Giáo án nâng cao ngữ văn 10- Đại cáo bình ngô (nguyễn trãi)

A. Mục tiêu bài học

Giúp hs: - Qua cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, ta thấy ông là một nhân cách lớn, nhà văn hóa và tư tưởng lớn. Thấy được vị trí của Nguyễn Trãi trong lịch sử văn học dân tộc.

- Hiểu được sự đóng góp nhiều mặt của Nguyễn Trãi cho văn học dân tộc, đặc biệt là văn chính luận, thơ chữ Hán và chữ Nôm.

 B. Tiến trình dạy học

 1. Kiểm tra bài cũ: Phân tích hình tượng nhân vật khách trong bài thơ “ phú sông Bạch Đằng”

 2. Bài mới:

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5275 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án nâng cao ngữ văn 10- Đại cáo bình ngô (nguyễn trãi), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tt kí duyệt: Tuần: Tiết: ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ (Nguyễn Trãi) A. Mục tiêu bài học Giúp hs: - Qua cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, ta thấy ông là một nhân cách lớn, nhà văn hóa và tư tưởng lớn. Thấy được vị trí của Nguyễn Trãi trong lịch sử văn học dân tộc. Hiểu được sự đóng góp nhiều mặt của Nguyễn Trãi cho văn học dân tộc, đặc biệt là văn chính luận, thơ chữ Hán và chữ Nôm. B. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Phân tích hình tượng nhân vật khách trong bài thơ “ phú sông Bạch Đằng” 2. Bài mới: Hoạt động của gv và hs Nội dung I. Tác giả 1. Cuộc đời Nêu vài nét cơ bản về cuộc đời Nguyễn Trãi? Những sự kiện nào cho thấy ông là con người vĩ đại? 2. Sư ngiệp văn học a. Tác phẩm chính của Nguyễn Trãi. Nêu các tác phẩm của Nguyễn Trãi trên các lĩnh vực? - Nguyễn Trãi sinh 1380, hiệu là Ức Trai, quê Hải Dương sau dời đến Hà Tây. - Ông sống trong thời đại đầy biến động. Sau đó vâng lời cha đã quyết chí tìm đường cứu nước, không chịu đầu hàng giặc. - Năm 1417, ông vào Thanh Hóa gặp Lê Lợi và dâng “Bình Ngô sách” cùng Lê Lợi tìm cách đánh giặc. Ông còn giúp Lê Lợi soạn các loại văn thư, chiếu lệnh góp phần đắc lực vào giải phóng đất nước. - Sau khi giành được độc lập, nhà vua đã giết hại một số công thần, Nguyễn Trãi cũng bị tống giam. Sau khi được tha chỉ được làm một chức quan nhỏ: “Nhập thành nội khiển” (được ra vào nơi cung cấm nhưng không được bàn bạc, chỉ thừa hành từ 1429- 1439). - Ông không thực hiện được hoài bão xây dựng đất nước trong thời bình vua dân hòa mục. Thời gian sau ông xin về ở ẩn tại Côn Sơn. Nhưng vua Lê Thái Tông lại vời ông ra giúp việc. Đến năm 1442, ông bị buộc tội tru di tam tộc do vua đột tử. - Lịch sử: “Lam Sơn thực lục”, “Văn bia Vĩnh Lăng” ghi lại quá trình của cuộc khởùi nghĩa Lam Sơn và tinh thần đoàn kết toàn dân. - Địa lí: “Dư địa chí” ghi lại sản vật, con người đất nước ta thế kỉ XV. - Quân sự, chính trị: “Quân trung từ mệnh tập” bao gồm thư từ ông được lệnh thay mặt Lê Lợi viết giao thiệp với các tướng nhà Minh thực hiện kế sách đánh vào lòng người “mưu phạt tâm công”. “Đại cáo bình Ngô” là áng thiên cổ hùng văn, một văn kiện tổng kết đầy đủ về cuộc khởi nghĩa chống quân Minh, cũng là bản tuyên ngôn về lòng yêu hòa bình, yêu chính nghĩa của quân và dân ta. Ngoài ra, ông còn 28 bài gồm phú, chiếu, biểu, b. Nguyễn Trãi – nhà văn chính luận kiệt xuất. Văn chính luận của Nguyễn Trãi được thể hiện như thế nào? Hãy trình bày vài nét cơ bản? c. Nguyễn Trãi – nhà thơ trữ tình sâu sắc. Phân tích vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua một số câu thơ? Nêu khái quát những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật thơ văn Nguyễn Trãi? Củng cố tấu, bi kí, lục …. - Văn học: ông để lại hai tập thơ lớn: + Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập. Trong mỗi tác phẩm dù ở loại nào đều thể hiện tâm hồn Nguyễn Trãi. Vì vậy, đến năm 1980 Nguyễn Trãi được UNESCO công nhận là danh nhân văn hòa thế giới nhân 600 năm sinh của ông. - Quân trung từ mệnh tập, chiếu, biểu dưới triều Lê, bình Ngô đại cáo… + Quân trung từ mệnh tập gồm thư từ gửi cho tướng giặc và giao thiệp bằng văn bản với nhà Minh. Tất cả thể hiện viết văn luận chiến bậc thầy mà tư tưởng chính của áng văn ấy là nhân nghĩa và yêu nước. + Bình Ngô đại cáo là áng văn yêu nước lớn của thời đại, bản tuyên ngôn về chủ quyền độc lập, bản cáo trạng tội ác của kẻ thù, bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Tư tưởng của ông suy cho cùng là tấm lòng yêu nước thương dân. Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Văn chính luận của Nguyễn Trãi đã xác định đối tượng, mục đích để sử dụng bút pháp thích hợp, kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén. - Thơ Nguyễn Trãi biểu hiện lí tưởng của người anh hùng. Bui một tấc lòng ưu ái cũ Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông. - Nguyễn Trãi thường mượn dáng ngay thẳng, cứng cõi của cây trúc, vẻ thanh cao trong trắng của cây mai để tượng trưng cho người quân tử: Vườn quỳnh dù có chim hót Cõi trần có trúc đứng ngăn - Ông đau đớn khi chứng kiến nghịch cảnh: Phượng những tiếc cao diều hay liệng Hoa thường hay héo cỏ thường tươi Nhà thơ khao khát sự hoàn thiện con người. Vì vậy thơ ông giàu triết lí: Nên thợ nên thầy vì có học No ăn no mặc bởi hay làm Chất triết lí trong thơ ông biểu hiện chí khí thanh cao, khát vọng đẹp đẽ. - Thơ văn NT biểu hiện ở tấm lòng yêu thiên nhiên: nó thể hiện ở sự bình dị có khi chỉ là bè rau muống, luống mùng tơi… Áo quan thả gửi đôi bè muống Đất bút nương nhờ luống mùng tơi - Say đắm trong thiên nhiên để giữ cho mình tiết trong sạch. - Thơ văn ông hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn là nhân nghĩa ( yêu nước, yêu thiên nhiên, thương dân) và lí tưởng anh hùng (quyết tâm đánh giặc, căm ghét bọn xu nịnh, quyền gian, đau lòng trước nghịch cảnh). - Nguyễn Trãi đóng góp tích cực về thể loại và ngôn ngữ làm cho tiếng Việt trở thành ngôn ngữ giàu và đẹp hơn. - Nguyễn Trãi là người anh hùng toàn tài, yêu nước thương dân. - Ông là nhà văn hóa, là nhà tư tưởng nhân nghĩa. Oâng là người đặt nền móng cho thi ca tiếng Việt . Ông xứng đáng là danh nhân văn hóa thế giới. Tt kí duyệt: Tuần: Tiết: ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ (Nguyễn Trãi) A. Mục tiêu bài học Giúp hs: - Hiểu “Đại cáo bình Ngô” có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập, khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước và tư tưởng nhân nghĩa, là kiệt tác văn học kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và chất văn chương. Nắm vững những dặc trưng cơ bản của thể cáo. Đồng thời thấy được những sáng tạo của Nguyễn Trãi trong “Đại cáo bình Ngô”. B. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Phân tích vài nét về sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi? 2. Bài mới: Hoạt động của gv và hs Nội dung I.Tìm hiểu chung 1. Hoàn cảnh và mục đích sáng tác Em hiểu thế nào là Đại cáo bình Ngô? 2. Chủ để Nêu chủ đề? II. Đọc – hiểu Nêu ý chính của các đoạn của bài cáo? (Đọc đoạn 1 sgk) Tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện trong bài Đại cáo bình Ngô là gì? Niềm tự hào về chủ quyền dân tộc được tác giả diễn tả như thế nào? Vì sao gọi Đại cáo bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lập? Tác giả đã tố cáo âm mưu tội ác của giặc Minh như thế nào? Aâm mưu thâm độc nhất, tội ác dã man nhất của kẻ thù là gì? - Đầu năm 1428, nước ta hoàn toàn sạch bóng quân xâm lược. Theo lệnh của Lê Lợi, Nguyễn Trãi thay lời nhà vua viết “Đại cáo bình Ngô”. Oâng đã viết trong bối cảnh hào hùng và với cảm xúc riêng. Oâng khao khát nhân dân được sống thanh bình, không còn cảnh đầu rơi máu chảy. - Cáo là một thể văn thời cổ, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cáo cũng là chiếu là văn bản của vua công bố việc nước. Cáo thường được viết bằng văn biền ngẫu. Văn biền ngẫu có năm đặc điểm: + Ngôn ngữ đối ngẫu (các vế đối nhau theo bằng trắc, từ loại). + Kiểu câu chỉnh tề (câu 4 chữ đối với câu 4 chữ, 6 đối với 6 hoặc câu 4/4 đối với câu 6/6). + Có vần điệu bằng trắc hài hòa. + Sử dụng từ ngữ bóng bẩy có tính khoa trương. + Sử dụng điển cố. - Đại cáo là tuyên bố, tuyên cáo rộng rãi khắp đất nước những điều quan trọng. - Ngô có hai cách hiểu: một làvua nhà Minh quê ở đất Ngô. Hai là chỉ chung bọn giặc cai trị nước ta rất tàn ác. Dân ta gọi giặc phương Bắc là giặc Ngô để tỏ ý khinh ghét. - Nêu luận đề chính nghĩa, nguyên nhân và quá trình chinh phạt thắng lợi. Đồng thời là lời tuyên cáo chung để toàn dân được biết. - Đoạn 1: nêu luận đề chính nghĩa. - Đoạn 2: Kể tội quân giặc cũng là nguyên nhân chinh phạt. - Đoạn 3,4: Qua trình chinh phạt thắng lợi. - Đoạn 5: Tuyên cáo chung để toàn dân biết thắng lợi trọng đại và khẳng định hòa bình trên toàn lãnh thổ. Tư tưởng nhân nghĩa: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo + Không thương dân thì không thể nói tới bất cứ một thứ nhân nghĩa nào. + Làm vua phải biết chăm lo đời sống cho dân, lo cho dân an cư lập nghiệp. Làm vua phải biết thương dân, phạt kẻ có tội với dân. Tư tưởng nhân nghĩa sáng ngời là lời lẽ đanh thép mở đầu bài đại cáo. Tư tưởng ấy tỏa sáng và thống nhất trong toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Trãi. Oâng từng nhận thức: Phúc chu thủy tín dân do thủy (lật thuyền mới biết sức dân mạnh như nước). + Kẻ nào đi ngược lại với nhân nghĩa, kẻ ấy sẽ bị thất bại: Lưu cung tham công nên thất bại Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong …… Chứng cớ còn ghi Chủ quyền dân tộc được thể hiện rất rõ: Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu ……… Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệït đời nào cũng có. Giọng văn sôi nổi, phấn chấn, đầy tự hào khi diễn tả chủ quyền dân tộc. Quyền lợi dân tộc được gắn với phong tục, văn hóa, bờ cõi nước ta từ đời này qua đời khác. Đại Việt có quyền độc lập mà cũng có sức sống độc lập “hào kiệt đời nào cũng có”. - Tác giả mở đầu bài Đại cáo bình Ngô bằng cơ sở có tính pháp lí. Người ta gọi đó là luận đề chính nghĩa. Đoạn mở đầu này thực sự là ản tuyên ngôn. - Đứng trên lập trường nhân nghĩa sáng ngời, “Đại cáo bình Ngô” kể tội quân giặc, lời lẽ nghe thật xót xa: Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ …… góa bụa khốn cùng. Nguyễn Trãi trút lòng căm thù vào quân cướp nước. Căm giận trút lên đầu ngọn bút, ông đã chỉ ra cả một bầy súc sinh: Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán. Lòng căm thù đã bốc lên hừng hực như ngọn lửa thấu trời. Tội ác của quân thù nhiều đến vô kể: Độc ác thay, trúc Nam Sơn khong ghi hết tội Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi Lấy cái vô cùng để để diễn tả tội ác đến vô cùng, cách diễn tả của Nguyễn Trãi thật đặc biệt. Ông đã khơi gợi lòng yêu nước căm thù giặc của người Việt Nam qua nhiều thế hệ. - Âm mưu thâm độc nhất của kẻ thù là cướp nước ta. Chúng mượn chiêu bài “phù Trần, diệt Hồ”, nhưng thực chất là cướp nước ta. Tội ác dã man nhất của kẻ thù là tàn sát, vơ vét của cải. Chúng thẳng tay chém giết những người dân vô tội. - Nguyễn Trãi đã vạch trần âm mưu của kẻ thù, ông đứng trên lập trường dân tộc. Hãy chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật mà Nguyễn Trãi miêu tả trong sự thắng lợi của quân ta? Đọc đoạn kết và rút ra ý nghĩa của bài học lịch sử? Củng cố: - Thành công nhất về nghệ thuật trong đoạn kể tội quân giặc là ngôn ngữ và giọng văn. Ngoài đặc trưng của thể cáo là câu văn biền ngẫu, sóng đôi, đối ngẫu, ngôn ngữ, hình ảnh và giọng văn của Nguyễn Trãi thực sự thu hút người đọc. + Khi đầy thương cảm xót xa: Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khố nỗi rừng sâu, nước độc. Hay: Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ Bản tuyên ngôn của Nguyễn Trãi vì thế đã chứa đựng yếu tố của bản tuyên ngôn nhân quyền. Cuộc khởi nghĩa mặc dù gặp rất nhiều khó khăn. Song sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa, mục đích của cuộc chiến đấu cộng với tài trí, mưu lược của Lê Lợi đã đưa cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn. Tiêu biểu cho cuộc khởi nghĩa đã có ý chí quyết tâm. - Đoạn 4 miêu tả những chiến thắng của quân ta và thất bại thảm hại của quân giặc. - Để làm rõ thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và thất bại nhục nhã của địch, Nguyễn Trãi đã sử dụng thành công nhièu thủ pháp nghệ thuật đặc sắc: liệt kê, đối lập, so sánh tương phản, câu văn dài ngắn tạo ra nhịp điệu khác nhau. - Bài học lịch sử: + Đó là bài học có tính truyền thống. Sở dĩ có chiến thắng là do “trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ”. Tổ tiên cha ông nhờ có con cháu mà trở nên anh hùng. Hóa ra sức mạnh truyền thống hun đúc từ mấy nghìn năm luôn là ngọn lửa cháy rừng rực trong lòng mỗi người dân Đại Việt. + Làm nên chiến thắng là do con người “một cỗ nhung y chiến thắng nên công oanh liệt ngàn năm”, ở đây ca ngợi Lê Lợi, ca ngợi nhân dân Đại Việt . - Đặc sắc nghệ thuật: + Trình bày liệt kê các sự kiện theo trình tự nhất quán. + Sử dụng thủ pháp đối lập, so sánh. + Sử dụng câu ngắn, câu dài tạo ra nhịp điệu trong mục đích nhất định. + Kết hợp giữa các yếu tố chính luận và văn chương. Tất cả làm nên giá trị hùng văn thiên cổ của bài cáo. - Đặc sắc nội dung: lòng yêu nước và tinh thần nhân nghĩa của dân tộc.

File đính kèm:

  • docdai cao binhngo.doc