Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 31, 32, 33, 34: đọc văn: khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ x đến hết thế kỉ xix

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp học sinh:

- Nắm được một cách khái quát những kiến thức cơ bản về: Các thành phần văn học chủ yếu, các giai đoạn văn học, nhữung đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.

- Bồi dưỡng lòng yêu mến, giữ gìn và phát huy di sản của văn học dân tộc.

B. CHUẨN BỊ:

 - Giáo viên: Sgk, sgv, thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo.

 - Học sinh: Sgk, các tài liệu tham khảo.

C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:

 Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3. Bài mới:

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1679 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 31, 32, 33, 34: đọc văn: khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ x đến hết thế kỉ xix, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 Tiết 31, 32, 33, 34: Đọc văn: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: - Nắm được một cách khái quát những kiến thức cơ bản về: Các thành phần văn học chủ yếu, các giai đoạn văn học, nhữung đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. - Bồi dưỡng lòng yêu mến, giữ gìn và phát huy di sản của văn học dân tộc. B. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Sgk, sgv, thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo. - Học sinh: Sgk, các tài liệu tham khảo. C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT HS: Đọc phần 1, sgk trang 104. GV: Nêu các thành phần của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX? Nêu khái niệm từng loại? HS: Thảo luận nhóm 2’. Trình bày tại chỗ GV: Chốt lại vấn đề. Văn học chữ Hán có nhiều thành tựu to lớn. Chuyển ý àphân loại như trên là về bình diện chữ viết, theo sự phát triển của thời gian có thể chia thành 4 giai đoạn. GV: Nêu các giai đoạn phát triển của văn học viết VN? HS: Trình bày cá nhân. GV: Chốt lại vấn đề. Nói thêm có hiện tượng song ngữ (chữ Hán và Nôm) bổ sung cho nhau. GV: Nêu bối cảnh lịch sử, nội dung thơ văn và nghệ thuật của giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV? HS: Thảo luận nhóm 3’. Đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày sản phẩm. GV: Chốt lại vấn đề. HS: Kể thêm một vài tác phẩm, tác giả tiêu biểu. GV: Nêu bối cảnh lịch sử, nội dung thơ văn và nghệ thuật của giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII? HS: Trình bày cá nhân. GV: Chốt lại vấn đề. HS: Kể thêm một vài tác phẩm, tác giả tiêu biểu. GV: Nêu bối cảnh lịch sử, nội dung thơ văn và nghệ thuật của giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX? HS: Thảo luận nhóm 3’. Đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày sản phẩm. GV: Chốt lại vấn đề. HS: Kể thêm một vài tác phẩm, tác giả tiêu biểu. GV: Nêu bối cảnh lịch sử, nội dung thơ văn và nghệ thuật của giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX? HS: Trình bày cá nhân. GV: Chốt lại vấn đề. HS: Kể thêm một vài tác phẩm, tác giả tiêu biểu. GV: Nêu đặc điểm lớn về nội dung của văn học từ TK X đến hết TK XIX? HS: Trình bày cá nhân. GV: Chốt lại vấn đề. Diễn giảng thêm về chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo. GV: Nêu những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX? HS: Trình bày cá nhân. GV: Chốt lại vấn đề. Diễn giảng thêm một số ý cần thiết. I. Các thành phần của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX: 1. Văn học chữ Hán: - Khái niệm: Là sáng tác văn học của người Việt viết bằng chữ Hán. - Thời điểm xuất hiện: Sớm từ thế kỷ X và tồn tại trong suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học trung đại. - Thể loại: Chủ yếu tiếp thu các thể loại từ văn học Trung Quốc (thơ và văn xuôi) như: Chiếu (Chiếu dời đô- Lí Công Uẩn), hịch ( Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn), cáo (Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi)… 2. Văn học chữ Nôm: - Khái niệm: Là chữ Việt cổ do người Việt dựa vào chữ Hán sáng tạo ra để ghi âm tiếng Việt. Cùng phát triển với văn học chữ Hán. - Thời điểm xuất hiện: Muộn hơn chữ Hán khoản cuối thế kỉ XIII, tồn tại đến hết thời kì văn học trung đại. - Thể loại: Chủ yếu là thơ + Một số tiếp thu từ Trung Quốc: Phú ( Phú sông Bạch Đằng – Trương Hán Siêu), Văn tế, thơ Đường luật… + Phần lớn là thể loại văn học dân tộc: Ngâm khúc (Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn), truyện thơ (Truyện Kiều, Lục Vân Tiên), hát nói(Bài ca ngất ngưỡng - Nguyễn Công Trứ)… II. Các giai đoạn phát triển của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX: 1. Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV: a. Bối cảnh lịch sử: - Đất nước độc lập, xây dựng chế độ PK thịnh vượng. - Phật giáo và Nho giáo phát triển mạnh. Văn học viết ra đời. b. Nội dung thơ văn: - Thể hiện niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước và tinh thần quật khởi chống quân xâm lược (hào khí Đông A). - Tác phẩm và tác giả tiêu biểu: Quốc tộ (Đỗ Pháp Thuận), Nam quốc sơn hà ( Lý Thường Kiệt), Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão), Phú sông Bạch Đằng ( Trương Hán Siêu)… c. Nghệ thuật: Đạt được những thành tựu lớn như văn chính luận, văn xuôi viết về đề tài lịch sử… Văn học chữ Nôm đặt những viên gạch đầu tiên trên con đường phát triển. 2. Từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII: a. Bối cảnh lịch sử: Chiến thắng giặc Minh, biểu hiện khủng hoảng dẫn đến nội chiến, nhưng nhìn chung xã hội vẫn ổn định. b. Nội dung thơ văn: - Tiếp tục chủ đề yêu nước, phê phán hiện thực xã hội. - Tác phẩm, tác giả tiêu biểu: + Nội dung yêu nước: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo ( Nguyễn Trãi)… + Phê phán: Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ). c. Nghệ thuật: - Chữ Hán: Nhiều thể loại phong phú… - Chữ Nôm: Theo hướng Việt hoá các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc Sáng tạo những thể loại văn học dân tộc. 3. Từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX: a. Bối cảnh lịch sử: - Nội chiến PK, khởi nghĩa Tây sơn. - Chế độ phong kiến đi từ khủng hoảng đến suy thoái. b. Nội dung thơ văn: - Văn học phát triển vượt bậc, đạt nhiều đỉnh cao nghệ thuật. - Chủ nghĩa nhân đạo, cảm hứng nhân đạo – nhân văn, đòi quyền sống, quyền hạnh phúc của con người. - Tác phẩm, tác giả tiêu biểu: Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Truyện Kiều ( Nguyễn Du). c. Nghệ thuật: Phát triển cả về văn xuôi lẫn văn vần, cả văn học chữ Hán và chữ Nôm. 4. Nửa cuối thế kỉ XIX: a. Bối cảnh lịch sử: - Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân đứng lên chống giặc, nhưng đất nước rơi vào tay giặc. - Xã hội chuyển dần từ PK sang thực dân nửa PK. b. Nội dung thơ văn: - Chủ nghĩa yêu nước mang âm hưởng bi tráng. - Thơ ca trữ tình trào phúng - Tiêu biểu là thơ Nguyễn Khuyến và Tú Xương. c. Nghệ thuật: Tính quy phạm, tính trang nhã. Tiếp thu và dân tộc hoá văn học nước ngoài. III. Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX: 1. Chủ nghĩa yêu nước: - Gắn liền với tư tưởng “Trung quân ái quốc”. - Ý thức độc lập tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc. - Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng giặc. - Tình yêu thiên nhiên đất nước. 2. Chủ nghĩa nhân đạo: - Bắt nguồn từ truyền thống, cội nguồn văn học dân gian. - Chịu ảnh hưởng của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo. - Biểu hiện ở lòng thương người, lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo, chà đạp lên con người. 3. Cảm hứng thế sự: Hướng tới hiện thực cuộc sống, hiện thực xã hội đương thời. IV. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX: 1. Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm. - Là sự quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu ( Thi ngôn chí, văn dĩ tải đạo). - Tuy nhiên những tác giả tài năng một mặt tuân thủ tính quy phạm, mặt khác phá vỡ nó. 2. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị: Hướng tới cái cao cả, trang trọng hơn là đời thưuờng bình dị. 3. Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài: - Tiếp thu văn học Trung Quốc ở: Ngôn ngữ (chữ Hán), thể loại, thi liệu (điển cố văn học - lịch sử Trung Quốc)… - Dân tộc hoá: Sáng tạo và sử dụng chữ Nôm, Việt hoá thơ Đường luật, sáng tạo các thể thơ dân tộc, thi liệu Việt Nam… 4. CỦNG CỐ: HS đọc lại ghi nhớ sgk, trang 112. 5. DẶN DÒ: - Học bài + Soạn bài “Tỏ lòng” (Phạm Ngũ Lão). 1. Các thành phần của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX: a. Văn học chữ Hán: - Khái niệm: Là sáng tác văn học của người Việt viết bằng chữ Hán. - Thời điểm xuất hiện: Sớm từ thế kỷ X và tồn tại trong suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học trung đại. - Thể loại: Chủ yếu tiếp thu các thể loại từ văn học Trung Quốc (thơ và văn xuôi) như: Chiếu (Chiếu dời đô- Lí Công Uẩn), hịch ( Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn), cáo (Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi)… b. Văn học chữ Nôm: - Khái niệm: Là chữ Việt cổ do người Việt dựa vào chữ Hán sáng tạo ra để ghi âm tiếng Việt. Cùng phát triển với văn học chữ Hán. - Thời điểm xuất hiện: Muộn hơn chữ Hán khoản cuối thế kỉ XIII, tồn tại đến hết thời kì văn học trung đại. - Thể loại: Chủ yếu là thơ + Một số tiếp thu từ Trung Quốc: Phú ( Phú sông Bạch Đằng – Trương Hán Siêu), Văn tế, thơ Đường luật… + Phần lớn là thể loại văn học dân tộc: Ngâm khúc (Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn), truyện thơ (Truyện Kiều, Lục Vân Tiên), hát nói(Bài ca ngất ngưỡng - Nguyễn Công Trứ)… Tiết 36: Tiếng Việt: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT —&– A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: - Nắm vững các khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với các đặc trưng cơ bản của nó để làm cơ sở phân biệt với phong cách ngôn ngữ khác. - Rèn luyện và nâng cao năng lực giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày. B. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Sgk, sgv, thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo. - Học sinh: Sgk, các tài liệu tham khảo. C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT HS: Đọc đoạn hội thoại ở mục I. GV: Các nhân vật giao tiếp là ai? Nội dung và mục đích cảu cuộc hội thoại? Đặc điểm của từ ngữ, câu văn? HS: Thảo luận nhóm 3’. Đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày sản phẩm. GV: Chốt lại vấn đề. Dẫn dắt HS đi vào khái niệm. GV: Ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện chủ yếu ở dạng nào? HS: Trình bày cá nhân. GV: Chốt lại vấn đề. GV: Nêu bật sự khác biệt giữa ngôn ngữ sinh hoạt và ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật cho HS hiểu. HS: Ñoïc phaàn ghi nhôù sgk trang 114. GV: Gôïi yù cho hs laøm baøi taäp luyeän taäp. HS: Laøm baøi taäp sgk trang 114. HS: Thảo luận nhóm 4’. Đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày sản phẩm. GV: Sữa và cho điểm I. Ngôn ngữ sinh hoạt: 1. Khái niệm: Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm… đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống. 2. Các dạng của biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt : - Dạng nói: Đối thoại, độc thoại. - Dạng viết: Thư từ, nhật ký, hồi ức cá nhân. - Trong tác phẩm nghệ thuật có dạng tái hiện ( mô phỏng, bắt chước ) à Không phải là ngôn ngữ tự nhiên, tuy nhiên với vốn sống phong phú và năng lực ngôn ngữ điêu luyện, nhà văn có thể tái hiện ngôn ngữ tự nhiên khá trùn thành. - Lời nói tái hiện trong tác phẩm: + Ở thơ: Phải phục tùng qui tắc, nhịp điệu, vần điệu, hài thanh… + Ở trường ca: Sự lặp lại dư thừa theo nhịp điệu. + Ở một số truyện cổ tích. Vd: Tấm Cám à Lời nói có vần có nhịp. + Ở tiểu thuyết, truyện ngắn: Lời thoại của nhân vật là một phương tiện để nhân vật bộc lộ tính cách, là động lực phát triển của cốt truyện. à là phương tiện nghệ thuật xây dựng nhân vật và tình huống để phát triển cốt truyện. 3. Luyện tập: a. ý kiến về nội dung của câu ca dao: ¯Lời nói chẳng mất tỉền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. à Đây là lời khuyên chân thành trong khi hội thoại: Cần biết lựa chọn từ ngữ, lựa chọn cách nói sao cho người nghe hiểu mà vẫn vui vẻ đồng tình. ¯Vàng thì thử lửa thử than Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời. à Muốn biết vàng tốt hay xấu phải thử qua lửa; chuông thì thử tiếng để thấy độ vang; con người qua lời nói biết được tính cách. b. Nhận xét về đoạn trích SGK trang 114. - Đoạn trích là lời đáp trong cuộc hội thoại của nhan vật Năm Hên( Một ông già chuyên bắt cá sấu ở Nam Bộ) nói chuyện với dân làng . - Từ ngữ của nhân vật là từ ngữ địa phương Nam Bộ. à Tác giả mô phỏng ngôn ngữ Nam Bộ và ngôn ngữ của những người chuyên bắt cá sấu nhằm mục đích làm sinh động ngôn ngữ kể chuyện, đồng thời giới thiệu những đặc điểm và con người Nam Bộ qua nhân vật Năm Hên. 4. CỦNG CỐ: HS đọc lại ghi nhớ sgk, trang 114 5. DẶN DÒ: - Học bài. - Làm thêm các bài tập. Toå tröôûng kyù duyeät: Ngày 07/ 11/ 2008 TT: Đỗ Thanh Hồng

File đính kèm:

  • docTU_N 11,C_.doc
Giáo án liên quan