A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS:
ã Hiểu được nội dung cơ bản của tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm, phản ánh tư tưởng và lối sống của cộng đồng.
ã Xác định hình thức, thể loại của tục ngữ là lời nói có tính nghệ thuật.
B- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
I- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
II- KIỂM TRA BÀI CŨ:
Nêu một số đặc điểm về hình thức của ca dao
III- GIỚI THIỆU BÀI MỚI
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 37, 38- Tục ngữ về đạo đức, lối sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 29 tháng 10 năm 2006
Ngữ văn. Tiết 37, 38
Tục ngữ về đạo đức, lối sống.
a- Mục tiêu cần đạt. Giúp HS:
Hiểu được nội dung cơ bản của tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm, phản ánh tư tưởng và lối sống của cộng đồng.
Xác định hình thức, thể loại của tục ngữ là lời nói có tính nghệ thuật.
B- Các bước tiến hành
ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ:
Nêu một số đặc điểm về hình thức của ca dao
III- Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(HS đọc tiểu dẫn cùng phần tri thức đọc- hiểu và trả lời câu hỏi)
- Trình bày những hiểu biết của em về tục ngữ.
( GV chọn một số câu tục ngữ có sức khái quát hướng dẫn học sinh tìm hiểu theo các định hướng: giải nghĩa một số cụm từ, từ đó tìm hiểu nghĩa của cả câu)
(Tiết 2)
GV hướng dẫn HS lập bảng tập hợp các câu tục ngữ theo chủ đề, nhóm chủ đề, nội dung đạo đức.
- Từ nội dung tư tưởng của những câu tục ngữ thuộc các chủ đề đó hãy khái quát thành những nét tính cách và phẩm chất đạo đức truyền thống của con người Việt Nam.
- Hãy phân tích đặc điểm nghệ thuật của các câu tục ngữ 2, 4.
I- Tiểu dẫn
- Nội dung:
+ Đúc kết kinh nghiệm…
+ Đưa ra những phán đoán
- Hình thức:
Ngắn gọn. Sử dụng cách hiệp vần…
II- Đọc- hiểu.
1- Xác định các tầng nghĩa của các câu tục ngữ.
- Câu 1:
+ Hàm nhai: Chỉ động tác của miệng nghiền thức ăn khi ăn
+ Miệng trễ: Miệng bị sa xuống. ở câu này nó đối lập với miệng nhai- nghĩa là không có cái ăn.
. Nghĩa đen của câu tục ngữ này là: Có bỏ sức lao động thì mới có cái ăn.
. Nghĩa bóng: Có làm thì mới có ăn, có công lao thì mới có hưởng thụ.
- Câu 2:
+ Cá cả: cá lớn.
+ Câu dài: Câu lớn, dây dài
. Nghĩa đen: Kinh nghiệm trong nghề câu cá
. Nghĩa bóng: Muốn sự việc thành công lớn thì phải bỏ công sức nhiều.
- Câu 3.
. Nghĩa đen: Hiện tượng kiến tha mồi.
. Nghĩa bóng: Kiên nhẫn, kiên trì chịu khó thì sẽ đạt được mục đích. Nhiều cái bé góp lại thì được cái lớn.
- Câu 4.
+ Máu đào: quan hệ của những người cùng huyết thống.
+ Nước lã: nước lạnh không mùi, không màu, không vị, chỉ sự thờ ơ lạnh nhạt của những người không có quan hệ gì.
. Nghĩa đen: Dù là ít máu còn hơn là nước lã không màu, không mùi gì.
. Nghĩa bóng: Có quan hệ huyết thống, tuy xa còn hơn là người ngoài không có quan hệ gì.
- Câu 10:
. Nghĩa đen: Một con ngựa đau cả chuồng ngựa không ăn cỏ.
. Nghĩa bóng: Sự chia sẻ nỗi đau của cộng đồng với một người.
2- Tập hợp thành nhóm chủ đề.
+ Coi trọng lao động và đề cao đức tính bền bỉ siêng năng trong lao động.
+ Có y thức cộng đồng cao .
+ Đề cao tình cảm con người.
+ Luôn coi trọng thực chất hơn bề ngoài.
3- Đặc điểm nghệ thuật của tục ngữ.
Dâu ấn nghệ thuật rõ nhất là sử dụng các biện pháp tu từ:
+ Cá cả: cá lớn- ngầm so sánh với thành quả lao động.
+ Câu dài: công sức bỏ ra.
+ Giọt máu đào: ẩn dụ chỉ người có quan hệ huyết thống.
+ Nước lã: không có quan hệ gì.
Hai câu tục ngữ sử dụng biện pháp ẩn dụ nhằm đề cao y thức cộng đồng.
Bên cạnh đó tục ngữ còn sử dụng hình thức đối xứng. Nghệ thuật hiệp vần....
III- rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Tuc ngu ve dao duc, loi song.doc