Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 28- Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

I. Mục đích yêu cầu :

 -Nắm được đặc điểm của từng loại ngôn ngữ và sự khác biệt giữa chúng.

 - Kĩ năng sử dụng đúng từng loại ngôn ngữ trong giao tiếp.

 - Có ý thức tự rèn luyện để nói đúng, viết đúng.

II. Chuẩn bị :

 1. Giáo viên : GA, SGK, SGV, những lỗi từ bài viết của hs

 2. Học sinh : Đọc và soạn bài trước ở nhà

III. Phương pháp : Vấn đáp, nêu câu hỏi, thảo luận nhóm, diễn giảng,

IV. Nội dung và tiến trình bài dạy :

 1. Chuẩn bị :

 - Ổn định lớp.

 - Kiểm tra bài cũ: Đọc và phân tích một số bài ca dao yêu thương tình nghĩa mà em biết

 - Vào bài: Trong giao tiếp, chúng ta cần có ý thức nói đúng, viết đúng theo đặc điểm của từng loại ngôn ngữ. Chủ yếu là hai hình thức giao tiếp : nói và viết

 2. Nội dung bài giảng :

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2483 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 28- Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 28 Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết I. Mục đích yêu cầu : -Nắm được đặc điểm của từng loại ngôn ngữ và sự khác biệt giữa chúng. - Kĩ năng sử dụng đúng từng loại ngôn ngữ trong giao tiếp. - Có ý thức tự rèn luyện để nói đúng, viết đúng. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : GA, SGK, SGV, những lỗi từ bài viết của hs 2. Học sinh : Đọc và soạn bài trước ở nhà III. Phương pháp : Vấn đáp, nêu câu hỏi, thảo luận nhóm, diễn giảng,… IV. Nội dung và tiến trình bài dạy : 1. Chuẩn bị : - Ổn định lớp. - Kiểm tra bài cũ: Đọc và phân tích một số bài ca dao yêu thương tình nghĩa mà em biết - Vào bài: Trong giao tiếp, chúng ta cần có ý thức nói đúng, viết đúng theo đặc điểm của từng loại ngôn ngữ. Chủ yếu là hai hình thức giao tiếp : nói và viết 2. Nội dung bài giảng : T G HĐ của GV HĐ của HS Nội dung * HĐ 1: Tìm hiểu đặc điểm của ng.ngữ nói: - Y/c HS đọc các ngữ liệu trong SGK - Dựa vào ngữ liệu, hãy nêu các đặc điểm của ngôn ngữ nói. Cho ví dụ cụ thể. - Cho HS trình bày độc lập. GV nhân xét, đánh giá và cho điểm. * HĐ 2: Tìm hiểu đặc điểm của ng.ngữ viết: - Dựa vào các đặc điểm của ngôn ngữ nói, hãy nêu các đặc điểm của ngôn ngữ viết (so sánh) - Y/c HS thảo luận theo nhóm (hoặc cho HS xin phát biểu) - Cho lớp cùng trao đổi , bàn luận và GV rút ra nhận xét, chốt lại các ý chính. * HĐ 3: Luyện tập : - Cho HS thi đua làm bài tập nhanh và cho điểm kiểm tra miệng - Nhận xét, bổ sung từng bài tập và cho điểm câu trả lời đúng - Đọc các ngữ liệu trong SGK - Nêu các đặc điểm của ngôn ngữ nói - Bổ sung các ý theo hướng dẫn của GV - Dựa vào đặc điểm của ng.ngữ nói, nêu ý kiến về đặc điểm của ng.ngữ viết -Thảo luận, trao đổi trong lớp và rút ra kết luận từ ý kiến bổ sung của GV Thực hiện các bài tập theo yêu cầu của GV I. Đặc điểm của ngônngữ nói : - Là ngôn ngữ âm thanh, dùng trong gtiếp tự nhiên hằng ngày ; người nói, người nghe tiếp xúc trực tiếp, có thể thay phiên vai nói và vai nghe. - Đa dạng về ngữ điệu, giọng nói, các phương tiện hỗ trợ : nét mặt, cử chỉ, điệu bộ,… - Từ ngữ đa dạng : từ khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, các biệt ngữ, trợ từ, từ ngữ đưa đẩy, chêm xen,… Câu tỉnh lược hoặc câu rườm rà, trùng lặp, dư thừa,… II. Đặc điểm của ngôn ngữ viết : - Được thể hiện bằng chữ viết trong vb, được tiếp nhận bằng thị giác. Người viết có điều kiện suy nghĩ, lựa chọn, gọt giũa từ ngữ ; người đọc có điều kiện đọc lại,… - Có sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự, hình ảnh minh hoạ, bảng biểu, sơ đồ,… - Từ ngữ được lựa chọn mang tính chính xác, câu được tổ chức mạch lạc,chặt chẽ. * Chú ý hai trường hợp : - Ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết trong vb - Ngôn ngữ viết trong vb được trình bày lại bằng lời nói miệng. III. Luyện tập : 1. – Thuật ngữ ngành ngôn ngữ học : vốn chữ, từ vựng, ngữ pháp, phẩm chất, thể văn, văn nghệ. - Tách dòng sau mỗi câu để trình bày rõ từng luận điểm. - Dùng dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, ngoặt đơn, ngoặt kép. 2. – Các từ hô gọi: kìa, này, nhà tôi ơi,… - Các từ tình thái: có khối…đấy, đấy, thật đấy,… - Từ ngữ thường dùng trong ngônngữ nói : mấy (giò),có khối, nói khoác,… - Sự phối hợp giữa lời nói và cử chỉ: cong cớng, liếc mắt, cười tít,… 3.a) Trong thi ca VN có nhiều bức tranh mùa thu rất đẹp b) …… họ sẵn sàng khai quá mức thực tế một cách tuỳ tiện. c) Bỏ từ “sất” 3. Dặn dò : Luyện tập thêm ở nhà và soạn bài Ca dao hài hước, đọc trước bài đọc thêm Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu) Ngày soạn: 05/10/2008 Lớp dạy: 10A2; 10CB1; 10CB2 Tiết: 29,30 CA DAO HÀI HƯỚC Đọc thêm Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu) I. Mục đích yêu cầu : - Cảm nhận được tiếng cười lạc quan của người bình dân qua nghệ thuật trào lộng trong các bài ca dao; nắm được cơ bản nội dung ý nghĩa của đoạn trích Lời tiễn dặn. - Kĩ năng phân tích ca dao hài hước. - Bồi dưỡng tâm hồn lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : GA, SGK, SGV, một số bài ca dao hài hước 2. Học sinh : Đọc và soạn bài trước ở nhà III. Phương pháp : Vấn đáp, nêu câu hỏi, thảo luận nhóm, diễn giảng,… IV. Nội dung và tiến trình bài dạy : 1. Chuẩn bị : - Ổn định lớp. - Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.Cho ví dụ minh hoạ - Vào bài : Ca dao ngoài những bài có nội dung than thân, yêu thương tình nghĩa còn có những bài chứa đựng tiếng cười của người lao động. 2. Nội dung bài giảng : T G HĐ của GV HĐ của HS Nội dung * HĐ 1: HD phân tích các bài ca dao : - Gọi HS đọc lần lượt từng bài ca dao và gợi ý phân tích theo câu hỏi hướng dẫn học bài - Các câu hỏi cho HS thảo luận theo nhóm. Gọi nhóm bất kì nêu ý kiến và cho các nhóm còn lại bổ sung - GV nhân xét, đánh giá và rút ra kết luận (Trong quá trình phân tích, yêu cầu HS dẫn thêm nhiều ví dụ có nội dung tương tự) * HĐ 2 : Củng cố: - Hãy nêu ý nghĩa của những bài ca dao hài hước trong c.sống của người bình dân xưa. - Bài học cho bản thân * HĐ 3: Hướng dẫn học bài đọc thêm: - Gọi 1 HS đọc phần Tiểu dẫn để nắm được nội dung của truyện thơ Tiễn dặn người yêu - Gọi 2 HS đọc đoạn trích. GV đọc lại cho cả lớp nghe và lưu ý HS cách đọc cho đúng tâm trạng của Anh và của Chị trong đoạn trích - Y/c HS đọc các câu hỏi hướng dẫn học thêm ở cuối bài - Cho các nhóm trao đổi các câu hỏi và gọi đại diện nhóm nêu ý kiến - Gọi các nhóm khác bổ sung . GV nhân xét và rút ra kết luận - Nêu câu hỏi củng cố: Hãy nêu chủ đề, tư tưởng của đoạn trích - GV chốt lại để HS nắm và bổ sung vào tập. - Đọc và thảo luận lần lượt các câu hỏi hướng dẫn trong SGK - Nêu ý kiến thảo luận trước lớp và cùng trao đổi, thảo luận các ý kiến của nhau - Rút ra kết luận từ ý kiến nhận xét của GV Dựa vào phần Tiểu dẫn và Ghi nhớ nêu ý kiến và những suy nghĩ của bản thân. - Đọc phần Tiểu dẫn và chú ý nắm nội dung của truyện thơ Tiễn dặn người yêu - Đọc đoạn trích theo yêu cầu của GV - Thảo luận, trao đổi các câu hỏi hướng dẫn và nêu ý kiến thảo luận - Bổ sung theo định hướng của GV 1. Phân tích : a) Bài 1: - Việc dẫn cưới và thách cưới: + Lối nói khoa trương, phóng đại: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò + Lối nói giảm dần: voi trâu bò chuột (chàng trai); củ to củ nhỏ củ mẻ (cô gái) + Cách nói đối lập: dẫn voi – sợ quốc cấm, dẫn trâu – sợ họ máu hàn, dẫn bò – sợ co gân, lợn gà – khoai lang - Cách nói của chàng và nàng: hài hước, tựcười mình tiếng cười tự trào của người lao động trong cảnh nghèo Vẻ đẹp tâm hồn: dù trong cảnh nghèo, vẫn lạc quan, yêu đời, ham sống b) Bài 2,3,4: - Bài 2,3: chế giễu loại đàn ông yếu đuối, lười nhác + Nghệ thuật phóng đại + đối lập (2) + Nghệ thuật đối lập (3) - Bài 4: chế giễu loại phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên: nghệ thuật phóng đại cười với ý nghĩa nhắc nhở nhẹ nhàng c) Nghệ thuật : Tổng hợp 4 bài ca dao 2. Tổng kết : Ghi nhớ – SGK * Luyệntập : 1. Gợi ý: tiếng cười tự trào của người lao động đáng yêu,đáng trân trọng. - Không mặc cảm mà còn bằng lòng với cảnh nghèo. - Tâm hồn lạc quan, yêu đời. 2. Bổ sung và cho điểm câu trả lời đúng ** Hướng dẫn đọc thêm : a) Tâm trạng của Anh (và của Chị- qua sự mô tả của Anh) trên đường tiễn dặn: - Tình yêu đối với Chị vẫn còn thắm thiết (người đẹp anh yêu) - Cử chỉ,hành động muốn kéo cho dài ra giây phút được ở bên Chị: phải được nhủ, được dặn đôi câu anh mới có thể “đành lòng” quay về ; muốn ngồi lại bên chị, âu yếm chi để “ủ lấy hương người”, nựng con của chị với chồng mà như nựng chính con đẻ của mình. - Anh cảm nhận rằng dường như Chị cũng muốn níu kéo cho dài ra những giây phút sau cùng cò được ở bên Anh: chân bước đi mà đầu còn “ngoảnh lại”, mắt còn “ngoái trông” Anh, chân bước càng xa thì lòng càng đau nhớ. b) Cử chỉ, hành động và tâm trạng của Anh lúc về nhà chồng của Chị: - Anh có những cử chỉ, hành động biểu lộ niềm xót xa, thương cảm sâu sắc đối với người yêu. - Tâm trạng vừa xót xa cho Chị vừa quyết tâm sẽ bằng mọi cách đón Chị về đoàn tụ với mình. - Sử dụng dồn dập nhiều hình ảnh ẩn dụ, ss tương đồng, nhiều từ ngữ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần khẳng định ý chí đoàn tụ không gì lay chuyển được. c) Kết luận: - Tố cáo sự bất công của XHPK xưa - Ước mơ về cuộc sống tự do, hạnh phúc của những người nghèo 3. Dặn dò : Học kĩ bài, đọc lại nhiều lần bài đọc thêm, tìm thêm tài liệu tham khảo, soạn trước bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự. Ngày soạn : 10/10/2008 Lớp dạy: 10A2; 10CB1; 10CB2

File đính kèm:

  • docngu van 10tuan 10.doc
Giáo án liên quan