kiều là một câu chuyện được kể lại một cách rõ ràng, chặt chẽ... - Tất cả được kể lại bằng thơ... - Nguyễn Du không chỉ kể lại câu chuyện đơn thuần, mà kể lại bằng tất cả trái tim của mình. Vì thế, Kiều không đơn giản chỉ là một nhân vật mà đó là hình bóng của Nguyễn Du. c) Ngôn ngữ trong Truyện Kiều trong sáng, trau chuốt, giàu sức biểu cảm. - Sử dụng từ Hán Việt đúng chỗ làm cho ngôn ngữ trở nên trang trọng... - Dùng điển tích đúng chỗ... - Dùng tiểu đối...Ngôn ngữ có chọn lọc phù hợp làm nổi bật cá tính nhân vật. Chẳng hạn với Mã Giám Sinh khác, với Kim Trọng thì khác... III- Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docTruyen Kieu cua Nguyen Du.doc