Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 118- NGUYỄN DU (1765-1820)

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS

 * Qua cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du, thấy được ông là nhà nghệ sĩ lớn, có trái tim cảm thông với mọi kiếp người.

 * Hiểu được các thành tựu về tư tưởng, nghệ thuật của Nguyễn Du; vị trí của ông trong lịch sử văn học dân tộc và thế giới.

B- PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 SGK, SGV, Giáo án, một số tài liệu về Tác giả Nguyễn Du.

C- CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

 Do thời gian có hạn, GV có thể chia nhóm cho HS hoạt động tìm hiểu một số nét chính về cuộc đời, một số nét chính về nội dung, nghệ thuật, vị trí của Nguyễn Du. Tất cả các luận điểm phải được dựa trên cơ sở tác phẩm đã học của ông.

D- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 I- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

 II- KIỂM TRA BÀI CŨ.

 Phân tích sự thể hiện chí khí anh hùng của Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng.

 III- GIỚI THIỆU BÀI MỚI

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 118- NGUYỄN DU (1765-1820), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 29 tháng 4 năm 2007 Ngữ văn. Tiết 118. Nguyễn Du (1765-1820) a- Mục tiêu cần đạt. Giúp HS * Qua cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du, thấy được ông là nhà nghệ sĩ lớn, có trái tim cảm thông với mọi kiếp người. * Hiểu được các thành tựu về tư tưởng, nghệ thuật của Nguyễn Du; vị trí của ông trong lịch sử văn học dân tộc và thế giới. b- Phương tiện thực hiện SGK, SGV, Giáo án, một số tài liệu về Tác giả Nguyễn Du. c- Cách thức tiến hành Do thời gian có hạn, GV có thể chia nhóm cho HS hoạt động tìm hiểu một số nét chính về cuộc đời, một số nét chính về nội dung, nghệ thuật, vị trí của Nguyễn Du. Tất cả các luận điểm phải được dựa trên cơ sở tác phẩm đã học của ông. d- tiến trình lên lớp i- ổn định tổ chức ii- Kiểm tra bài cũ. Phân tích sự thể hiện chí khí anh hùng của Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng. iii- Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt (Nhóm 1 thực hiện) - Nêu những nét chính trong cuộc đời của Nguyễn Du mà có ảnh hưởng đến sự nghiệp văn học của ông ( GV cho một HS đọc phần Các tác phẩm văn học của Nguyễn Du) - Nêu những thành tựu trong giá trị tư tưởng của sáng tác của Nguyễn Du. - Khuynh hướng hiện thực được thể hiện như thế nào trong sáng tác của Nguyễn Du? Lấy ví dụ, phân tích để làm sáng tỏ. - Ngoài ra thơ của Nguyễn Du còn thể hiện nội dung gì? - Nêu những biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong sáng tác của Nguyễn Du, lấy dẫn chứng chứng minh. - Từ những kiến thức đã học về Nguyễn Du, hãy nêu vị trí của ông trong nền văn học của dân tộc và thế giới 1- Cuộc đời Cần chú ý ba điểm: + Nguyễn Du xuất thân trong gia đình đại quý tộc (bố là Tể tướng, mẹ là ngưòi có tài hát xướng). Đây là điều kiện đầu tiên giúp ông có được tài năng ban đầu về văn học. + Ông là con bà thứ, sau phải sống nhờ vào người anh họ, lại gặp lúc thay đổi sơn hà... nên sự cảm thương thân thế lại càng sâu đậm. Đặc biệt là mười năm gió bụi, ông càng thấm thía thêm cuộc đời, hiểu thấu hơn số phận con người. + Nguyễn Du làm quan cho triều đình nhà Nguyễn...cho thấy sự trân trọng tài năng của ông. Nhưng ông lại không mấy mặn mà...Trong chuyến đi sứ Trung Quốc, ông càng hiểu rõ hơn về cuộc đời hình thành nên trong thơ ông chủ nghĩa nhân đạo vĩ đại. 2- Sự nghiệp văn học. a- Các tác phẩm. SGK b- Giá trị tư tưởng trong sáng tác của Nguyễn Du * Nhà thơ có khuynh hướng hiện thực + Thơ chữ Hán phản ánh cuộc sống buồn chán, đói cơm rách áo của bản thân: Lạnh sơ đã khổ vì không áo, chày vải nhà ai chiều nên đưa, hay gào rã non Hồng mười miệng đói, ốm co thành Huế một thân trơ. + Thơ chữ Hán Bắc hành tạp lục Nguyễn Du vạch ra sự đối lập giữa cảnh sống giàu sang và nghèo đói. + Đặc biệt là bài thơ chống lại bài Chiêu hồn. Nguyễn Du khuyên hồn của Khuất Nguyên không nên về vì đường đời đầy gian truân... * Tư tưởng nhân đạo. + Quan tâm đến số phận con người: . Khóc cho thân phận và nhân phẩm bị chà đạp (Truyện Kiều, Đọc Tiểu Thanh kí...) + Đòi quyền sống cho con người.( Truyện Kiều...) + Ca ngợi tình yêu con người.(Truyện Kiều...) + Vượt qua ràng buộc của ý thức hệ phong kiến và tôn giáo để khẳng định ý thức tu thân của con người. 3- Tổng kết. + Nguyễn Du xứng đáng vị trí hàng đầu trong nền văn học của dân tộc. + Thơ chữ Hán không chỉ là trang nhật kí mà còn thể hiện suy nghĩ sâu sắc của ông về con người, về thời đại...Thơ Nôm và thơ song thất lục bát đạt tới mức cổ điển.... + Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo lỗi lạc với lòng yêu thương con người sâu sắc. Nghệ thuật đã đạt đến đỉnh cao... iii- rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docNguyen Du.doc