Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 33- Trả bài làm văn số 2 ra đề bài làm văn số 3 ( hs làm ở nhà)

 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Thông qua việc trả bài giúp học sinh :

- Nhận rõ những ưu và nhược điểm về nội dung và hình thức của bài viết, đặc biệt là khả năng chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm.

- Rút ra bài học kinh nghiệm và có ý thức bồi dưỡng thêm năng lực viết văn tự sự để chuẩn bị tốt cho bài viết sau.

 B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

1. PTTH:

- Thiết kế bài dạy học.

- Bài kiểm tra học sinh.

- Đề, đáp án, biểu điểm.

2. Cách thức tiến hành:

 Giáo viên nhận xét, trả bài cho học sinh, hướng dẫn học sinh sửa lỗi cụ thể.

 C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Dạy bài mới: GV gọi HS chép lại đề bài số 2 lên bảng

 

doc19 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1057 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 33- Trả bài làm văn số 2 ra đề bài làm văn số 3 ( hs làm ở nhà), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 33 Ngày soạn: 9/ 11/ 2008. TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 2 RA ĐỀ BÀI LÀM VĂN SỐ 3 ( HS làm ở nhà) A. MỤC TIÊu cẦN ĐẠT: Thông qua việc trả bài giúp học sinh : - Nhận rõ những ưu và nhược điểm về nội dung và hình thức của bài viết, đặc biệt là khả năng chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm. - Rút ra bài học kinh nghiệm và có ý thức bồi dưỡng thêm năng lực viết văn tự sự để chuẩn bị tốt cho bài viết sau. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: 1. PTTH: - Thiết kế bài dạy học. - Bài kiểm tra học sinh. - Đề, đáp án, biểu điểm. 2. Cách thức tiến hành: Giáo viên nhận xét, trả bài cho học sinh, hướng dẫn học sinh sửa lỗi cụ thể. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Dạy bài mới: GV gọi HS chép lại đề bài số 2 lên bảng. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt HĐ1: GV chép đề lên bảng và n/ xét chung. Đề 2: Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu. Em hãy nhập vai Mị Châu kể lại câu chuyện đó. HĐ2: HDHS phân tích đề. - Nội dung? - Kiểu bài? HĐ3: HDHS lập dàn ý chi tiết. - Vai kể? - Xưng hô? - Tả? - Thái độ MC khi gặp TT? TT sẽ nói gì? Đề nghị gì? Thái độ MC? Kết cục? HS có thể có kết cục khác sao cho hợp lí. HĐ4: GV HDHS sửa những lỗi sai. GV ghi lỗi lên bảng, gọi HS sửa lại cho đúng. HĐ5: GV trả bài cho HS và đọc bài tốt. HĐ6: GV ra đề số 3. A. Trả bài số 2: I. Nhận xét chung: 1. Ưu điểm: Phần lớn bài làm bám sát đề, biết tạo sự việc, chi tiết. 2. Tồn tại: Xây dựng nhân vật chưa thật hợp lí, diễn đạt còn yếu, ít miêu tả và biểu cảm. II. Phân tích đề: 1. Nội dung: nhập vai MC kể lại cuộc gặp mặt TT ở Thủy cung. 2. Kiểu bài: văn tự sự. III. Lập dàn ý: Có nhiều cách - Nhân vật tôi ( MC) giới thiệu mình. - Kể lại câu chuyện gặp Trọng Thủy ở thủy cung. + Tả cảnh thủy cung: những rặng san hô đủ màu sắc, long cung lộng lẫy như được xây bằng thủy tinh, những anh lính tôm cua vác giáo đi lại canh giữ, những nàng tiên cá xinh đẹp… + Gặp lại Trọng Thủy: . Tả Trọng Thủy: xanh xao, bơ phờ . Tôi( MC) trách móc nặng lời . Trọng Thủy kể lại việc tự tử vì lương tâm dằn vặt, vì nhớ tôi. . Tôi phân tích lẽ đúng sai khi ở trần gian . TT vô cùng ân hận, quỳ xuống xin lỗi tôi. . Ban đầu tôi kiên quyết không tha thứ nhưng Long Mẫu tác động( hãy khoan dung, độ lượng) nên tôi tha thứ. . TT ngỏ ý muốn nối lại duyên xưa để chăm sóc tôi, chuộc lại lỗi lầm nhưng tôi không chấp nhận. . Chúng tôi trở thành bè bạn. - Lời nhắn nhủ của MC với mọi người. * Lưu ý: HS có thể tưởng tượng nhiều cách khác nhau nhưng phải lôgic, phù hợp với câu chuyện ( Vd: MC không thể nối lại duyên xưa với TT). IV. Sửa lỗi: 1. Chính tả: Thừa thải, chưa ngui, ngạt nhiên, tĩnh dậy, xoay quằn bên mâm cơm, cuối đầu, khóc tức tửi. 2. Dùng từ: - Một lát sau, tôi mới rặn è è được một chữ: Phải. - Người cha thân yêu nhất giết hại tôi. - Nước mắt hạnh phúc lòng tôi đã được giải phóng. - Cơ thể tôi tê rần một cảm xúc hạnh phúc lẫn hận thù. - …đã quá trễ rồi. 3. Vai người kể: - Dùng nàng, MC. - Phải dùng: Tôi. 4. Xây dựng truyện không hợp lí: - Long Vương mời chàng vào, đón tiếp nồng hậu. - Gặp lại TT, MC vui sướng và hạnh phúc biết bao. - Hồn TT bay lên trời. - Tôi vẫn còn yêu chàng say đắm. - Thấy chàng, tôi vội chạy đến ôm chầm lấy chàng. - Tôi đi tìm chàng/ Tôi không còn hi vọng được gặp lại chàng nữa. 5. Xưng hô: Chàng – thiếp; anh – em; anh ấy. 6. Kiến thức: - TT không tìm thấy tôi bên hồ. - TT nhảy xuống sông. 7. Câu sai: - Cho tôi biết MC đang được người chăm sóc. - Nghĩ đến nước mắt lại chảy dài thương nhớ cha khôn xiết. V. Giới thiệu bài làm xuất sắc: Bài làm của: Phương Thảo, Hồng Thuyết, Hồng Trang, Bích Trâm. Minh Nguyệt, Bá Phúc, Trần Thảo, Thanh Thúy. Đặng Thị Triều Tuyên. B. Ra bài viết số 3 ( Về nhà làm) 1. Đề: Trong giới trẻ hiện nay, một số có biểu hiện lệch lạc về suy nghĩ, đạo đức, lối sống. Em hãy sáng tác một truyện ngắn có tác dụng thiết thực đối với các bạn ấy. Lưu ý: Bài làm không quá 1000 từ. 2. Yêu cầu: a. Nội dung: HS có thể từ một câu chuyện có thật hoặc tưởng tượng, viết một truyện ngắn có ý nghĩa nhắc nhở, cảnh tỉnh… những bạn trẻ có biểu hiện lệch lạc về suy nghĩ, đạo đức, lối sống. b. Kiểu bài: Tự sự. HS có thể nhập vai nhân vật hoặc ở vai người kể chuyện. Bài làm cần kết hợp các yếu tố liên tưởng và tưởng tượng, văn biểu cảm, mạch lạc. 3. Biểu điểm: Bài viết đạt được nội dung yêu cầu trên.Tùy từng trường hợp cụ thể, GV có thể linh hoạt trong cách chấm điểm. - Điểm 9- 10: Bài viết tỏ ra biết cách tưởng tượng và có những liên tưởng hay, sáng tạo, viết có cảm xúc, mạch lạc. - Điểm 7- 8: Bài viết đạt nội dung cơ bản, tưởng tượng khá song còn mắc vài lỗi nhỏ. - Điểm 5- 6: Bài viết đủ nội dung, mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ. - Điểm 3- 4: Bài viết tỏ ra hiểu đề, song bố cục không rõ, liên tưởng vụng. - Điểm 1- 2: Bài viết sơ sài chiếu lệ , diễn đạt lủng củng. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc không nộp bài. 3. Củng cố: HS nắm vững phương pháp làm bài và lập dàn ý. 4. Dặn dò: - Thời gian nộp bài làm số 2: 1 tuần sau khi ra đề. HS làm bài trên giấy kẻ ngang. - HS đọc và trả lời câu hỏi HDHB Khái quát Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Dùng bút chì gạch chân những ý trọng tâm, những kết luận cơ bản. Ghi lại những ý chưa hiểu để cùng trao đổi. Chú trọng làm rõ: VH chữ Hán, VH chữ Nôm, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, cảm hứng thế sự, tính quy phạm, tính trang nhã…( dẫn chứng cụ thể) Rút kinh nghiệm: CUỘC THI UPU LẦN THỨ 38 * Đề tài: “Hãy viết thư cho một người nào đó để nói vì sao điều kiện lao động thuận lợi có thể mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn”. * Đáp án và biểu điểm : 1. Đáp án: 1.1. Yêu cầu về nội dung : Dưới hình thức một bức thư, học sinh có thể khéo léo kể cho người nhận thư một câu chuyện về người lao động có được một cuộc sống tốt đẹp hơn kể từ khi được lao động đúng chuyên môn được đào tạo; hoặc nhờ được quan tâm chăm sóc về y tế; hoặc được làm việc trong một môi trường đảm bảo an toàn lao động… 1.2. Yêu cầu về kĩ năng: HS cần: - Kết hợp 2 yếu tố : Liên tưởng và tưởng tượng. - Bài làm cần khéo léo, tránh hô hào khẩu hiệu hoặc sa vào giải thích thế nào là “ điều kiện lao động thuận lợi”? thế nào là “ cuộc sống tốt đẹp hơn”?... Như vậy, học sinh cần sáng tạo nên một bức thư làm rõ chủ đề một cách sinh động, hấp dẫn và thuyết phục. - Bức thư giàu chất văn học. - Có tên, địa chỉ cụ thể của người gửi, người nhận thư. 2. Biểu điểm : Bài viết đạt được nội dung yêu cầu trên.Tùy từng trường hợp cụ thể, GV có thể linh hoạt trong cách chấm điểm. - Điểm 9- 10: Bài viết tỏ ra biết cách tưởng tượng và có những liên tưởng hay, sáng tạo, viết có cảm xúc, mạch lạc. - Điểm 7, 8: Bài viết đạt nội dung cơ bản, tưởng tượng khá song còn mắc vài lỗi nhỏ. - Điểm 5, 6: Bài viết đủ nội dung, mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ. - Điểm 3, 4: Bài viết tỏ ra hiểu đề, song bố cục không rõ, liên tưởng vụng. - Điểm 1, 2: Bài viết sơ sài chiếu lệ , diễn đạt lủng củng. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc không nộp bài. 3. Quy định về bài thi: - Viết dưới dạng văn xuôi( chưa đăng báo hoặc in sách), dài không quá 1.000 từ. - Bài rõ ràng, sạch sẽ, viết tay trên một mặt giấy kẻ ngang, ghi đủ: Họ tên, nam nữ, ngày tháng năm sinh, dân tộc, địa chỉ trường lớp, quận( huyện), thành phố Đà Nẵng ( hoặc địa chỉ gia đình). - Phần trên được viết vào góc phải, bên trên bài dự thi. Ghi chú: Thời gian nộp bài dự thi UPU là 1 tuần – kể từ ngày học sinh nhận đề. Tiết 34-35 Ngày soạn: 9/ 11/ 2008. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Hướng dẫn HS - Nắm vững các thành phần chủ yếu và các giai đoạn phát triển của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX. - Nắm vững những đặc điểm lớn về nội dung và hình thức của văn học trung đại Việt Nam trong quá trình phát triển. - Yêu mến, ý thức giữ gìn và phát huy di sản văn học dân tộc. B. PHƯƠNG TIỆN VÀ CÁCH THỨC: 1. PTTH: - SGK, SGV, thiết kế bài dạy. - Sử dụng đèn chiếu. - Các tài liệu tham khảo. 2. Cách thức tiến hành: Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm với các hình thức trao đổi thảo luận trả lời các câu hỏi. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định và kiểm tra bài cũ : Em hãy nêu nội dung và nghệ thuật chủ yếu của ca dao? Dự kiến trả lời: HS nêu đúng được nội dung và nghệ thuật của ca dao đã được học ở tiết 26,27. 2. Dạy bài mới: Lời vào bài: Chúng ta đã được tiếp cận bộ phận văn học dân gian, một trong hai thành phần quan trọng của văn học nước nhà. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu bộ phận văn học viết để thấy được sự kế thừa và phát triển của văn học dân tộc. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Tiết 34: HĐ1: GV lưu ý HS đoạn mở đầu bài khái quát, tên gọi của văn học thời kỳ này. GV hướng dẫn HS tìm hiểu: Các thành phần của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. TT1:Em hãy cho biết văn học trung đại gồm mấy thành phần? HS Đưa ra ý kiến GV Nhận xét, kết luận và ghi bảng. TT2: So sánh sự giống và khác nhau giữa hai thành phần văn học? HS Thảo luận, lập bảng so sánh. GV Kiểm tra, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. Sử dụng đèn chiếu. * Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX Tên gọi: Văn học trung đại I. Các thành phần của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX: Hai thành phần: - Văn học chữ Hán. - Văn học chữ Nôm. Thành phần Đặc điểm Chữ Hán Chữ Nôm Giống nhau Văn học viết của người Việt. Mang những đặc điểm của văn học trung đại Việt Nam về cả phương diện nội dung và nghệ thuật. Một số thể loại tiếp thu từ Trung Quốc. Khác nhau Ra đời sớm (từ thế kỉ X). Viết bằng chữ Hán. Thể loại văn học chủ yếu tiếp thu từ Trung Quốc: chiếu, biểu, cáo, hịch... Bao gồm cả thơ và văn xuôi. - Xuất hiện muộn hơn( cuối tk XIII). Viết bằng chữ Nôm. Bên cạnh những thể loại tiếp thu từ Trung Quốc còn có những thể loại văn học của dân tộc: ngâm khúc, truyện thơ, hát nói hoặc thể loại TQ được dân tộc hóa: thơ thất ngôn xen lục ngôn.. Phần lớn là thơ. à Là hiện tượng song ngữ - không đối lập mà bổ sung cho nhau. HĐ2: II. Các giai đoạn phát triển của văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX: TT1 Văn học trung đại Việt Nam phát triển qua mấy giai đoạn lớn? HS: Trả lời GV: có 4 giai đoạn. TT2 GV hướng dẫn HS kẻ bảng tìm hiểu các nội dung của 4 giai đoạn đó. HS: Thảo luận, lập sơ đồ. GV: Sử dụng đèn chiếu, kiểm tra đánh giá. Sự phát triển của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX G/ đoạn Đặc điểm Thế kỉ X đến thế kỉ XIV Thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII Thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX Nửa cuối thế kỉ XIX Hoàn cảnh lịch sử - Giành quyền độc lập tự chủ. Kì tích trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược. - Chế độ phong kiến phát triển đi lên. - Cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi. - Chế độ phong kiến sau khi đạt đỉnh cao cực thịnh có những biểu hiện khủng hoảng. - Nội chiến phong kiến và phong trào nông dân khởi nghĩa. - Chế độ phong kiến đi từ khủng khoảng đến suy thoái. - Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, nhân dân cả nước chống xâm lược. - Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội thực dân nửa phong kiến. Nội dung Nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Từ nội dung yêu nước mang âm hưởng ca ngợi sang nội dung phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến Sự xuất hiện của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa, hướng tới con người, hướng tới hiện thực đời sống. Văn học yêu nước mang âm hưởng bi tráng, có biểu hiện với tư tưởng cách tân đất nước. Nghệ thuật - Văn học chữ Hán với những thể loại tiếp thu từ Trung Quốc có những thành tựu lớn. - Văn học chữ Nôm đặt những cơ sở đầu tiên. - Văn học chữ Hán có những thành tựu lớn ở văn chính luận, văn xuôi tự sự. - Văn học chữ Nôm Việt hóa thể loại tiếp thu từ Trung Quốc (thơ Nôm Đường luật). Sáng tạo những thể loại văn học dân tộc. - Phát triển cả về văn xuôi, văn vần, văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. - Văn học chữ Nôm và những thể loại của văn học của dân tộc có những thành tựu nghệ thuật to lớn. - Xuất hiện văn học quốc ngữ nhưng chủ yếu vẫn là văn học chữ Hán, chữ Nôm. - Chủ yếu văn theo thể loại và thi pháp truyền thống. Tuy nhiên đã có đổi mới theo hướng hiện đại hóa. Tác giả, tác phẩm tiêu biểu Lí Công Uẩn (Chiếu Dời Đô), Trần Quốc Tuấn (Hịch Tướng Sĩ), Trương Hán Siêu (Phú Sông Bạch Đằng), Trần Quang Khải (Phò Giá Về Kinh), Phạm Ngũ Lão (Tỏ lòng),… Nguyễn Trãi (Đại Cáo Bình Ngô, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập), Nguyễn Bỉnh Khiêm ( thơ chữ Hán, chữ Nôm), Nguyễn Dữ (Truyền kì mạn lục),… Nguyễn Du (Truyện Kiều, thơ chữ Hán), Đặng Trần Côn (Chinh phụ ngâm), Nguyễn Gia Thiều (Cung oán ngâm khúc), thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Ngô gia văn phái ( Hoàng Lê nhất thống chí)… Nguyễn Đình Chiểu (Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc), Thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương… Tiết 35 HĐ3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu những đặc điểm lớn về nội dung của văn học thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. TT1: Em hãy cho biết văn học trung đại có những đặc điểm lớn nào? Kể tên một số tác phẩm đã học ở THCS? HS Đưa ra ý kiến GV Nhận xét đánh giá. - Ba đặc điểm lớn: + Chủ nghĩa yêu nước. + Chủ nghĩa nhân đạo. + Cảm hứng thế sự. Những tác phẩm đã học: Nam Quốc Sơn Hà, Hịch tướng sĩ, thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều… TT2: Những yếu tố nào tác động đến nội dung văn học? HS Đưa ra ý kiến GV Nhận xét đánh giá: Do ba yếu tố tác động: Tinh thần dân tộc ( truyền thống ) Tinh thần thời đại Ảnh hưởng từ nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc) TT3: GV gọi HS đọc mục 1 và 2 ở phần III VL1: Chủ nghĩa yêu nước được thể hiện như thế nào? (GV hướng dẫn Hs thể hiện bằng sơ đồ, tìm những tác phẩm đã học để minh họa) HS Đưa ra ý kiến GV Sử dụng đèn chiếu kiểm tra kết quả sơ đồ của HS Nhận xét và ghi bảng. VL2: Chủ nghĩa nhân đạo được thể hiện như thế nào trong văn học? Tìm một số dẫn chứng để minh họa? Lập biểu đồ. GV hướng dẫn HS một số dẫn chứng để minh họa. VL3: Cảm hứng thế sự Em hiểu thế nào là thế sự? Cảm hứng thế sự được biểu hiện như thế nào? Kể tên một số tác phẩm? HS Đưa ra ý kiến. GV Nhận xét đánh giá, ghi bảng. HĐ4: GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghệ thuật văn học trung đại. TT1 Gọi Hs đọc SGK phần 1 (III) VL1 Thế nào là tính quy phạm? Biểu hiện cụ thể của tính quy phạm? cho VD? HS Đưa ra ý kiến GV Nhận xét, đánh giá, lí giải và ghi bảng VL2: Em hãy cho biết sự tiếp thu có sáng tạo văn học nước ngoài trong quá trình sáng tác như thế nào? Kể tên một số tác giả? HS Đưa ra ý kiến GV Nhận xét và ghi bảng. TT2: Thế nào là khuynh hướng trang nhã và bình dị? HS Đưa ra ý kiến. GV Nhận xét, đánh giá, lí giải và ghi bảng . TT3: Quá trình tiếp thu và ảnh hưởng văn học nước ngoài diễn ra như thế nào? HS Đưa ra ý kiến. GV Nhận xét, đánh giá, lí giải và ghi bảng . HĐ5: GV tổng kết. GV gọi HS đọc phần Ghi nhớ. III. Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX: 1.Chủ nghĩa yêu nước: - Là nội dung lớn, xuyên suốt nền VHTĐ. - Chủ nghĩa yêu nước gắn liền với tư tưởng “trung quân ái quốc”, tinh thần quyết chiến quyết thắng chống ngoại xâm. - Biểu hiện: + Ý thức độc lập tự do, tự cường, tự hào ( SNN/Nam, BNĐC). + Tinh thần ý chí quyết thắng( Thuật Hoài, BNĐC). + Tự hào chiến công( Phò giá về kinh, Phú sông BĐ). + Tự hào truyền thống l/ sử. + Xót xa bi tráng trước tình cảnh nước mất nhà tan( thơ Tú Xương). + Biết ơn và ca ngợi những người đã hi sinh vì đất nước( Văn tế). + Yêu thiên nhiên đất nước( N/Trãi, NK). 2.Chủ nghĩa nhân đạo: - Là nội dung lớn, xuyên suốt nền VHTĐ. - Chủ nghĩa nhân đạo bắt nguồn từ truyền thống dân tộc, từ văn học dân gian, ảnh hưởng tư tưởng nhân văn tích cực của phật giáo, đạo giáo, nho giáo. - Biểu hiện: + Lòng thương người; đặc biệt những con người bất hạnh. + Nguyên tắc đạo lý và thái độ ứng xử. + Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp phẩm giá con người. + Đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp ở con người. + Đề cao, khẳng định nhân cách tài năng con người, khát vọng hạnh phúc, công bằng. D/C: BNĐC, người con gái Nam Xương, Chinh phụ ngâm, thơ HXH, thơ NDu… 3. Cảm hứng thế sự: - Phản ánh hiện thực XH, cuộc sống đau khổ của nhân dân. - Biểu hiện: + Viết về nhân tình thế thái( thơ NB/Khiêm) + Đời sống nông thôn( thơ NK). + XH thành thị( thơ Tú Xương). IV. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX: 1.Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm: - Tính quy phạm là sự quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu. - Thể hiện: Quan điểm văn học: coi trọng mục đích giáo huấn: + “Thi dĩ ngôn chí” ( thơ để nói chí) + “Văn dĩ tải đạo” (văn để chở đạo) Ở tư duy nghệ thuật: sẵn công thức. Thể loại văn học Sử dụng thi liệu: dẫn nhiều điển tích, điển cố… à Thiên về ước lệ, tượng trưng. Những tác giả có tài năng một mặt vừa tuân thủ tính quy phạm, một mặt phá vỡ tính quy phạm, phát huy được tính cá nhân sáng tạo trên cả hai lĩnh vực nội dung và hình thức. Đó là Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Trần Tú Xương. 2. Khuynh hướng trang nhã và bình dị: Tính trang nhã: + Ở đề tài, chủ đề: hướng tới cái cao cả trang trọng hơn là cái đời thường bình dị. + Hình tượng nghệ thuật: hướng tới vẻ tao nhã, mỹ lệ hơn là vẻ đẹp đơn sơ mộc mạc. + Ở ngôn ngữ nghệ thuật: cách diễn đạt trau chuốt, hoa mỹ hơn là thông tục, tự nhiên. Quá trình phát triển, văn học ngày càng gắn bó với hiện thực đã đưa văn học từ phong cách trang trọng, tao nhã, về gần với đời sống hiện thực, tự nhiên và bình dị. 3. Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài: a. Tiếp thu tinh hoa văn học Trung Quốc: - Ngôn ngữ dùng chữ Hán để sáng tác. - Thể loại: văn vần( thể cổ phong và Đường luật) văn xuôi: Chiếu, biểu, hịch, dụ, cáo, truyện kí truyền kì, tiểu thuyết chương hồi… - Thi liệu: điển cố, điển tích Trung Hoa. b. Quá trình dân tộc hóa: - Sáng tạo ra chữ Nômà ghi âm, biểu đạt nghĩa tiếng Việt. - Việt hóa thơ Đường thành thơ Nôm Đường luật. - Sáng tạo nhiều thể loại thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát, hát nói, các thể thơ ngâm khúcà đề tài, thi liệu từ đời sống của nhân dân Việt Nam V. Tổng kết: Suốt mười thế kỉ , văn học phát triển gắn bó với vận mệnh dân tộc. Cùng với văn học dân gian, văn học Trung đại góp phần làm nên diện mạo văn học dân tộc, tạo tiền đề cho văn học giai đoạn sau. phát triển. * Ghi nhớ: SGK 3. Củng cố: HS nắm vững nội dung của phần II và III 4. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và Tỏ lòng D. Rút kinh nghiệm: Tiết 36 Ngày soạn: 11/ 11/ 2008 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: HS - Nắm vững khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và các đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ sinh hoạt. - Rèn luyện và nâng cao năng lực giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là việc dùng từ, xưng hô, biểu hiện tình cảm, thái độ…thể hiện văn hoá giao tiếp. B. PHƯƠNG TIỆN VÀ CÁCH THỨC: 1. PTTH: - SGK, SGV, thiết kế bài dạy học - Các tài liệu tham khảo. - Bảng phụ hoặc đèn chiếu. 2. Cách thức trình bày: GV tổ chức giờ dạy học kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG . 1. Ổn định và kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu đặc điểm nổi bật về nội dung của Văn học trung đại? Lấy tác phẩm đã học phân tích làm rõ những nội dung đó? Dự kiến trả lời: HS nêu được ba đặc điểm nổi bật về nội dung: chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo và cảm hứng thế sự. Tùy HS chọn tác phẩm mà có đáp án phù hợp. 2. Dạy bài mới: Lời vào bài: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, trao đổi thông tin, bộc lộ tình cảm của con người trong cuộc sống hằng ngày. Bài học Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt sẽ cho các em những kiến thức, kĩ năng cần thiết trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt HĐ1:GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục I TT1: Gọi HS đọc dữ liệu 1. Chú ý đọc đúng ngữ điệu. VL1 Cuộc hội thoại diễn ra ở đâu? Nhân vật giao tiếp là ai? HS Thảo luận đưa ra ý kiến GV Nhận xét, đánh giá Địa điểm: tại khu tập thể X Thời gian: buổi trưa. Nhân vật: Lan và Hùng gọi Hương đi học VL2 Nội dung, mục đích cuộc hội thoại là gì? HS Đưa ra ý kiến GV Khẳng định Nội dung: gọi nhau đi học Mục đích: thúc giục đi học cho đúng giờ. VL3 Từ ngữ, câu văn trong cuộc hội thoại có đặc điểm gì? HS Đưa ra ý kiến GV Khẳng định Từ ngữ gần với sinh hoạt hằng ngày Câu văn: tỉnh lược, câu cảm thán, câu cầu khiến. VL4 GV hỏi: Vậy, thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt? HS Thảo luận, đưa ra ý kiến . GV Đánh giá, ghi bảng. TT2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt. VL1: Theo em, ngôn ngữ sinh hoạt chủ yếu biểu hiện ở dạng nào? HS Thảo luận đưa ra ý kiến . GV Đánh giá, ghi bảng. VL2: Phân biệt lời nói tự nhiên và lời nói sáng tạo? HS Thảo luận đưa ra ý kiến . GV Đánh giá, ghi bảng. Dù ở dạng nói, viết, tái tạo, hay tái hiện sáng tạo thì ngôn ngữ sinh hoạt đều có dấu hiệu riêng. TT3: GV hướng dẫn HS làm bài luyện tập. VL1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài tập a. Gọi Hs đọc SGK. Gợi ý: vừa lòng nhau nghĩa là thế nào, trong trường hợp nào thì làm vui lòng nhau? Có nên làm vui lòng nhau một chiều không? Vì sao? HS Thảo luận đưa ra ý kiến . GV Nhận xét, đánh giá. Vừa lòng nhau: dễ nghe, dễ hiểu . Trong trường hợp đối tượng giao tiếp có mối quan hệ đúng đắn. Không thể làm vui lòng nhau một chiều vì: nếu cứ làm vui một chiều dễ trở thành xu nịnh. Tùy từng hoàn cảnh, đối tượng, nội dung, mục đích giao tiếp để lựa chọn lời nói cho phù hợp, có hiệu quả. Hỏi: Em hãy tìm một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự? HS: “Sự thật mất lòng” “Mật ngọt thì ruồi chết tươi” “Những nơi cay đắng là nơi thật thà” “Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng” “Đất xấu trồng cây khẳng khiu, Những người phàm tục nói điều khó nghe ” “Chim khôn hót tiếng rảnh rang Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe” Hỏi: Tìm hiểu bài tập trên, em rút ra kinh nghiệm gì khi giao tiếp? HS Thảo luận đưa ra ý kiến GV Đánh giá, nhận xét và ghi bảng. VL2: GV hướng dẫn HS làm bài tập b. Hỏi: Đoạn trích là lời đối thoại của nhân vật nào? Thời gian? Chủ thể nói? Thái độ người nói? HS Thảo luận đưa ra ý kiến GV Nhận xét, ghi bảng. Hỏi: Trong lời đối thoại những từ ngữ nào mang đậm chất địa phương? HS Thảo luận đưa ra ý kiến GV Nhận xét, ghi bảng. Hỏi: Theo em đây là lời nói tự nhiên trong sinh hoạt hằng ngày hay là lời nói có dạng tái hiện sáng tạo? Ý nghĩa? HS Thảo luận đưa ra ý kiến GV Nhận xét, ghi bảng. TT4: GV gọi HS đọc Ghi nhớ trong SGK. I. Ngôn ngữ sinh hoạt: 1. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt: Vậy, ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm ...đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống. 2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt: Chủ yếu ở dạng nói (độc thoại, đối thoại). Ở dạng viết (nhật kí, hồi ức cá nhân, thư từ). Trong tác phẩm văn học( có dạng lời nói tái hiện). Lời nói tự nhiên: tự do Lời nói tái h

File đính kèm:

  • docGiao an van 10 3338.doc