Giáo án Tự chọn 10 Chuyên đề 1 : tổng quan văn học Việt Nam

Tồn tại mãi mãi với lịch sử của con người

+ Sức hấp dẫn của những câu chuyện, những bài cac dao, những làn điệu dân ca luôn làm say mê lòng người

+ Gắn với truyền thống văn hóa dân tộc

+ Dễ nhớ, dễ truyền đạt

+ Có ảnh hưởng sâu sắc tới văn học viết

+ Ưu điểm của nó đã được các giai đoạn văn học sau này kế thừa và phát huy rực rỡ

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1871 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự chọn 10 Chuyên đề 1 : tổng quan văn học Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 Ngày soạn: 16/8/2011 Tiết: 1 Ngày dạy: 18/8/2011 Chuyên đề 1 : TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM I. ĐIỂM DANH, ỔN ĐỊNH LỚP 10a1……………………………………………………………………………………… 10a2……………………………………………………………………………………… II. NỘI DUNG: 1. Cấu tạo của nền văn học Việt nam: Là sự tồn tại song song cùng phát triển và luôn ảnh hưởng sâu sắc lẫn nhau của hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết. Văn học dân gian Văn học viết - Tồn tại mãi mãi với lịch sử của con người + Sức hấp dẫn của những câu chuyện, những bài cac dao, những làn điệu dân ca…luôn làm say mê lòng người + Gắn với truyền thống văn hóa dân tộc + Dễ nhớ, dễ truyền đạt + Có ảnh hưởng sâu sắc tới văn học viết + Ưu điểm của nó đã được các giai đoạn văn học sau này kế thừa và phát huy rực rỡ - Văn học viết đã kế thừa: + Thể thơ lục bát, song thất lục bát, những hình ảnh ẩn dụ, so sánh…trong sáng tác của mình ( Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Tố hữu, Nguyễn Bính…) + Những yếu tố tưởng tượng kì lạ… được dùng trong thể loại văn xuôi nhưng các tác giả đã cố gắng tìm tòi, sáng tạo để thoát khỏi khuôn mẫu cổ truyền, đem đến cho tác phẩm hơi thở nóng hổi của nhịp sống đương thời 2. Quá trình phát triển của nền văn học viết: hai thời kì a.VH trung đại (từ TK X đến hết TK XIX): -Chữ viết: Hán + Nôm - Chịu ảnh hưởng của nhiều nền VH trong khu vực ( Đông Á, Đông Nam Á), nhất là Trung Quốc -Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan… + Văn xuôi chữ Hán + Thơ Nôm => thể hiện lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, tính hiện thực, đồng thời thể hiện ý thức dân tộc, dân chủ đã phát triển cao. b. VH hiện đại (từ đầu TK XX đến hết TK XX): có 4 giai đoạn: *.Từ TK XX đến 1930: - Tiếp xúc với VH Châu âu, chủ yếu viết bằng chữ Quốc ngữ, công chúng tiếp nhận đông đảo hơn. -Đội ngũ sáng tác đạt qui mô chưa từng có: Tản Đà, HNPhách, HBChánh, PDTốn, . . . * Từ 1930 – 1945: - Có sự kế thừa VH trung đại và tiếp thu sự hiện đại hoá của VH thế giới. Vì thế xuất hiện nhiều thể loại VH mới ( thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói, …) -Có sự phân hoá phức tạp thành nhiều bộ phận ( công khai, hợp pháp và bất hợp pháp) - Xu hướng VH: + CN lãng mạn: Đề cao cái Tôi, đấu tranh cho quyền sống và hạnh phúc ( Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử,. . .) + CN hiện thực: Ghi lại không khí ngột ngạt của đời sống XH thực dân PK ( NTTố, NCHoan, NCao, …) * Từ 1945 – 1975: - Có sự lãnh đạo của ĐCS VN: VH gắn liền sự nghiệp lao động, chiến đấu của nhân dân ta. - VH hiện thực XHCN đi sâu vào phản ánh sự nghiệp đấu tranh CM( hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ) và xây dựng cuộc sống mới. - Đạt thành tựu NT cao, gắn với HCM, Tố Hữu và nhiều lớp nhà văn quân đội. * Từ 1975 đến nay: - VH đi vào phản ánh công cuộc xây dựng CNXH, sự nghiệp CN hoá, HĐ hoá đất nước và những vấn đề mới của thời mở cửa, hội nhập quốc tế. 3. Văn học Việt Nam rất phong phú và linh hoạt về cách thức thể hiện ở cả hai thể loại: Thơ ca và văn xuôi: a. Thơ: - Thơ dân gian có từ lâu đời, tồn tại cùng với xã hội loài người từ khi chưa có chữ viết -> trở thành thơ ca truyền thống của dân tộc Ví dụ: Hỡi cô tát nước bên đàng. Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi - Thơ trung đại: (từ TK X đến hết TK XIX): Viết bằng chữ Hán và chữ Nôm với nhiều tác giả lớn, nhiều tác phẩm bất hủ mà đỉnh cao là kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du - Thơ hiện đại (từ đầu TK XX đến hết TK XX: + Viết bằng chữ quốc ngữ, gắn bó, gắn bó với lịch sử của nhân dân, của đất nước + Khối lượng đồ sộ, thể lại phong phú, nhiều kiệt tác với các tác giả tên tuổi, nội dung vô cùng sâu rộng b. Văn xuôi: - Ra đời muôn nhưng phát triển và trưởng thành nhanh chóng, vững vàng - Thành tựu chưa lớn nhưng đã sớm bộc lộ tinh hoa với những tác phẩm có thể sánh cùng nhiều nền văn học hiện đại của thế giới III. Luyện tập: 1. Câu hởi trắc nghiệm khách quan: Câu 1. Dòng nào nêu đúng và đủ tên các bộ phận hợp thành văn học Việt Nam Văn học dân gian và văn học hiện đại Văn học trung đại và văn học hiện đại Văn học dân gian và văn học viết Văn học chữ Nôm và văn học chữ Hán Câu 2. Dòng nào nêu đúng bản chất của văn học dân gian: Là truyện kể được nhân dân lao động yêu thích và truyền miệng Là sáng tác của nhân dân lao động và được truyền miệng Là sáng tác của các trí thức phong kiến được nhân dân truyền miệng Là những bài ca dân gian truyền miệng từ đời này sang đời khác Câu 3. Trong các tác phẩm sau, tác phẩm nào được viết bằng chữ Hán? Bánh trôi nước C. Bạn đến chơi nhà Hịch tướng sĩ D. Qua Đèo Ngang 2. Câu hỏi tự luận: Câu 1. Sắp xếp các ý dưới đây vào hai cột để phân biệt điểm khác biệt giữa văn học dân gian và văn học viết. Phổ biến bằng truyền miệng Phổ biến bằng các văn bản viết Gồm các văn bản văn xuôi và văn vần Thể hiện bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ Là sáng tác của nhân dân lao động Là sáng tác của tầng lớ trí thức phong kiến Văn học dân gian Văn học viết Câu 2. Điền thông tin cụ thể vào các các thời kì cơ bản của văn học viết Việt Nam a) Từ TK / ………./ đến hết TK / ………../ b) Từ đầu TK /…………/ đến hết TK /…………./ c) Từ TK /…………/ đến/…………./ d) Từ /………/ đến /…………/ e) Từ /………/ đến / …………/ f) Từ / ………../ đến /…………./

File đính kèm:

  • docChuyên đề 1.doc