Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao Tiết 1 +2: Tổng quan văn học Việt Nam

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1.Về kiến thức:

 - Thấy được các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết.

 + Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết .

 + Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.

- Tích hợp môi trường.

 2. Về kĩ năng: Vận dụng đặc điểm khái quát của văn học Việt Nam vào từng bài cụ thể sẽ học trong các phần tiếp theo.

3.Về thái độ: Bồi dưỡng HS niềm tự hào về truyền thống dân tộc và say mê với văn học.

B.CHUẨN BỊ BÀI HỌC:

1.Giáo viên:

1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:

- HS đọc bài tại lớp và luyện tập cách thức tóm tắt các ý chính.

- Đặt câu hỏi gợi mở , tái hiện và tư duy tổng hợp.

1.2.Phương tiện dạy học:

- SGK và tài liệu chuẩn kiến thức 10.

- Tư liệu tham khảo.

- Thiết kế bài giảng.

2.Học sinh:

- Chủ động tìm hiểu về bài học.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

3.Giới thiệu bài mới: Lịch sử VH của bất cứ dân tộc nào đều là LS của tâm hồn dân tộc ấy. Để nhận thức được những nét lớn về VH nước nhà, chúng tìm hiểu bài: Tổng quan VHVN. Em hiểu thế nào là tổng quan VHVN? Là cách nhìn nhận, đánh giá một cách tổng quát những nét lớn của VHVN.

 

doc32 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4250 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao Tiết 1 +2: Tổng quan văn học Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 +2 - Văn học sử: TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM A.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Về kiến thức: - Thấy được các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết. + Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết . + Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học. - Tích hợp môi trường. 2. Về kĩ năng: Vận dụng đặc điểm khái quát của văn học Việt Nam vào từng bài cụ thể sẽ học trong các phần tiếp theo. 3.Về thái độ: Bồi dưỡng HS niềm tự hào về truyền thống dân tộc và say mê với văn học. B.CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1.Giáo viên: 1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học: - HS đọc bài tại lớp và luyện tập cách thức tóm tắt các ý chính. - Đặt câu hỏi gợi mở , tái hiện và tư duy tổng hợp. 1.2.Phương tiện dạy học: - SGK và tài liệu chuẩn kiến thức 10. - Tư liệu tham khảo. - Thiết kế bài giảng. 2.Học sinh: - Chủ động tìm hiểu về bài học. C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: 3.Giới thiệu bài mới: Lịch sử VH của bất cứ dân tộc nào đều là LS của tâm hồn dân tộc ấy. Để nhận thức được những nét lớn về VH nước nhà, chúng tìm hiểu bài: Tổng quan VHVN. Em hiểu thế nào là tổng quan VHVN? Là cách nhìn nhận, đánh giá một cách tổng quát những nét lớn của VHVN. Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt ¬Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS hình thành nội dung bài học “Em hiểu như thế nào tổng quan VHVN?” →Cách nhìn nhận, đánh giá một cách tổng quát những nét lớn của VHVN. ¬Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cấu trúc bài học. -Yêu cầu HS quan sát các mục lớn trong SGK từ trang 5 đến trang 13 và trả lời câu hỏi. -Bài tổng quan VHVN có những nội Theo em phần nào là trọng tâm? →HS trả lời : 3 phần +Các bộ phận hợp thành. + Quá trình phát triển của văn họcviết. + Con người Việt Nam qua VHVN. ¬ Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu phần 1: các bộ phận hợp thành của VHVN. - GV yêu cầu HS đọc phần 1 SGK/ 5,6. -VHVN bao gồm mấy bộ phận hợp thành? Đó là những bộ phận nào? → HS trả lời: 2 bộ phận (VHDG & VH viết). Thao tác 1: Hướng dẫn tìm hiểu bộ phận VHDG - Hãy kể tên một số tác phẩm VHDG mà em biết? - VHDG do ai sáng tác? Nó được lưu truyền bằng hình thức nào là chủ yếu? Vì sao? - VHDG có bao nhiêu thể loại chính? Kể tên? - Những đặc trưng cơ bản của VHDG? - Em hiểu như thế nào về tính thực hành trong các sinh hoạt khác nhau của VHDG? →HS phát hiện trả lời, GV nhận xét, chốt ý và cho HS gạch SGK/5. Thao tác 2: Hướng dẫn tìm hiểu bộ phận văn học viết. -Văn học viết xuất hiện từ thế kỉ thứ mấy? - Tác giả của văn học viết thuộc tầng lớp nào trong xã hội? Có gì khác với tác giả của VHDG? →HS trả lời, GV giúp HS rút ra đặc trưng của văn học viết. - Văn học viết đựơc ghi lại bằng những thứ chữ nào? Ví dụ - Văn học viết gồm có những thể loại nào? →HS kể tên, GV hệ thống lại bằng sơ đồ và cho HS gạch SGK phần nay. ¬Hoạt động 4:Hướng dẫn tìm hiểu phần II - GV thuyết giảng: quá trình phát triển của VHVN gắn chặt với lịch sử, chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước. - VHVN trải qua mấy thời kì lớn? → HS trả lời: 3 thời kì. Thao tác 1: Hướng dẫn tìm hiểu mục 1 sgk/ 7,8 - Gọi HS đọc mục I sgk/ 7-8 -Chữ Hán du nhập vào Việt Nam khi nào? Tại sao văn học Việt Nam đến thế kỉ X mới hình thành? - Văn học chữ Hán chịu ảnh hưởng của những tư tưỏng và nền văn học nào? - Kể tên các tác giả, tác phẩm tiêu biểu viết bằng chữ Hán mà em đã học ở THCS? →HS trả lời, GV chốt ý - Văn học chữ Nôm ra đời và phát triển đỉnh cao ở thế kỉ thứ mấy? - Có các thể loại tiêu biểu nào? -Kể tên các tác giả, tác phẩm tiêu biểu? →HS trả lời, GV chốt ý và cho HS gạch SGK/ 8. - Văn học trung đại thể hiện những nội dung chủ yếu nào? Thao tác 2: Hướng dẫn tìm hiểu mục 2 phần I SGK/ 8-10 - Gọi HS đọc SGK -Văn học hiện đại chủ yếu viết bằng chữ gì? - Văn học hiện đại chia làm mấy giai đoạn? Kể tên một số tác giả tiêu biểu cho từng giai đoạn? →HS trả lời, GV nhận xét và thuyết giảng đặc điểm của từng giai đoạn. -So với văn học trung đại thì nền văn học hiện đại có những nét khác biệt nào về tác giả, đời sống văn học, thể loại, thi pháp? →HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý và lấy ví dụ minh hoạ. ¬Hoạt động 5: Hướng dẫn tìm hiểu phần III - Đối tượng phản ánh của văn học là gì? - Hình ảnh con người Việt Nam qua văn học được thể hiện trong những mối quan hệ nào? →HS trả lời: 4 mối quan hệ. Thao tác 1: Hướng dẫn tìm hiểu mục1 phần III -Tình yêu thiên nhiên của người Việt Nam được thể hiện qua những hình ảnh, tư tưởng, tình cảm nào? Lấy ví dụ minh hoạ. →HS trả lời, GV chốt ý bên. Thao tác 2: Hướng dẫn tìm hiểu mục 2 phần III - Gọi HS đọc mục 2 phần III SGK/ 11 - Những biểu hiện của lòng yêu nứơc? - Kể tên những tác phẩm tiêu biểu thể hiện lòng yêu nước? →HS trả lời, GV chốt ý và cho HS gạch SGK phần này. Thao tác 3: Hướng dẫn tìm hiểu mục 3 phần III - Yêu cầu HS đọc mục 3 phần III, SGK/ 12 - Con người trong quan hệ xã hội được thể hiện như thế nào? →HS trả lời, GV chốt ý và gạch SGK. Thao tác 4: Hướng dẫn tìm hiểu mục 4 phần III -HS đọc phần này SGK/ 12 -13 -GV thuyết giảng ý bên - Xu hướng chung của văn học khi xây dựng mẫu người lý tưởng là gì? →HS trả lời, GV chốt ý và lấy ví dụ minh hoạ. ¬Hoạt động 6: Hình thành phần ghi nhớ Gọi HS đọc to phần ghi nhớ SGK/ 13. I. Các bộ phận hợp thành của VHVN: 1. Văn học dân gian: - Văn học dân gian là những sáng tác tập thể và truyền miệngcủa nhân dân lao động. - Thể loại: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ, vè, câu đố, truyện thơ, chèo + Tính truyền miệng - Đặc trưng + Tính tập thể + Tính thực hành + Tính dị bản + Tính địa phương 2. Văn học viết: - Là những sáng tác của tầng lớp trí thức, đựơc ghi lại bằng chữ viết. - Đặc trưng: Tính cá thể Tính văn bản Chữ Hán - Chữ viết: Chữ Nôm Chữ Quốc ngữ - Hệ thống thể loại: + Từ thế kỉ X→XIX Ÿ Chữ Hán: văn xuôi, thơ,văn biền ngẫu Ÿ Chữ Nôm: thơ (Đường luật), văn biền ngẫu. + Từ thế kỉ XX →nay: tự sự (tiểu thuyết, truyện ngắn), trữ tình (thơ trường ca), kịch (kịch nói, kịch thơ). II. Quá trình phát triển của VHVN: - Từ thế kỉ X → hết thế kỉ XIX - Từ thế kỉ XIX → CMT8/1945 - Từ sau CMT8/1945 → hết thế kỉ XX 1.Văn học trung đại (Từ thế kỉ X→hết thế kỉ XIX): a.Nền văn học chữ Hán - Chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho, Phật, Đạo giáo. - Thể loại : + Văn xuôi (truyền kì, ký sự, tiểu thuyết chương hồi) + Thơ (cổ phong, Đường luật) - Tác giả, tác phẩm tiêu: (Sgk/ 7) b.Nền văn học chữ Nôm: - Bắt đầu phát triển ở thế kỉ XV, đạt đỉnh cao ở thế kỉ XVIII - Chịu ảnh hưởng của VHDG - Thể loại: Đường luật, lục bát, song thất lục bát, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói… - Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: ( Sgk/ 8) c. Nội dung chính của văn học trung đại: - Lòng yêu nước - Tinh thần nhân đạo - Tính hiện thực 2. Văn học hiện đại ( từ đầu thế kỉ XIX → hết thế kỉ XX): - Chủ yếu viết bằng chữ Quốc ngữ. - Nằm trong quan hệ giao lưu với văn học phương Tây, đặc biệt là văn học Pháp. Đầu thế kỉ XX→1930 - 4 giai đoạn : năm 1930→ 1945 năm 1945→ 1975 năm 1975→ 2000 - Một số nét khác biệt so với nền văn học trung đại. + Tác giả: Chuyên nghiệp + Đời sống văn học: sôi nổi và năng động. + Thể loại: thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói + Thi pháp: lối viết hiện thực và đề cao cá tính sáng tạo và cái tôi cá nhân. III.Con người Việt nam qua văn học : 1. Con người Việt Nam trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên: - Con người Việt Nam gắn bó sâu sắc với thiên nhiên và luôn tìm thấy từ thiên nhiên những hình tượng thể hiện chính mình. → Tình yêu thiên nhiên 2. Con người Việt Nam trong mối quan hệ với quốc gia, dân tộc: - Ngưòi Việt Nam manh một tấm lòng yêu nước thiết tha. - Biểu hiện của lòng yêu nước: + Yêu làng xóm, quê hương. + Tự hào về truyền thống văn học, lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. + Ý chí câm thù quân xâm lược và tinh thần dám hi sinh vì độc lập tự do dân tộc. - Tác phẩm kết tinh từ lòng yêu nước “Nam quốc sơn hà”, “Bình ngô đại cáo”,“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”,“Tuyên ngôn độc lập”… 3. Con người Việt Nam trong mối quan hệ xã hội: - Ước mơ xây dựng một xã hội công bằng, tốt đẹp hơn. - Phê phán, tố cáo các thế lực chuyên quyền, cảm thông với phận con người bị áp bức. - Nhìn thẳng vào thực tại để nhận thức, phê phán, cải tạo xã hội cho tốt đẹp. →Chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo. 4. Con người việt Nam và ý thức về cá nhân: - Tuỳ theo điều kiện lịch sử mà con người trong văn học xử lý mối quan hệ giữa ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. - Đạo lí làm người mà văn học xây dựng với phẩm chất: nhân ái, thuỷ chung, tình nghĩa và vị tha và đề cao quyền sống của con người cá nhân. VI. Ghi nhớ: SGK/ 13 4. Củng cố : Học xong bài học em cần lưu ý những điêm nào? 5. Dặn dò: - Học bài cũ và soạn bài “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”. Tiết 3 - Tiếng Việt: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ MỤC TIÊU BÀI HỌC : Về kiến thức:Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: bản chất, hai quá trình, các nhân tố giao tiếp. Về kĩ năng:Xác định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp. Những kĩ năng trong HĐGT bằng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết, hiểu. Về thái độ:Giáo dục nhận thức giao tiếp là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành kĩ năng sống. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1. Giáo viên: 1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học: - HS tìm hiểu bài theo hướng qui nạp: Tìm hiểu ngữ liệu trong và ngoài SGK (GV nêu câu học để HS trao đổi thảo luận ) từ đó đi đến những nhận định chung. 1.2. Phương tiện dạy học: - SGK ngữ văn 10 và tài liệu chuẩn kiến thức 10. - Sử dụng bảng phụ, tài liệu. 2. Học sinh: - Tìm hiểu kỹ các ví dụ trong SGK. - Thu thập các tài liệu có liên quan. C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1. Ổn định lớp : VS, SS, ĐP 2. Kiểm tra bài cũ: a.Trình bày những nét cơ bản của các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam. b.Căn cứ vào yếu tố nào để phân chia thời kì văn học? c.Nêu nội dung quan hệ của con người VN được thể hiện trong văn học? 3. Giới thiệu bài mới: ª Trong cuộc sống hàng ngày con người giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ. Không có ngôn ngữ thì không thể có kết quả cao trong giao tiếp nào. Bởi vì giao tiếp luôn phụ thuộc vào hoàn cảnh và nhân vật giao tiếp. Vậy thế nào là HĐGT bằng ngôn ngữ , nhân tố giao tiếp ? Để biết rõ điều này chúng ta tìm hiểu bài HĐGT bằng ngôn ngữ . Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt ¬Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu mục I. Thao tác 1: - Gv yêu cầu HS đọc VB1 sgk/ 14 và trả lời câu hỏi: + Các nhân vật nào tham gia vào HĐGT trên? Hai bên có quan hệ và cương vị như thế nào? + Người nói tiến hành những hành động cụ thể nào? Người nghe tiến hành những hành động tương ứng ra sao? + HĐGT diễn ra trong hoàn cảnh nào? (Ở đâu? Vào lúc nào? Khi đó nước ta có những sự kiện lịch sử gì?) + HĐGTđó hướng vào nội dung gì? Và đề cập vấn đề gì? + Mục đích của cuộc giao tiếp là gì? Cuộc giao tiếp đó có đạt được mục đích không? → HS thảo luận trả lời, GV nhận xét và chốt ý. - Vận dụng kết quả ở ngữ liệu 1, GV yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi ở bài “Tổng quan VHVN”: + Trong bài “Tổng quan VHVN”, HĐGT diễn ra giữa các nhân vật nào? (Ai viết? Ai đọc? Đặc điểm của nhân vật về lứa tuổi, vốn sống và trình độ hiểu biết, nghề nghiệp?) + HĐGT đó được tiến hành trong hoàn cảnh nào? + Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực nào? Về đề tài gì? Bao gồm những vấn đề cơ bản nào? + HĐGT đó nhằm mục đích gì? + Phương tiện và cách thức giao tiếp ra sao? → HS thảo luận trả lời, GV nhận xét, chốt những điều quan trọng. ¬ Hoạt động 2: GV hệ thống hoá kiến thức: - Yêu cầu học sinh dựa vào kết quả của thao tác 1 và thao tác 2, trả lời các câu hỏi sau: + Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? + Các quá trình của hoạt động giao tiếp? + Các nhân tố của hoạt động giao tiếp? → HS làm theo yêu cầu ¬Hoạt động 3: GV gọi HS đọc to phần ghi nhớ SGK/ 15. I.Thế nào là HĐGT bằng ngôn ngữ: 1. Tìm hiểu ngữ liệu:  Văn bản “Hội nghị Diên Hồng”: a. Nhân vật giao tiếp: - Vua Trần: người lãnh đạo tối cao của nhà nước. - Các bô lão: người đại diện cho nhân dân. b. Quá trình giao tiếp: - Người nói: tạo ra văn bản nhằm biểu đạt nội dung, tư tưởng, tình cảm của mình. - Người nghe lĩnh hội và giải mã nội dung đó. c. Hoàn cảnh giao tiếp: - Tại Điện diên Hồng - Khi đất nước đang có giặc ngoại xâm vua và dân nhà Trần đang tìm cách đối phó. d. Nội dung giao tiếp: Thảo luận về tình hình và bàn bạc cách đối phó. e. Mục đích giao tiếp: Bàn bạc để tìm ra và thống nhất sách lược đối phó với giặc.  Bài “Tổng quan văn học Việt Nam”: a. Nhân vật giao tiếp: - Tác giả sgk ( người viết) - HS lớp 10 (người đọc) b. Hoàn cảnh giao tiếp: - Có tính quy thức (có tổ chức, có kế hoạch của nền giáo dục quốc dân và nhà trường. c. Nội dung giao tiếp: - Thuộc lĩnh vực văn học sử - Đề tài: Tổng quan văn học Việt Nam. - Vấn đề cơ bản: + Các bộ phận hợp thành nền VHVN. + Quá trình phát triển của VHVN. + Con người Việt Nam qua văn học. d. Mục đích giao tiếp: - Người viết cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quát về văn học Việt Nam. - Người đọc lĩnh hội một cách tổng quát về các vấn đề cơ bản của VHVN. e. Phương tiện và cách thức giao tiếp: - Dùng thuật ngữ văn học. - Kết cấu mạch lạc, rõ ràng thể hiện tính mạch lạc và chặt chẽ. 2. Ghi nhớ: SGK/ 15. 4. Củng cố: GV yêu cầu HS phân tích các nhân tố giao tiếp trong hoạt động giao tiếp mua bán giữa người mua và người bán ở chợ. 5. Dặn dò: - Học và làm các bài tập trong sách bài tập. - Soạn bài “ Khái quát văn học dân gian Việt Nam”. + Đọc văn bản. + Trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài. Tiết 4 - Văn học sử: KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM A.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức:Nắm khái niệm, các đặc trưng cơ bản,những thể loại chính, những giá trị chủ yếu của văn học dân gian. 2. Về kĩ năng: vận dụng bài học vào việc phân tích và cảm nhận từ bài học cụ thể trong chương trình 3. Về thái độ: biết yêu mến,trân trọng,giữ gìn và phát huy văn học dân gian Việt Nam, hình thành tình yêu đối với văn học. B.CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1. Giáo viên: 1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học: -Sử dụng phương pháp quy nạp. -GV đặt câu hỏi gợi mở, hs thảo luận trả lời. 1.2. Phương tiện dạy học: - SGK ngữ văn 10 và sách chuẩn kiến thức văn 10 - Thiết kế bài học. 2. Học sinh: - Chủ động tìm hiểu bài học trong SGK và trên các phương tiện thông tin khác có liên quan. - Tìm đọc thêm một số tác phẩm văn học dân gian. C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định lớp: SS, VS, ĐP 2.Kiểm tra bài cũ:Chứng minh việc chuyển từ VH trung đại sang VH hiện đại là một bước phát triển lớn lao và sâu sắc của văn học Việt Nam? 3. Giới thiệu bài mới: Đọc những câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ: Tôi yêu truyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại vừa tuyệt vời sâu xa Thương người rồi mới thương ta Yêu nhau cách mấy núi xa cũng tìm ở hiền thì lại gặp hiền Người ngay lại gặp người tiên độ trì Cho đến những câu ca dao này: “Trên đồng cạn dưới đồng sâu Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa” Từ truyện cổ đến ca dao, dân ca tục ngữ, câu đối, sân khấu chèo, tuồng, cải lương. tất cả là biểu hiện cụ thể của VHDG. Để tìm hiểu rõ vấn đề này một cách có hệ thống, chúng ta cùng tìm hiểu văn bản khái quát VHDGVN. Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt ¬ Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm VHDG. - Gọi HS đọc phần mở đầu SGK/ 16 - Dựa vào phần vừa đọc nêu khái niệm VHDG? - Từ khái niệm đó, hãy nêu định nghĩa VHDG Việt Nam? → HS phát hiện trả lời, GV chốt ý. ¬ Hoạt động 2: GV hưóng dẫn tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của VHDG. - Dựa vào phần 1 SGK/ 16, em hãy cho biết VHDG có mấy đặc trưng cơ bản? (3đặc trưng) Thao tác 1: Hướng dẫn tìm hiểu đặc trưng thứ nhất - HS đọc phần I mục 1 SGK/16. - Theo em nhận định này của SGK có thể phân thành mấy ý? Đó là những ý nào? → HS trả lời 2 ý. - GV hướng dẫn HS bằng cách viết một bài ca dao quen thuộc lên bảng “Thuyền….đợi thuyền” và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: + Ở bài ca dao này, hai hiện tượng “thuyền” và “bến” nên được hiểu như thế nào?Diễn tả tâm trạng gì? Của ai? + So với cách nói thông thường trong đời sống, cách nói của dân gian có gì khác? + Qua ví dụ nêu trên, em có nhận xét gì về ngôn từ trong tác phẩm VHDG? → HS quan sát, suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chốt ý. - GV nêu vấn đề: em hiểu như thế nào là phương thức truyền miệng?Vì sao VHDG lại có hình thức truyền miệng? Phương thức truyền miệng có ưu nhược điểm gì? - Truyền miệng như thế nào? → HS thảo luận trả lời, GV diễn giảng lấy ví dụ và chốt ý. - GV có thể yêu cầu học sinh đọc một vài bài đồng dao. Thao tác 2: Hướng dẫn tìm hiểu đặc trưng thứ 2 của VHDG: - HS đọc phần I mục 2 SGK/17. - Em hiểu như thế nào là sáng tác tập thể? - Quá trình sáng tác và hoàn chỉnh một tác phẩm diễn ra như thế nào? → HS trả lời, GV dẫn chứng, phân tích và cho HS gạch SGK đoạn 2/ 17. Thao tác 3: GV hướng dẫn tìm hiểu đặc trưng thứ 3. - Phần này GV thuyết giảng để HS nắm bắt vấn đề. ¬ Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu hệ thống thể loại VHDG: - Gọi HS đọc to phần II SGK/ 17-18. - VHDG Việt Nam gồm bao nhiêu thể loại? Kể tên và lấy ví dụ. → HS làm theo yêu cầu, GV hướng dẫn HS lập bảng và nêu khái niệm từng thể loại. ¬ Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu những giá trị cơ bản của VHDG. - Cho HS đọc phần III SGK/ 18-19. - Yêu cầu học sinh lấy ví dụ để chứng minh cho 3 giá trị của VHDG. → GV bình luận, bổ sung và chốt ý. ¬ Hoạt động 5: Hình thành phần ghi nhớ. - HS đọc to phần ghi nhớ sgk/ 19 I. Khái niệm văn học dân gian: - VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể nhân dân sáng tác nhằm mục đích phụ vụ cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. II. Đặc trưng cơ bản của VHDG: 1. VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, truyền miệng ( tính truyền miệng): a. VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ: - Ngôn từ trong các tác phẩm VHDG mang tính nghệ thuật cao, giàu hình ảnh và cảm xúc. b. VHDG tồn tại và lưu hành theo phương thức truyền miệng: - Truyền miệng là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng lời nói, hoặc bằng cách trình diễn cho người khác xem. - Truyền miệng: + Không gian: di chuyển tác phẩm từ nơi này đến nơi khác. + Thời gian: Bảo lưu tác phẩm từ đời này sang đời khác, thời đại này sang thời đại khác. - Bên cạnh tính truyền miệng, văn học dân gian còn mang tính địa phương và tính dị bản. - Quá trình truyền miệng gắn liền với quá trình diễn xướng dân gian( hát, nói, kể…) 2. VHDG là sản phẩm của qúa trình sáng tác tập thể (tính tập thể): - Sáng tác tập thể: Sáng tác có sự tham gia của nhiều người( chủ yếu là nhân dân lao động). - Quá trình sáng tác tập thể: (SGK/ 17). 3.VHDG gắng bó và phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng (tính thục hành): - VHDG đóng vai trò phối hợp hoạt động theo nhịp của chính hoạt động đó( hò kéo lưới…) - VHDG gây không khí để kích thích hoạt động, gây cảm hứng cho con người trong cuộc sống. III. Hệ thống thể loại VHDG: - Tự sự dân gian: Thần thoại, truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích, truyện cười, truiyện ngụ ngôn, truyện thơ… - Câu nói dân gian: Câu đố, tục ngữ - Thơ ca dân gian: Vè, ca dao - Sân khấu dân gian: Chèo( tuồng, rối…) IV. Những giá trị cơ bản của VHDG: 1. VHDG là kho tàng tri thức vô cùng phong phú về đời sống dân tộc( giá trị nhận thức). 2. VHDG có giá trị giáo dục sâu sắcvề đạo lí làm người( giá trị giáo dục). 3. VHDG có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc( giá trị thẩm mĩ). V. Ghi nhớ: SGK/ 19. 4. Củng cố: Các đặc trưng của VHDG 5. Dặn dò: - Học bài trong vở + ghi nhớ. - Đọc và soạn bài “ Hoạt đông giao tiếp bằng ngôn ngữ tt” Tiết 5 -Tiếng Việt: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ (tt) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Về kiến thức: - Củng cố lại lý thuyết HĐGT. - Vận dụng lý thuyết luyện tập, phân tích các nhân tố giao tiếp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. 2. Về kĩ năng: phân tích các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. 3. Về thái độ: nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trong cuộc sống của mỗi người. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1. Giáo viên: 1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học: - HS làm các bài tập trong SGK, GV nhận xét, bổ sung, kết luận. 1.2 Phương tiện: - SGK ngữ văn 10 và chuẩn kiến thức ngữ văn 10 - SGV ngữ văn 10. - Thiết kế bài học. 2. Học sinh: - Tìm hiểu các bài tập trong SGK, tìm thêm các bài tập bổ trợ khác. C. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC : 1. Ổn định lớp: VS, SS, ĐP. 2. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là gì? Hãy nêu các nhân tố tham gia trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? 3.Giới thiệu bài mới: Khi tìm hiểu về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ta thấy: để có hiểu quả trong một hoạt động giao tiếp có rất nhiều nhân tố tham gia: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp… vậy để nắm thật cụ thể về nhiệm vụ của các nhân tố ấy ta tiềm hiểu tiết 2 bài hoạt động giao tiếp…. Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt ¬ Hoạt động 1: GV chia lớp thành 4 nhóm ( tuỳ theo lớp) tương ứng với 4 bài tập SGK/ 20-22. Sau đó HS trao đổi, thảo luận và cử đại diện trả lời. ¬ Hoạt động 2: hướng dẫn giải bài tập. Thao tác 1: Bài tập 1/ 20. - Gọi HS đọc bài tập 1/ 20 và xác định yêu cầu. GV mời đại diện nhóm 1 trình bày phần giải nhóm mình. + Nhân vật giao tiếp gồm những ai? + Hoạt động giao tiếp diễn ra vào thời điểm nào? Thích hợp cho những cuộc trò chuyện gì? + Nhân vật anh nói về điều gì? Nhằm mục đích gì? + Cách nói của nhân vật anh có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp không? Vì sao? → Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và GV chốt ý. Thao tác 2: - Gọi HS nhóm 2 đọc trả lời các câu hỏi, lớp trao đổi, bổ sung. → GV nhận xét, đưa ra đáp án. + Hành động, ngôn ngữ giao tiếp cụ thể của nhân vật? + Nhằm mục đích gì? + Các câu hỏi của người ông có gì đặc biệt? → Giáo viên giải sâu từng câu hỏicủa gnười ông + Nhận xét thái độ tình cảm của 2 nhân vật? Thao tác 3: - GV cho HS nhóm 3 đọc và trả lời câu hỏi của bài tập 3/ 21. + Nội dung và mục đích giao tiếp của Hồ Xuân Hương qua bài thơ? + Để cảm nhận được nội dung bài thơ, chúng ta căn cứ vào phương tiện ngôn ngữ nào? → HS trả lời trao đổi, bổ sung, GV nhận xét và đưa ra đáp án. Thao tác 4: - Gọi HS nhóm 4 đọc to và trả lời các câu hỏi của bài tập 5/ 21. - Chú ý HS, giọng đọc phải diễn tả được tình cảm của Bác. + Bác viết cho ai? Trong hoàn cảnh nào? + Nội dung và mục đich viết thư cho HS của Bác? + Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ và tình cảm của Bác qua bức thư? → HS làm theo yêu cầu, GV nhận xét, bổ sung và chốt ý. Thao tác 5: - GVhướng dẫn HS độc lập thiết lập hoạt động giao tiếp ở dạng thông tin, sau đó gọi 3 HS trình bày phần viết của mình và cho cả lớp trao đổi, bổ sung. II. Luyện tập: 1.Bài tập 1/ 20 a. Nhân vật giao tiếp: Chàng trai- cô gái ở lứa tuổi yêu đương. b. Hoàn cảnh giao tiếp: - Vào đêm trăng thanh yên tĩnh. → Thích hợp trò chuyện riêng tư, tình cảm. c.Nội dung giao tiếp: - Nói “ tre non đủ lá” và đặt ra vấn đề tính đến chuyện đan sàng. - Mục đích: Chàng trai tỏ tình và cao hơn là muốn se duyên cùng cô gái. d. Cách nói phù hợp: Ý nhị, mang màu sắc văn chương, vừa có hình ảnh đậm sắc thái tình cảm. 2. Bài tập 2/ 20-21 a. Hành động, ngôn ngữ cụ thể của 2 nhân vật: chào → chào đáp lại→ khen→ hỏi→ trả lời. → Thể hiện tình cảm ông cháu. b. Câu “Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?” → câu hỏi - Các câu còn lại: khen – chào. c. Thái độ tình cảm của 2 nhân vật: thân mật, gần gũi, tôn trọng lẫn nhau giữa ông và cháu. 3. Bài tập 3/ 21. a. Vấn đề: miêu tả bánh trôi nước b. Mục đích: bộc lộ vẻ đẹp, phẩm chất trong sáng và thân phận chìm nổi của người phụ nữ nói chung và tác giả nói riêng. c. Căn cứ: - Ngôn ngữ: “trắng”, “tròn”. - Thành ngữ:“bảy nổi ba chìm”, “tấm lòng son”. - Cuộc đời và thân phận của tác giả: tài hoa nhưng lận đận về tình duyên. 4. Bài tập 5/ 21 a. Nhân vật giao tiếp: - Bác Hồ: chủ tịch nước. - Học sinh toàn quốc. b. Hoàn cảnh giao tiếp: - Đất nước vừa giành được độc lập, học sinh nhận được một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. c. Nội dung: Bác nói về niềm vui sướng , nhiệm vụ, trách nhiệm của học sinh đối với tương lai của đất nước. Cuối thư là lời chúc. d. Mục đích: Chúc mừng học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và xác định nhiệm vụ của học sinh. e. Ngôn ngữ: Lời lẽ vừa chân tình

File đính kèm:

  • docGiao an 10 tu tiet 1 den 13.doc