Giáo án Ngữ văn 10 tiết 25- Truyện cười dân gian Việt Nam

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS

 * Hiểu được đối tượng, nguyên nhân, ý nghĩa của tiếng cười trong từng truyện.

 * Thấy được nghệ thuật đặc sắc của truyện cười: ngắn gọn, tạo được yếu tố bất ngờ, những cử chỉ gây cười.

B- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC.

2- KIỂM TRA BÀI CŨ:

 Trình bày ý kiến của em về cách kết thúc truyện cổ tích Tấm Cám. Qua truyện này dân gian muốn phản ánh điều gì?

3- GIỚI THIỆU BÀI MỚI:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1487 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 25- Truyện cười dân gian Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 10 tháng 10 năm 2006 Ngữ văn. Tiết 25 Truyện cười dân gian Việt Nam Nhưng nó phải bằng hai mày Tam đại con gà. a- Mục tiêu cần đạt. Giúp HS * Hiểu được đối tượng, nguyên nhân, ý nghĩa của tiếng cười trong từng truyện. * Thấy được nghệ thuật đặc sắc của truyện cười: ngắn gọn, tạo được yếu tố bất ngờ, những cử chỉ gây cười. b- Các bước tiến hành ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ: Trình bày ý kiến của em về cách kết thúc truyện cổ tích Tấm Cám. Qua truyện này dân gian muốn phản ánh điều gì? Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt (HS đọc SGK và trả lời câu hỏi) - Trong phần tiểu dẫn, chúng ta cần lưu ý những điều gì? ( GV cho HS đọc thêm phần tri thức đọc hiểu) ( GV cho HS đọc tác phẩm) - Tiếng cười trong tác phẩm nhằm vào cái gì? - Tác giả dân gian đã sử dụng các thủ pháp gây cười nào? Em hãy phân tích từng biện pháp đó trong truyện. I- Tiểu dẫn - Truyện cười dân gian Việt Nam phong phú và được nhân dân ưa thích. - Hoàn cảnh ra đời: khi xã hội suy thoái…càng phát triển. - Các loại truyện cười: có hai loại truyện cười… II- Đọc hiểu. 1- Nhưng nó phải bằng hai mày - Truyện cười cách xử kiện “tài tình” của lí trưởng. Tiếng cười bật lên là do mâu thuẫn của sự vật.Đó là mâu thuẫn giữa sự đồn đại, cái tiếng với bản chất bên trong của thầy lí: Theo sự đồn đại, thầy nổi tiếng vì xử kiện giỏi> < bản chất bên trong ( nhận tiền đút lót). - Sự công bằng, lẽ phải không có nghĩa lí gì ở chốn công đường khi thầy lí xử kiện. Lẽ phải ở đây thuộc về kẻ nhiều tiền. * Dùng cử chỉ kết hợp với lời nói của các nhân vật để làm bật ra tiếng cười: + Trước hết là cử chỉ và lời nói của Cải trước mặt thầy lí: “Cải vội xòe năm ngón tay ngẩng mặt nhìn thầy lí khẽ bẩm: xin xét lại, lẽ phải về con cơ mà”. Cử chỉ và lời nói ấy của Cải như muốn nhắc số tiền mà anh ta đã đút lót cho quan từ trước. - Tiếng cười ở đây nhằm vào cái gì? - Hãy phân tích những biểu hiện của tiếng cười trong truyện. + “Thầy lí cũng xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt” Cử chỉ ấy phù hợp với điều thầy lí nói với Cải. Nó còn ẩn chứa một nghĩa khác: đó là cái phải đã bị cái khác úp lên che đi mất rồi.Đó là tiền… * Dùng cách chơi chữ để gây cười. Cách chơi chữ thể hiện trong lời nói của thầy lí: “Tao biết mày phải…nhưng nó lại…phải bằng hai mày” Chữ phải trong câu nói này mang nhiều nét nghĩa: + Nghĩa thứ nhất là lẽ phải, chỉ cái đúng đối lập với cái sai. + Nghĩa thứ hai là điều bắt buộc phải có… Lời thầy lí lập lờ cả hai nghĩa ấy, kết hợp với cử chỉ hai bàn tay úp lên nhau, làm bật ra tiếng cười… 2- Tam đại con gà. Nhân vật của truyện là anh học trò dốt nhưng hay nói chữ, liều lĩnh. Học trò dốt thì nhân dân chê trách chứ không cười. ở đây anh học trò dốt nhưng lại giấu dốt, thậm chí hay khoe khoang dám đi dạy trẻ.Tiếng cười nhằm vào thói giấu dốt và sự sĩ diện hão ( không nhằm vào cái dốt) - Tiếng cười bật ra khi chữ “kê” là gà, thầy không biết (chủ nhà vốn ít chữ mà vẫn biết). Học trò hỏi dồn, thầy cuống, nói liều “Dủ dỉ là con dù dì”. Điều này chứng tỏ thầy vừa thiếu kiến thức thực tế, vừa thiếu kiến thức sách vở. Tiếng cười ở đây nhằm vào sự liều lĩnh của thầy đồ. - Không chỉ có thế, tiếng cười còn bật ra khi thầy đồ thấp thỏm không yên “Thầy cũng khôn, sợ sai người nào biết thì xấu hổ mới bảo học trò đọc khe khẽ”. Điều đó chứng tỏ thầy đồ liều lĩnh trong việc dạy trẻ bao nhiêu, thì thận trọng trong việc giấu cái dốt của mình bấy nhiêu. - Chi tiết thầy tìm đến thổ công làm cho tiếng cười bật ra. Thói thường, không biết tìm người mà hỏi, tìm sách mà đọc. ở đây, thầy đồ tìm đến thổ công. Sau khi xin được ba đài âm dương, thầy chắc bụng bảo học trò đọc to… - Cuối cùng cái dốt của thầy đồ bị lật tẩy. Không có con dù dì. Thầy nhạo báng cả cái dốt của thổ công “Mình dốt…hơn”. Thầy còn gượng gạo lí giải: “Tôi vẫn biết…”Cái dốt nọ lồng vào cái dốt kia. - Trong các yếu tố gây cười nói trên, yếu tố nào tạo được bất ngờ thú vị nhất? - Qua hai truyện cười nói trên, rút ra một số đặc điểm về nghệ thuật truyện cười. Chạm trán với chủ nhà, thầy đồ gượng gạo lí giải… Chữ dủ dỉ không có nghĩa gì, anh ta vẫn tìm ra được nhiều nghĩa… - Truyện cười ngắn gọn, nó kị sự dài dòng… - Truyện cười có kết cấu chặt chẽ. Mọi chi tiết trong truyện đều hướng tới mục đích gây cười. Tiếng cười bao giờ cũng rộ lên ở cuối truyện - ít nhân vật. Nhân vật chính là đối tượng của tiếng cười. - Ngôn ngữ truyện cười giản dị nhưng tinh tế, sâu sắc, nhất là ngôn ngữ và cử chỉ của nhân vật ở cuối truyện. Củng cố – nâng cao ( GV cho HS rút ra những giá trị của hai truyện cười nói trên) - Cả hai truyện đều ngắn gọn, tiêu biểu cho truyện cười châm biếm hài hước của truyện cười dân gian Việt Nam. + Châm biếm việc xử kiện ở chốn công đường + Châm biếm kẻ dốt mà giấu dốt - Cả hai truyện thể hiện trí tuệ và tinh thần lạc quan của nhân dân. 5- rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docTruyen cuoi dan gian Viet Nam.doc