Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 12: Đọc văn TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU- TRỌNG THỦY – Tiếp theo

I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

 - Biết được đặc trưng cơ bản của thể loại truyền thuyết.

 - Hiểu được bài học giữ nước, nguyên nhân mất nước mà người xưa gửi gắm trong câu chuyện về thành Cổ Loa và mối tình Mị Châu- Trọng Thủy.

- Vận dụng vào việc đọc- hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng đọc ( kể) diễn cảm truyền thuyết dân gian.

3. Thái độ

- Nhận thức được bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng.

II- Chuẩn bị của GV và HS

1. Giáo viên- Bài soạn, máy chiếu, tranh minh họa, phiếu học tập.

2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi SGK, bảnh phụ.

III- Tiến trình bài dạy

1. Kiểm tra bài cũ:(5 phút)

 CH:Tóm tắt ngắn gọn truyền thuyết “ An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy”?

2. Nội dung bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1586 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 12: Đọc văn TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU- TRỌNG THỦY – Tiếp theo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Ngày giảng Lớp Sĩ số Tờn HS vắng 2/09/2011 10A1 10A2 10A3 10A4 10A5 Tiết 12: Đọc văn Truyện an dương vương và mị châu- trọng thủy – Tiếp theo - I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Biết được đặc trưng cơ bản của thể loại truyền thuyết. - Hiểu được bài học giữ nước, nguyên nhân mất nước mà người xưa gửi gắm trong câu chuyện về thành Cổ Loa và mối tình Mị Châu- Trọng Thủy. - Vận dụng vào việc đọc- hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng đọc ( kể) diễn cảm truyền thuyết dân gian. 3. Thái độ - Nhận thức được bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng. II- Chuẩn bị của GV và HS 1. Giáo viên- Bài soạn, máy chiếu, tranh minh họa, phiếu học tập. 2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi SGK, bảnh phụ. III- Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ:(5 phút) CH:Túm tắt ngắn gọn truyền thuyết “ An Dương Vương và Mị Chõu- Trọng Thủy”? 2. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản (30 phút) GV: Gọi 2 HS đọc đoạn không bao lâu....đến hết. HS: hoạt động theo nhóm ( 5 phút) GV phỏt phiếu học tập Yêu cầu: Bi kịch nước mất của nhà vua diễn ra như thế nào? Nguyên nhân dẫn tới Âu Lạc thất bại, mất nước? Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét huẩn kiến thức. GV trình chiếu tranh minh họa ( Vua chém MC, cầm sừng tê xuống biển) GV: Em đánh giá gì về hành động nhà vua tự tay chém đầu con gái sau khi nghe tiếng phán quyết của rùa vàng ? GV: Sáng tạo những chi tiết về rùa vàng và hành động của nhà vua,..nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm gì với nhân vật lịch sử ADV? GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức. . GV Giữa MC và Trọng Thủy cú tỡnh yờu thật sự khụng? GV Tại sao tỡnh yờu đú lại tan vỡ? GV: Trước hành động của Mị Châu, nhân dân ta đã bày tỏ thái độ và tình cảm gì? Qua đó tác giả dân gian muốn gửi gắm điều gì tới thế hệ trẻ muôn đời sau? GV trình chiếu tranh minh họa( bức tượng MC hóa thạch, bàn thờ MC, hình ảnh giếng ngọc) Hoạt động 2: Tổng kết văn bản (5 phút) HS làm việc độc lập GV: Nêu đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm? GV: Chỉ ra ý nghĩa của tác phẩm? HS: Suy nghĩ, trả lời. GV: Gọi HS đọc ghi nhớ. Hoạt động 3:Củng cố, luyện tập(4 phút) - GV hướng dẫn HS làm bài tập 1 SGK/43. HS bày tỏ ý kiến riêng, GV nhận xét chốt ý kiến. GV phát phiếu học tập. Câu hỏi 1: ý nghĩa quan trọng nhất của câu chuyện là gì? A.Tình cảm cha con B.Tình nghĩa vợ chồng C. Bài học dựng nước D. Bài học giữ nước. Câu hỏi 2: Dòng nào không nói đúng ý nghĩa chính trị của truyền thuyết? A. Truyện nêu lên bài học cảnh giác trước kẻ thù B. Truyện nêu lên bài học về cách giải quyết mối quan hệ giữa riêng và chung. C. Truyện nêu lên bài học về cách giải quyết mối quan hệ giữa tình vợ chồng và tình cha con. D. Truyện nêu lên bài học về cách giải quyết mối quan hệ giữa việc nhà và việc nước, giữa các nhân và cộng đồng. - GV cho HS xem một đoạn băng đĩa. Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học: (1 phút) - Học bài. Chỉ ra những hư cấu nghệ thuật trong truyền thuyết và phân tích ý nghĩa của chúng. - Quan điểm của em về ý kiến cho rằng truyền thuyết này là tiếng nói ca ngợi tình yêu chung thủy và phản kháng chiến tranh. - Chuẩn bị bài: Văn bản. y/c: đọc, tìm hiểu phần luyện tập (tr.37,38). II.Đọc – hiểu văn bản 2. Tìm hiểu văn bản b. Bi kịch nước mất nhà tan, bi kịch tình yêu và thái độ của tác giả dân gian * Bi kịch nước mất nhà tan - Triệu Đà cầu hôn, vua vô tình gả con gái là Mị Châu cho con trai Triệu Đà là Trọng Thủy. - An Dương Vương để Trọng Thủy ở rể là tạo cơ hội cho kẻ thù hoạt động gián điệp. - Mị Châu cho Trọng Thủy xem nỏ thần là tiết lộ bí mật quốc gia, vô tình tiếp tay cho âm mưu của cha con Triệu Đà. - Triệu Đà xâm lược, ADV ỷ có nỏ thần điềm nhiên đánh cờ -> chủ quan khinh địch. -> Âu Lạc thất bại-> mất nước. - Tiếng phán quyết của rùa vàng: Kẻ ngồi sau lưng…, ADV tỉnh ngộ, nhận ra bi kịch, tuốt kiếm chém Mị Châu. -> đó là hành động thể hiện sự dứt khoát, quyết liệt. Giữa tình nhà và nghĩa nước, ADV đã biết đặt cái chung trên cái riêng. -> Sự tỉnh ngộ muộn màng của nhà vua. Bài học đau xót, đắt giá cho lịch sử dân tộc về sự chủ quan, mất cảnh giác. - Thái độ của nhân dân: nhân dân không đồng tình và nêu bài học lịch sử về tinh thần mất cảnh giác, chủ quan khinh địch. Nhưng đồng tình với cách giải quyết đúng đắn mối quan hệ gữa riêng với chung, nhà với nước. Vì vậy trong lòng nhân dân, ADV trở thành bất tử. * Bi kịch tình yêu - Giữa Mị châu và Trọng Thủy có một tình yêu thực sự. - Mị Châu trong sáng, ngây thơ, quá tin yêu chồng đã mắc tội với non sông. - Mối tình Mị Châu- Trọng Thủy tan vỡ bởi âm mưu xâm lược của Triệu Đà. Cái chết của Mị Châu, Trọng Thủy là kết cục bi thảm của một mối tình éo le luôn bị tác động, chi phối bởi chiến tranh. - Thái độ của nhân dân: vừa phê phán hđ vô tình phản quốc, vừa rất độ lượng với Mị Châu, hiểu nàng là người cả tin, ngây thơ bị lợi dụng, cảm thương cho nàng là nạn nhân của chiến trang. Hình ảnh “ngọc trai, giếng nước” thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa nhân ái của ND ta, đồng thời để cảnh tỉnh thế hệ trẻ muôn đời sau: không được đặt tình cảm cá nhân lên trên vận mệnh đất nước. Ty không thể dung hòa với âm mưu xâm lược. III.Tổng kết- ghi nhớ a. Nghệ thuật: - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa “ cốt lõi lịch sử” và hư cấu nghệ thuật. - Kết cấu chặt chẽ, xây dựng những chi tiết kì ảo có giá trị nghệ thuật cao( ngọc trai- giếng nước). - Xây dựng được những nhân vật truyền thuyết tiêu biểu. b. Nội dung: Truyện giải thích nguyên nhân việc dẫn đến mất nước Âu Lạc và nêu lên bài học lcihj sử về giữ nước, tinh thần cảnh giác với kẻ thù, cùng cách xử lý đúng dắn mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, các nhân với cộng đồng. * Ghi nhớ: SGK * Luyện tập: 1. Bài tập 1. tr 43 A. Trọng Thuỷ chỉ là một kẻ gián điệp, ngay cả việc yêu Mị châu cũng là giả dối. B. Giữa Mị Châu và Trọng Thuỷ có tình yêu chung thuỷ và h/ả “ Ngọc trai- giếng nước” đã ca ngợi mối tình đó. C. Trọng Thuỷ vừa là kẻ gián điệp vừa có tình yêu với Mị Châu. 2.Bài tập 2: - Câu 1: Đáp án D - Câu 2: Đáp án C

File đính kèm:

  • docTiết 12- ADV va MC-TT.doc