Giáo án ngữ văn 11

I/-MỤC TIÊU: Giúp HS:

-Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Huấn cao,qua đó hiểu được tư tượng nghệ thuật và quan niệm thẩm mĩ tiến bộ của Nguyễn Tuân.

-Hiểu và phân tích được những đặc sắc nghệ thuật của thiên truyện: tình huống truyện độc đáo, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ vừa cổ kính vừa hiện đại.

-Giáo dục tư tượng yêu nước và lòng yêu cái đẹp trong cuộc sống.

II/CHUẨN BỊ:

1/ Giáo viên: SGK,Giáo án,Tư liệu có liên quan,Bảng phụ

2/Học sinh:SGK, Bài soạn,Tập ghi bài.

III/-PHƯƠNG PHÁP :Phát vấn,nêu vấn đề,tạo tình huống,thảo luận nhóm

IV/- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1/ỔN ĐỊNH LỚP:

2/KIỂM TRA BÀI CŨ:

-Câu 1:

Đáp án + Biểu điểm:

-Câu 2:

Đáp án + Biểu điểm:

3/ DẠY BÀI MỚI:

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1127 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: Ngày dạy: Tên bài dạy: CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ. NGUYỄN TUÂN. I/-MỤC TIÊU: Giúp HS: -Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Huấn cao,qua đó hiểu được tư tượng nghệ thuật và quan niệm thẩm mĩ tiến bộ của Nguyễn Tuân. -Hiểu và phân tích được những đặc sắc nghệ thuật của thiên truyện: tình huống truyện độc đáo, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ vừa cổ kính vừa hiện đại. -Giáo dục tư tượng yêu nước và lòng yêu cái đẹp trong cuộc sống. II/CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: SGK,Giáo án,Tư liệu có liên quan,Bảng phụ… 2/Học sinh:SGK, Bài soạn,Tập ghi bài. III/-PHƯƠNG PHÁP :Phát vấn,nêu vấn đề,tạo tình huống,thảo luận nhóm… IV/- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1/ỔN ĐỊNH LỚP: 2/KIỂM TRA BÀI CŨ: -Câu 1: Đáp án + Biểu điểm: -Câu 2: Đáp án + Biểu điểm: 3/ DẠY BÀI MỚI: Hoạt động của GV + HS NỘI DUNG BÀI DẠY - HS đọc tiểu dẫn trong SGK. -Trình bày những nét chính về tác giả Nguyễn Tuân? -Trước CM T 8/1945? - Sau CM T 8/1945? => NT là nhà văn như thế nào? -Đánh giá về NT? - Nêu hiểu biết của em về tác phẩm “CNTT”? - Nhân vật trong tập truyện “VBMT” chủ yếu là ai? - Qua tập truyện “VBMT” nhà văn NT muốn nói lên điều gì? -Nêu bố cục của truyện ngắn “CNTT”? - Phân đoạn và nội dung của từng đoạn. -Đoạn 1, nội dung? -Đoạn 2, nội dung? -Đoạn 3, nội dung? -Trình bày tình huống của truyện “CNTT”? => Tác dụng nghệ thuật của tình huống đó? - Nhân vật HC có những phẩm chất gì? - Tại sao nói HC là một nghệ sĩ tài hoa vè nghệ thuật thư pháp? Hãy chứng minh. - GV diễn giảng thêm nghệ thuật thư pháp là gì? - HC còn là người có tâm hồn trong sáng, cao đẹp, hãy chứng minh bằng một số chi tiết trong tác phẩm? - Tại sao nói HC là một trang anh hùng dũng liệt, có khí phách hiên ngang, bất khuất? Hãy chứng minh. - TỪ những tìm hiểu trên về nhân vật HC, em có nhân xét gì về nhân vật này? - Hãy phân tích những nét chính về nhân vật Viên quản ngục? - Cảnh cho chữ trong tác phẩm được miêu tả như thế nào? -Tại sao nmói đây là cảnh xưa nay hiếm? - Sau khi viết xong bức châm, ông HC đã khuyên Viên quản ngục điều gì? Ý nghĩa của lời khuyên đó? - Tác phẩm có những thành công gì về mặt nghệ thuật? -Nghệ thuật tả cảnh, tả người trong tác phẩm ra sao? - Tác phẩm “CNTT” có nhịp điệu và câu văn như thế nào? - Từ những tìm hiểu trên hãy rút ra nội dung tư tưởng của tác phẩm? ( HS thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời) - Giá trị nội dung của tác phẩm “CNTT”? - Giá trị nghệ thuật của tác phẩm “CNTT”? -GV cho 1-2 HS đọc ghi nhớ trong SGK. - Gv nhấn mạnh nội dung và nghệ thuật chính của tác phẩm. I.TÌM HIỂU CHUNG: 1.TÁC GIẢ: +NGUYỄN TUÂN(1910-1987) sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. +Quê ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân , Hà Nội. +Trước cách mạng tháng Tám 1945, NT là cây bút văn xuôi trong thời kì cuối cùng của xu hướng văn học lãng mạn. Tác phẩm của ông thể hiện lòng yêu quí những truyền thống văn hóa của dân tộc(Vang bóng một thời), đồng thời thể hiện nỗi u uất của cuộc đời tù đọng(Rượu bệnh). +Sau cách mạng, NT hòa mình vào cuộc kháng chiến chống Pháp, viết “Đường vui”, “Tình chiến dịch”, “Tùy bút kháng chiến” và trong thời kì chống Mĩ ông viết “Sông Đà”, “Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi”. +NT là một người rất mực tài hoa, uyên bác. Nhà văn am hiểu sâu sắc nhiều lĩnh vực đời sống, đặc biệt là các môn nghệ thuật: hội họa, điêu khắc, điện ảnh, sân khấu,… +NT thường quan sát sự vật ở góc độ thẩm mĩ và mô tả con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. +NT là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp; là cây bút có nghệ thuật độc đáo, có sở trường về loại tùy bút. 2.TÁC PHẨM: “Vang bóng một thời” + “Chữ người tử tù” ban đầu có tên là “Dòng chữ cuối cùng”-là một truyện ngắn đặc sắc trong “Vang bóng một thời”,xuất bản năm 1940, gồm 11 truyện ngắn viết về một thời đã qua nay chỉ còn vang bóng. +Nhân vật trong tác phẩm chủ yếu là các nho sĩ cuối mùa, tuy buông xuôi bất lực nhưng quyết giữ “thiên lương” và “ sự trong sạch của tâm hồn” bằng cách thực hiện “cái đạo sống của người tài tử”. + Mỗi truyện dường như đi vào một cái tài, một thú chơi tao nhã, phong lưu của những nhà nho tài hoa lỡ vận: chơi chữ, thưởng thức chén trà buổi sớm, làm một chiéc đèn trung thu… +Qua tập truyện này, nhà văn không chỉ thể hiện sự nuối tiếc của một thời quá vãng mà còn bộc lộ niềm trân trọng và tự hào về truyền thống lâu đời của dân tộc. II.ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN: 1.Bố cục: “Chữ người tử tù” có thể chia thành ba đoạn: a.Đoạn 1: “Nhận được phiến trát…lần nữa xem sao rồi sẽ liệu”; nỗi lo nghĩ, trăn trở của viên quản ngục khi biết tin ông Huấn Cao sẽ được giải đến. b. Đoạn 2: “Sớm hôm sau…một tấm lòng trong thiên hạ”:thái độ tâm trạng của viên quản ngục và của Huấn Cao trong những ngày bị giam giữ tại nhà lao. c. Đoạn 3: “Đêm hôm ấy…kẻ mê muội này xin bái lĩnh”: Huấn Cao cho chữ và dặn dò viên quản ngục. 2.Tình huống truyện : Cuộc gặp gỡ khác thường của hai nhân vật khác thường: -Viên quản ngục-kẻ đại diện cho bạo lực và tăm tối nhưng lại rất khao khát ánh sáng của chữ nghĩa với Huấn Cao-người tử tù có tài viết chữ đẹp nổi tiếng. -Hai con người ấy gặp nhau giữa chốn ngục tù và trong một tình thế éo le: cuộc chạm trán giữa một tên đại nghịch, cầm đầu cuộc nổi loạn đang đợi ngày ra pháp trường với kẻ đại diện cho trật tự xã hội đương thời.Huấn Cao càng lạnh lùng, càng tỏ ra bất cần thì viên quản ngục lại càng cháy bỏng cái sở nguyện có được chữ của Huấn Cao.Và kịch tính đã lên tới đỉnh điểm khi ngục quan nhận được công văn khẩn của quan Hình bộ Thượng thư về việc chuyển các tử tù vào pháp trường trong kinh… 3. Nhân vật Huấn Cao: a. Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp: +Người khắp vùng tỉnh Sơn khen Huấn Cao có tài “tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp”. +Lời ca ngợi và mong ước cháy bỏng của viên quản ngục: “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”; “ có đuộc chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”. +Sự nhẫn nại, quyết tâm và lòng dũng cảm của ngục quan: bất chấp sự an nguy của bản thân để biệt đãi Huấn Cao. +Nét chữ nết người: “nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người”. ( THƯ PHÁP: NGHỆ THUẬT VIẾT CHỮ ĐẸP.Chữ ở đây là chữ Hán- thứ chữ khối vuông được viết bằng bút lông, nên có nét đậm, nét nhạt, vừa mềm mại, vừa sắc sảo,rắn rỏi, chẳng những có tính chất tạo hình mà còn ít nhiều mang dấu ấn cá tính, tính cáh của người viết. -Có bốn kiểu chữ Hán: chân, thảo, triện, lệ.Mỗi kiểu lại có sắc thái thẩm mĩ riêng. Từ xưa ở Trung Quốc và Việt Nam, người ta đã biết thưởng thức chữ đẹp và thú chơi chữ. Người viết chữ đẹp trở thành nghệ sĩ và viết chữ là hành vi sáng tạo nghệ thuật. Bộ môn nghệ thuật ấy là thư pháp.) b. Huấn Cao là người có tâm hồn trong sáng, cao đẹp: + Ông“không vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối” và mới chỉ cho chữ ba người bạn thân.=>Chứng tỏ HC là người trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỉ. +Do cảm “ tấm lòng biệt nhỡn liên tài” và hiểu ra “sở thích cao quí” của quản ngục,HC đã nhận lời cho chữ =>HC chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và yêu quí cái đẹp. +Câu nói của HC bộc lộ lẽ sống tốt đẹp: sống là phải xứng đáng với những tấm lòng. Phụ tấm lòng cao đẹp của người khác là không thể tha thứ. c.Huấn Cao là một trang anh hùng dũng liệt, có khí phách hiên ngang, bất khuất: +HC dám chống lại triều đình mà ông căm ghét. +Hành động “rỗ gông”của HC và thái độ “không thèm chấp” lời dọa dẫm của tên lính áp giải =>Chứng tỏ dù bị xiềng xích nhưng ông vẫn hoàn toàn tự do về tinh thần. +HC “Thản nhiên nhận rựơu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh” =>đó là một phong thái tự do ung dung, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. +Dưới mắt HC, việc những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị làm chỉ là “những trò tiểu nhân thị oai”.Ông đã trả lời quản ngục một cách khinh bạc đến điều. =>Sơ kết: HC là ngườivừa có tài, vừa có tâm; hiên ngang, bất khuất trước cái ác,cái xấu nhưng mềm lòng trước cái thiện,cái đẹp. 4. Nhân vật quản ngục: + QN là người có tâm hồn nghệ sĩ, say mê và quí trọng cái đẹp: Thú chơi chữ, “ sở nguyện cao quí” là được treo ở nhà riêng một đôi câu đối do HC viết. +QN có tấm lòng “ biết giá người, biết trọng người ngay”, cảm phục tài năng và nhân cách của HC: thái ddđộ cung kính, “biệt nhỡn liên tài” đối với ông Huấn.. =>Đây chính là phẩm chất khiến HC cảm kích coi là “một tấm lòng trong thiên hạ” và tác giả thì xem ngục quan là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”. 5.Cảnh cho chữ: Đây là cảnh tượng xưa nay chua từng có: +Hoàn cảnh, địa điểm cho chữ xưa nay chưa từng có: việc cho chữ thường diễn ra ở thư phòng, còn ở đây nó diễn ra giữa nhà tù- nơi ngự trị của bóng tối, cái ác, những thứ thù địch với cái đẹp. +Tư thế của người cho chữ, nhận chữ xưa nay chưa từng có: kẻ có quyền hành thì không có “quyền uy”. “Uy quyền thuộc về HC- kẻ bị tước đi mọi thứ quyền. Người nắm quyền sinh sát thì khúm núm, sợ sệt trong khi kẻ tử tù thì ung dung, đường bệ. Kẻ có chức năng giáo dục tội phạm thì đang được tội phạm “giáo dục”. +Sau khi viết xong bức châm,HC khuyên viên quản ngục từ bỏ chốn ngục tù nhơ bẩn, tìm về chốn thanh tao để có thể tiếp tục sở nguyện cao quí và giữ thiên lương cho lành vững.Như vậy, chơi chữ đâu phải là chuyện chữ nghĩa. Đó là chuyện cách sống, chuyện văn hóa.Cái đẹp, cái trhiện có sức mạnh cải hóa con người.Bằng con đường của trái tim, sức mạnh ấy càng được nhân lên gấp bội. 6.Nghệ thuật: a. Nghệ thuật tả cảnh, tả người: +Sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối; cái hỗn độn, xô bồ, nhơ bẩn của cảnh nhà giam và cái thanh khiết, cao cả của nền lụa trắng, nét chữ đẹp; giữa kẻ tử tù đang ban phát cái đẹp và cái thiện với viên quan coi ngục đang khúm núm, lĩnh hội, vái lạy. =>Sự đối lập đó làm nổi bật hình ảnh HC, tô đậm sự vươn lên, thắng thế của ánh sáng đối với bóng tối, cái đẹp đối với cái xấu xa, nhơ bẩn, cái thiện đối với cái ác. b.Nhịp điệu chậm rãi, câu văn giàu hình ảnh: Nhịp điệu câu văn chậm rãi gợi liên tưởng đến một đoạn phim quay chậm. Từng hình ảnh, từng động tác hiện dần lên dưới ngòi bút “ đậm chất điện ảnh” của nhà văn: + “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầymạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. + “Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch”. + “Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng ting căng trên mặt ván”. 7. Chủ đề tư tưởng của tác phẩm: Qua tác phẩm “Chữ người tử tù”, nhà văn Nguyễn Tuân thể hiện niềm tin và khẳng định sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp đối với cái xấu xa, của cái thiện đối với cái ác.Dù trong hoàn cảnh nào con người vẫn luôn khát khao hướng tới Chân- thiện- Mĩ. Đây chính làchiều sâu giá trị nhân văn của tác phẩm. III.TỔNG KẾT: 1.Nội dung: +Niềm tin và sự khẳng định của nhà văn về sự chiến thắng của cái đẹp đối với cái xấu xa, của cái thiện đối với cái ác. + Tác phẩm là bài ca bi tráng về sự bất diệt của thiên lương, của tài năng và nhân cách cao cả ở con người. + Tác phẩm nêu lên bài học về thái độ tôn trọng tài năng, phẩm giá con người vá vẻ đẹp của một tấm lòng trọng nghĩa, một cách ứng xử cao thượng, đầy tinh thần văn hóa. 2. Nghệ thuật: + Tình huống truyện độc đáo. +Bút pháp điêu luyện, sắc sảo khi dựng cảnh, dựng người: như chạm khắc nhân vật rõ nét, ấn tượng, cảnh như cuốn phim quay chậm. + Ngôn ngữ giàu hình ảnh, vừa cổ kính vừa hiện đại, có nhịp điệu riêng, truyền cảm, nhiều câu văn có dư ba. => GHI NHỚ: SGK. 4/.CỦNG CỐ: Gv giúp HS củng cố nội dung chính: Tác giả, tác phẩm. Tình huống truyện. Nhân vật HC. Nhân vật QN. Cảnh cho chữ. Nghệ thuật. 5/.DẶN DÒ: -Học bài cũ. -Chuẩn bị bài mới: *RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docgiao an van hoc.doc