Giáo án Ngữ văn 10 tiết 38- 39- Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ x đến hết thế kỉ xx

I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Hiểu được sự hình thành và phát triển của văn học trung dai qua các giai đoạn.

 - Nắm được nội dung và đặc điểm nghệ thuật cơ bản của văn học thời kỳ này.

II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

 1.Kiến thức

 - văn học trung đại bao gồm hầu như mọi văn bản ngôn từ, từ văn nghị luận chính trị, xã hội, sử học, triết học, văn bản hành chính như: chiếu, biểu, hịch, cáo cho đến văn nghệ thuật như: thơ, phú, truyện, kí do tầng lớp tri thức sáng tác.

 - Các thành phần, các giai đoạn phát triển, đăc điểm về nội dung nghệ thuật của văn học trung đại.

 2.Kĩ năng

 Nhận diện một giai đoạn phát triển văn học, cảm nhận một tác phẩm thuộc văn học trung đại.

III.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 - Sgk. Sgv. Sách chuẩn kiến thức kĩ năng. Giáo án

 - Bài soạn

IV.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

 Gv tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: thảo luận, trả lời câu hỏi, vấn đáp

V.TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC

1. Ổn định lớp

2. Bài mới:

 Năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng mở ra một kỉ nguyên mói cho dân tộc. Từ đây nước Đại Việt bắt đầu xây dựng một nền phong kiến độc lập từ chủ. Bên cạnh dòng VHDG, van học viết bắt đầu hình thành và phát triển. Nền VHVN từ thế kỉ X- XIX gọi là văn học trung đại hay văn học phong kiến Việt Nam hoặc VHPKVN.

 Ỏ lớp 9 các em đã tìm hiểu một cách khái quát hóa, hệ thống một số vấn đề cơ bản về thời kì văn học này. Chương trình Ngữ văn lớp 10 tiếp tục học sâu hơn, hệ thống hơn, liên tục và liền mạch những tác giả, tác phẩm tiêu biểu của 10 thế kỷ văn học trung đại Việt Nam mà mở đầu là bài khái quát văn học sử - bài khái quát thứ ba ( sau các bài khái quát chung về văn học Việt Nam và khái quát văn học dân gian Việt Nam).

 

docx7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 9676 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 38- 39- Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ x đến hết thế kỉ xx, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy : Tiết : 38 + 39 ppct Giảng văn: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu được sự hình thành và phát triển của văn học trung dai qua các giai đoạn. - Nắm được nội dung và đặc điểm nghệ thuật cơ bản của văn học thời kỳ này. II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1.Kiến thức - văn học trung đại bao gồm hầu như mọi văn bản ngôn từ, từ văn nghị luận chính trị, xã hội, sử học, triết học, văn bản hành chính như: chiếu, biểu, hịch, cáo…cho đến văn nghệ thuật như: thơ, phú, truyện, kí…do tầng lớp tri thức sáng tác. - Các thành phần, các giai đoạn phát triển, đăc điểm về nội dung nghệ thuật của văn học trung đại. 2.Kĩ năng Nhận diện một giai đoạn phát triển văn học, cảm nhận một tác phẩm thuộc văn học trung đại. III.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - Sgk. Sgv. Sách chuẩn kiến thức kĩ năng. Giáo án… - Bài soạn… IV.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH Gv tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: thảo luận, trả lời câu hỏi, vấn đáp… V.TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC 1. Ổn định lớp 2. Bài mới: Năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng mở ra một kỉ nguyên mói cho dân tộc. Từ đây nước Đại Việt bắt đầu xây dựng một nền phong kiến độc lập từ chủ. Bên cạnh dòng VHDG, van học viết bắt đầu hình thành và phát triển. Nền VHVN từ thế kỉ X- XIX gọi là văn học trung đại hay văn học phong kiến Việt Nam hoặc VHPKVN. Ỏ lớp 9 các em đã tìm hiểu một cách khái quát hóa, hệ thống một số vấn đề cơ bản về thời kì văn học này. Chương trình Ngữ văn lớp 10 tiếp tục học sâu hơn, hệ thống hơn, liên tục và liền mạch những tác giả, tác phẩm tiêu biểu của 10 thế kỷ văn học trung đại Việt Nam mà mở đầu là bài khái quát văn học sử - bài khái quát thứ ba ( sau các bài khái quát chung về văn học Việt Nam và khái quát văn học dân gian Việt Nam). Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt Văn học Từ thế kỉ X- XIX có các thành phần chủ yếu nào? Em hiểu thế nào là văn học chữ Hán? Nêu các thể loại? Tác phẩm minh họa? Đánh giá chung về thành tựu? Em biết gì về chữ Nôm? Thế nào là văn học chữ Nôm? Xuất hiện vào thời gian nào? Đặc điểm, thể loại có gì khác với văn học chữ Hán? Kể tên một vài tác giả tác phẩm VH chữ Nôm tiêu biểu? Các giai đoạn phát triển cảu VHTĐ? Nêu các đặc điểm chính về hoàn cảnh lịch sử xã hội của giai đoạn Vh từ thế kỉ X- XIV? Tại sao nói đến giai đoạn này VHVN tạo ra được một bước ngoặt lớn? Nội dung âm hưởng của giai đoạn này? Em hiểu thế nào là hào khí Đông A? Nêu các tác giả tác phẩm tiêu biểu? Nêu những đặc điểm nghệ thuật lớn của VH giai đoạn này? Nêu các sự kiện lịch sử nổi bật trong giai đoạn này? Văn học giai đoạn này gồm những bộ phận nào? VH giai đoạn này có gì kế tục và phát huy so với giai đoạn trước? Nêu các tác giả, tác phẩm tiêu biểu? Các thể loại đạt được nhều thành tựu? Các sự kiện lịch sử nổi bật trong giai đoạn này? Cảm hứng chủ đạo của Vh giai đoạn này? Các tác gải tác phẩm tiêu biểu? Hs phân biệt: Nhân đạo- nhân văn? +Nhân đạo: đạo đức tốt đẹp của con người, biểu hiện ở lòng tôn trọng, tin tưởng ngợi ca vẻ đẹp của con người, yêu thuong đáu tranh bảo vệ con người. Nhân văn: phẩm chất vẻ đẹp văn háo ở con người, cảm hứng nhân văn là cảm hứng khẳng định ngợi ca vẻ đẹp của con người. Các sự kiện lịch sử nổi bật trong giai đoạn này? Các bộ phận văn học? Nội dung khác gì so với giai đoạn trước? Đặc sắc nghệ thuật? I. Các thành phần văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX Hai thành phần chủ yếu +Văn học chữ Hán +Văn học chữ Nôm Chữ quốc ngữ xuất hiện vào khoảng thế kỉ XVII, văn học chữ quốc ngữ xuất hiện vào giai đoạn cuốii của VHTD nhưng chưa có thành tựu đáng kể nên chưa được coi là bộ phận của VHTĐ. 1. Văn học chữ Hán - Là các sáng tác của người Việt viết bằng chữ Hán - Xuất hiện sớm và tồn tại trong suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học trung đại - Ảnh hưởng nhiều từ văn học Trung Quốc. - Thể loại: +Chiếu : Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn +Biểu: Biểu tạ ơn – Nguyễn Trãi + Hịch: Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn +Cáo: Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi +Truyện truyền kì: Truyền kĩ mạn lục – Nguyễn Dữ +Kí sự: Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác +Tiểu thuyết chương hồi: Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô gia văn phái +Phú: Bạch Đằng giang phú – Trương Hán Siêu) + Thơ cổ, thơ Đường luật: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ XH… à Có nhiều thành tựu to lớn… 2. Văn học chữ Nôm - Chữ Nôm là thứ chữ Việt cổ do người Việt dựa vào chữ Hán sáng tạo ra để ghi âm tiếng Việt. (truyền thuyết Nguyễn Thuyên (Hàn Thuyên) làm văn tế bằng chữ Nôm đuổi cá sấu ở sông Hồng vào đầu thế kỉ XIII, đó là văn bản chữ Nôm đầu tiên trong lịch sử Việt Nam) - Xuất hiện cuối thế kỉ XIII - Tồn tại và phát triển đến hết thời kì văn học trung đại. - Phát triển mạnh vào thế kỉ XVII- XVIII (đến đầu thế kỉ XX khi văn học chữ quốc ngữ phát triển thì cả Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều kết thúc vai trò lịch sử của nó) à - Thể loại: Chủ yếu là thơ và một số tác phẩm văn xuôi. +Tiếp thu văn học Trung Quốc: phú, văn tế ( Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) +Văn học dân tộc: Ngâm khúc (Chinh phụ ngâm), truyện thơ ( Truyện Kiều. Truyện Lục Vân Tiên…)thơ Nôm Đường luật… =>Hai thành phần văn học trung đại Việt Nam phát triển song song, không đối lập mà bổ sung cho nhau. II. Các giai đoạn phát triển 1. Giai đoạn từ thế kỉ X - XIV a) Hoàn cảnh lịc sử xã hội: - Dân tộc giành được quyền độc lập tự chủ - Lập nhiều chiến công chống giặc ngoại xâm: Tống, Nguyên Mông… - Xây dựng đất nước hòa bình, vững mạnh, chế độ phong kiến đang trong thời kì phát triển. b) Các bộ phận văn học. - Văn học viết chính thức ra đời tạo bước ngoặt mới. - Gồm hai bộ phận song soang tồn tại và phát triển: +Văn học chữ Hán +Văn học chữ Nôm c) Nội dung: - Cảm hứng yêu nước chống xâm lược và tự hào dân tộc với âm hưởng hào hùng, mang hào khí Đông A - Hào khí Đông A: hào khí thời Trần- tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược, tự hào dân tộc. - Các tác giả tác phẩm tiêu biểu: +Lý Thường Kiệt : Nam Quốc sơn hà +Đỗ Pháp Thuận: Quốc tộ +Lí Công Uẩn: Thiên đô chiếu +Trần Hưng Đạo: Hịch tướng sĩ +Trương Hán Siêu: Bạch Đằng giang phú… d) Nghệ thuật: - Vh chữ Hán đạt được những thành tựu to lớn: văn chính luận, văn xuôi, viết về đề tài lịch sử, văn hóa, thơ, phú… - VH chữ Nôm bước đầu phát triển - Hiện tượng Văn- sử- triết bất phân. 2. Giai đoạn từ thế kỉ XV- XVII a) Hoàn cảnh lịch sử- xã hội: - Chiến thắng giặc Minh, triều hậu Lê được thành lập, chế độ PK đạt cực thịnh ở cuối thế kỉ XV. - Nội chiến: Mạc - Lê, Trịnh - Nguyễn chia cắt đất nước vào thế kỉ XVI – XVII khiến chế độ PK suy yếu àNhìn chung tình hình XH vẫn còn ổn định. b) Các bộ phận văn học: VH chũ Hán và chũ Nôm đều phát triển đạt được nhiều thành tựu. c) Nội dung: - Tiếp tục phát triển cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc, khẳng định dân tộc và triều đình phong kiến. Tg, tp: Nguyễn Trãi: Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập Lê Thánh Tông: Hồng Đức quốc âm thi tập, Thánh Tông di cảo… - Phản ánh phê phán hiện thực Xh đương thời với những tệ lậu, suy thoái về đạo đức Tg, tp: Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ: Truyền kì mạn lục… d) Nghệ thuật: -Vh chữ Hán: đạt thành tựu vượt bậc ở văn chính luận, văn xuôi tự sự -Vh chữ Nôm: thơ Nôm phát triển, xu hướng Việt hóa thơ Đường luật, các khúc ngâm, vịnh, diễn ca lịch sử bằng thơ lục bát và song thât lục bát phát triển. 3) Giai đoạn từ thế kỉ XVII- nửa đầu thế kỉ XIX: a) Hoàn cảnh lịch sử- xã hội: - Nội chiến PK tiếp tục gay gắt, kéo dài khiến chế độ PK suy thoái - Phong trào khởi nghĩa nông dân sôi sục, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn, diệt Trịnh- Nguyễn, quân Xiêm và quân Thanh, thống nhất đất nước. - Nhà Nguyễn lật đổ triều Tây Sơn, khôi phục vương triều PK chuyên chế. - Đất nước bị đặt trước hiểm họa xâm lược của thực dân Pháp . àLà giai đoạn lịch sử đầy biến động, có bi kịch, có anh hùng ca. Nền văn học dân tộc phát triển mạnh, kết tính nhiều tác giả tác phẩm văn học xuất sắc, được đánh giá là giai đoạn VH cổ điển. b) Các bộ phận văn học: Vh chữ Hán phát triển, văn học chữ Nôm phát triển cao. c) Nội dung: Trào lưu nhân đạo chủ nghĩa: +Tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc, đấu tranh đòi quyền giải phóng con người cá nhân +Cảm thông với nhũng số phận bất hạnh. +Tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp len quyền sống của con người. +Ngợi ca những vẻ đẹp của con người. +Khát vọng tự do, công lý, mơ ước về xã hooik tốt đẹp cho con người. Các tác giả tác phẩm tiêu biểu: + Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm: Chinh phụ ngâm khúc +Nguyễn Gia Thiều: Cung oán ngâm khúc +Nguyễn Du: Truyện Kiều +Thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan +Ngô gia văn phái: Hoàng Lê nhất thống chí. +Thơ Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ… d) Nghệ thuật: Phát triển mạnh cả VH chữ Hán và Nôm, thơ và văn xuôi. Vh chữ Nôm phát triển và đạt tới đỉnh cao. 4) Giai đoạn văn học nửa cuối thế kỉ XIX: a) Hoàn cảnh lịch sử- xã hội: - Thực dân Pháp xân lược, triều nhà Nguyễn đầu hàng từng bước. Nhân dân cả nước kiên cường chống giặc nhưng thất bại -XHPK trở thành XHTD nửa PK - Ảnh hưởng văn hóa phương Tây b) Các bộ phận văn học: Chủ yếu hai bộ phận: Văn học chữ Hán và Nôm Vh chữ quốc ngữ bắt đầu xuất hiện nhưng chưa có thành tựu đáng kể. c) Nội dung: -Yêu nước chống xâm lược mang cảm hứng bi tráng - Phê phán những bất cập xã hội đương thời Các tác giả tác phẩm tiêu biểu: Nguyễn Đình Chiểu: (tg yêu nước lớn nhất), Nguyễn Khuyễn, Tú Xương… d) Nghệ thuật: - Văn thơ chữ Hán, Nôm phát triển - Xuất hiện các tp chữ quốc ngữ-> đổi mới theo hướng hện đại hóa. Tiết 2 - VHTĐ phát triển dưới sự tác động của những yếu tố nào? Những nội dung cảm hứng lớn của nó? III. Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học từ thế kỉ X- XIX VHTĐVN phát triển dưới sự tác động của các yếu tố: +Truyền thống dân tộc +Tinh thần thời đại +Ảnh hưởng từ Trung Quốc. 1. Chủ nghĩa yêu nước: - Vị trí: là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của VHTĐVN. - Đặc điểm: +Gắn liền với tư tưởng “trung quân ái quốc” +Không tách rời truyền thống yêu nước của dân tộc. - Các biểu hiện: +Ý thức tự chủ độc lập, tự cường, tự hào dân tộc. Vd: Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo, Bạch đằng giang phú… +Khi đất nước có giặc ngoại xâm: lòng căm thù giặc sâu sắc, tinh thần quyết chiến quyết thắng với kẻ thù. + Biết ơn ca ngợi những người hi sinh vì đất nước. 2. Chủ nghĩa nhân đạo - Là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của VHTĐVN - Đặc điểm: + Bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo, lối sống “Thương người như thể thương thân”. +Ảnh hưởng từ tư tưởng từ bi bác ái: Phật, Nho, Lão giáo… - Biểu hiện: +Lên án tố cáo các thế lực trà đạp lên quyền sống của con người. +Cảm thông với những số phận bất hạnh +Khẳng định phẩm chất, tài năng tốt đẹp khát vọng chân chính của con người. Vd: Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiều, Lục Vân Tiên.. 3. Cảm hứng thế sự - Thế sự: cuộc sống con người, việc đời… - Cảm hứng thế sự: bày tỏ suy nghĩ, thái độ, tình cảm, với cuộc sống con người và việc đời. - Xuất hiện vào cuối đời Trần,, phát huy trong quá trình phát triển của VHTĐ, càng giai doạn cuối càng đậm nét-> Văn học đi từ cái thật của tâm trí đến cái thật của sự việc đời người. - Nội dung: +Các tác giả hướng tới hiện thực cuộc sống ghi lại “những diều trông thấy” Vd: Thượng kinh kí sự, Vũ trung tùy bút -> bộ mặt thối nát của triều đình phong kiến. +Thơ trào phúng phát triển Vd: Thơ của Nguyễn Khuyến, Tú Xương…. VI. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học thế kỉ X- XIX. 1.Tính quy phạm - Quy phạm: cung cách chuẩn mực cần phải tuân thủ, làm theo - Tính quy phạm: Là sự quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu àLà đặc điểm nổi bật của VHTĐ - Biểu hiện: +Coi trọng mục đích giáo huấn: “thi dĩ ngôn chí”, “văn dĩ tải đạo” +Tư duy nghệ thuật: làm theo mẫu, công thức nghệ thuật có sẵn, có quy định chặt chẽ theo tùng thể loại. +Thi liệu: sử dụng nhiều điển tích, điển cố, văn liệu, tượng trưng, ước lệ… - Sự phá vỡ tính quy phạm: là sự sáng tạo, phát huy cá tính sáng tạp vè nội dung và hình thức Vd: các tác gia phá vỡ tính quy phạm: Nguyễn Trãi (Thơ Đường luật thất ngôn xen lục ngôn, sáng tạo đề tài), Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương…. 2. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị: - Trang nhã: trang trọng, tao nhã -> vẻ đẹp lịch lãm, thao cao. - Bình dị: giản dị - Khuynh hướng trang nhã: +đề tài chủ đề hướng tới cái cao cả, trang trọng. Vd: Chí lớn của người quân tử, đạo thành hiên +Gắn với những hình tượng nghệ thuật: hình ảnh tao nhã, mĩ lệ, ngôn ngữ trau trốt, hoa mĩ… Vd: Hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng đài các: tùng, cúc, trúc mai… Chỉ cái chết, tác giả dùng “lời châu ngọc diễn tả” như ‘gãy cành thiên hương”,”nát thân bồ liều”, “ngậm cười chín suối”… - Xu hướng bình dị: Vh ngyaf càng gắn bó với đời sống hiện thực - Đề tài lấy từ hiện thực cuộc sống - Ngôn ngữ: những lời ăn tiếng nói hàng ngày, vận dụng ca dao tục ngữ… 3. Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa VH nước ngoài. - Tiếp thu tinh hoa VH Trung Quốc: +Ngôn ngữ: chũ Hán +Thể loại: Thơ cố phong, Đường luật, hịch, cáo, chiếu, biểu, truyện truyề kì, kí, tiểu thuyết chương hồi…. +Thi liệu: điển cố, điển tích - Qua trình dân tộc hóa: +Ngôn ngữ: sáng tạo chữ Nôm, sử dụng lời ăn tiếng nói, diễn đạt của nhân dân. +Thể loại: Việt hóa thơ Đường luật và sáng tạo các thể thơ dân tộc, III, Tổng kết ( Sgk ) VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 1. Củng cố: Nắm được những nội dung cơ bản trong bài khái quát Xem lại bài học hoàn thiện các câu hỏi trong sgk. 2.Dặn dò: Soạn bài : « Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt » ===š–&—›===

File đính kèm:

  • docxkhai quat van hoc VN tu the ky X den het XX.docx