Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 3- Tiếng việt- hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

 A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh:

- Nắm được những kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp, về các nhân tố giao tiếp, về hai quá trình trong hoạt động giao tiếp.

- Biết xác định các nhân tố giao tiếp trong một hoạt động giao tiếp, góp phần nâng cao năng lực giao tiếp khi nói, khi viết, năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp.

- Có thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp.

 B. Phương tiện dạy học:

 - Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, băng (đĩa) ghi âm đoạn đối thoại, thiết kế bài dạy.

 C. Phương pháp giảng dạy:

 - Phối hợp các phương pháp: Thuyết giảng, vấn đáp, thảo luận nhóm.

 D. Tiến trình bài dạy:

 1. Ổn định lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ:

 - Hãy trình bày các bộ phận hợp thành của VHVN?

 - Nền VHVN bao gồm mấy thời kì? Nêu đặc trưng riêng của từng thời kì văn học?

 3. Giới thiệu bài mới:

Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng trong đời sống con người. Để thấy được tầm quan trọng của ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp, hôm nay chúng ta tìm hiểu bài “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”.

 4. Bài mới:

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1749 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 3- Tiếng việt- hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiết 3- TV HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Nắm được những kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp, về các nhân tố giao tiếp, về hai quá trình trong hoạt động giao tiếp. - Biết xác định các nhân tố giao tiếp trong một hoạt động giao tiếp, góp phần nâng cao năng lực giao tiếp khi nói, khi viết, năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp. - Có thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp. B. Phương tiện dạy học: - Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, băng (đĩa) ghi âm đoạn đối thoại, thiết kế bài dạy. C. Phương pháp giảng dạy: - Phối hợp các phương pháp: Thuyết giảng, vấn đáp, thảo luận nhóm. D. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: - Hãy trình bày các bộ phận hợp thành của VHVN? - Nền VHVN bao gồm mấy thời kì? Nêu đặc trưng riêng của từng thời kì văn học? 3. Giới thiệu bài mới: Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng trong đời sống con người. Để thấy được tầm quan trọng của ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp, hôm nay chúng ta tìm hiểu bài “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”. 4. Bài mới: Hoạt động của GV(1): Hoạt động của HS(2): Nội dung cần đạt(3): HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung: - GV yêu cầu đọc văn bản 1 trong SGK (trang 14), và trả lời câu hỏi Hoạt động giao tiếp ở VB1 diễn ra giữa các nhân vật nào? - Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào? GV định hướng: - Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật lần lượt đổi vai. Các vai NVGT đảm nhận là gì? - HĐGT diễn ra trong hoàn cảnh nào? (ở đâu? vào lúc nào? Khi đó nước ta có sự kiện lịch sử gì?) - HĐGT hướng tới nội dung gì? Đề cập đến vấn đề gì? GV định hướng và chốt lại. - Mục đích của HĐGT ở đoạn văn là gì? cuộc giao tiếp có đạt được mục đích hay không? GV chốt vấn đề. - Yêu cầu HS đọc SGK (chú ý ngữ điệu phù hợp với nhân vật) - HS làm việc với SGK, phát biểu trao đổi. I. Tìm hiểu chung. 1. Ví dụ:(SGK) 2. Phân tích ví dụ: - Hoạt động giao tiếp diễn ra giữa nhân vật: vua và các bô lão. - Mỗi bên có cương vị khác nhau: + Vua: cai quản đất nước + Các bô lão: là những người cao tuổi, đại diện cho tầng lớp nhân dân vua mời tham dự hội nghị. - Vua: người nói đổi vai người nghe. - Các bô lão: người nghe đổi vai người nói. - Hoạt động giao tiếp diễn ra ở Điện Diên Hồng. Lúc này quân Mông- Nguyên kéo 50 vạn quân ồ ạt sang nước ta. - Hoạt động giao tiếp đó bàn bạc để đi đến quyết định hoà với giặc hay đánh. - Mục đích: Lấy ý kiến của mọi người, thăm dò lòng dân để quyết tâm gìn giữ đất nước. 3. Ghi nhớ các khái niệm: (Phần ghi nhớ SGK) HĐ2: Hướng dẫn HS thực hành. Gọi HS đọc VB2. - Các NVGT ở đây là ai? (ai viết?, ai đọc?). Đặc điểm các nhân vật đó về lứa tuổi, vốn sống, trình độ hiểu biết, nghề nghiệp. - oHĐGT đó được tiến hành trong hoàn cảnh nào? (gợi mở cho HS về hoàn cảnh có tổ chức, có kế hoạch giáo dục của nhà trường hay là hoàn cảnh giao tiếp ngẫu nhiên, tự phát hằng ngày…) - Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực nào? Đề tài gì? Bao gồm những vấn đề cơ bản nào? Mục đích giao tiếp? - Phương tiện để tiến hành HĐGT là gì? - HS lần lượt trả lời từng câu hỏi. - HS thảo luận nhóm, trình bày kết quả thảo luận. - Học sinh đọc VB2 (SGK) - HS phát biểu, trao đổi các câu hỏi. - Học sinh trả lời. - HS tìm hiểu trả lời. HS làm bài tập số 2 ở SGK. HS làm bài tập số 3 ở SGK. HS làm bài tập số 4 ở SGK. HS đọc văn bản và trả lời các câu hỏi. II. Thực hành. HS làm các bài tập trong SGK. 1. Bài tập 2( Phần I) - Nhân vật giao tiếp: Người viết SGK và giáo viên, học sinh THPT. Độ tuổi 65 xuống 15 tuổi. (gồm giáo sư, tiến sĩ, học sinh lớp 10 THPT) - Hoàn cảnh giao tiếp được tiến hành là hoàn cảnh của nền giáo dục quốc dân trong nhà trường (Hoàn cảnh có tổ chức giáo dục) - Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực văn học về đề tài: “Tổng quan nền văn học Việt Nam”, cụ thể: + Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam; + Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam; + Con người Việt Nam qua văn học; - Mục đích giao tiếp: + Về phía người viết, đã trình bày một các tổng quan về những vấn đề cơ bản của văn học Việt Nam; + Về phía người đọc, hiểu được những kiến thức cơ bản của nền văn học Việt Nam, đồng thời rèn luyện và nâng cao kỹ năng nhận thức, đánh gía các hiện tượng văn học, kỹ năng xây dựng và tạo lập văn bản. (Hết tiết 1) 2. Bài tập. 2.1 Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong nững câu ca dao sau đây: Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng Tre non đủ lá đan sàng nên chăng? a, Chàng trai xưng hô là anh - Cô được gọi là nàng. Cả hai người đang ở độ tuổi thanh xuân b, Hoạt động giao tiếp diễn ra vào một đêm trăng thanh. Đó là thời điểm thích hợp cho những buổi hò hẹn, bày tỏ tình cảm lứa đôi. - Nhân vật anh nói về chuyện tre đã đủ lá có thể dùng để đan sàng. Ngụ ý bài tỏ ý định muốn tính chuyện kết duyên. Chàng trai tỏ tình với cô gái. - Cách nói của nhân vật anh tế nhị, hợp với nội dung của mục đích giao tiếp. 2.2 Đọc đoạn đối thoại. a, Các hoạt động của nhân vật giao tiếp là: Chào, nói, hỏi, đáp. - Chào: cháu chào ông ạ! - Đáp: A Cổ à? - Khen: Lớn tướng rồi nhỉ - Hỏi: Bố cháu có gửi pin đài cho ông không? - Trả lời: Thư ông có ạ! b, Ba câu nói của ông già: - Chỉ có câu Bố cháu có gửi pin đài cho ông không? Là câu hỏi con lại là câu chào, câu dùng để khen. c, Lời nói các nhân vật bộc lộ tình cảm thái độ và quan hệ trong giao tiếp là tình cảm ông cháu . Cháu kính mến ông còn ông yêu thương cháu. 2.3 Đọc bài thơ bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương a, Hồ Xuân Hương đã miêu tả giới thiệu bánh trôi nước. Nhưng mục đích chính lại nói về thân phận đầy bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. b, Phương tiện là những từ ngữ hình ảnh: trắng, tròn, bảy nổi ba chìm, rắn nát, lòng son. - Căn cứ vào cuộc đời và thơ Hồ Xuân Hương. - Người đọc cần phải dựa vào vốn sống, tri thức của mình để cảm nhận bài thơ. 2.4 Viết thông báo - Yêu cầu viết thông báo phải ngắn, song phải có mở đầu kết thúc. - Đối tượng giao tiếp là học sinh toàn trường. - Nội dung giao tiếp là làm sạch mổi tường. - Hoàn cảnh giao tiếp khung cảnh nhà trường vào ngày môi trường thế giới. 2.5 Bức thư bác Hồ gửi cho học sinh cả nước nhân ngày khai trường - Bác Hồ với tư cách là chủ tịch nước viết thư cho học sinh cả nước. - Đất nước vừa giành được độc lập, học sinh được nhận một nền giáo dục mới. - Bác bộc lộ niềm vui sướng vì học sinh, thế hệ tương lai được hưởng tự do, độc lập. - Người nhắc nhở nhiệm vụ và trách nhiệm của học sinh đối với đất nước, sau cùng là lời chúc của Bác. - Lời lẽ súc tích, gần gũi, chân tình và rất nghiêm túc. 5. Củng cố: - HS đọc phần ghi nhớ ở SGK và tự ghi vào vở học. 6. Dặn dò: - HS làm bài tập để củng cố kiến thức. - Soạn bài khái quát VHDG. 7. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docHoat dong giao tiep bang ngon ngu.doc