Giáo án ngữ văn 10 nâng cao học kỳ II THPT Lê Viết Thuật

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh biết vận dụng các thao tác lập luận đã học để viết một đoạn văn thể hiện một luận điểm.

Học sinh biết huy động kiến thức để viết đoạn văn có sức thuyết phục.

 

B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

SGK và SGV

Thiết kế bài dạy

 

C.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: Gợi tìm, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi và thực hành luyện tập.

 

D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1.KIỂM TRA BÀI CŨ

Thế nào là các thao tác lập luận chứng minh? giải thích? quy nạp?

2.BÀI MỚI

 

doc56 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 10 nâng cao học kỳ II THPT Lê Viết Thuật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 119 Thực hành viết các đoạn văn Chứng minh, giải thích, quy nạp, diễn dịch A.Mục tiêu bài học Giúp học sinh biết vận dụng các thao tác lập luận đã học để viết một đoạn văn thể hiện một luận điểm. Học sinh biết huy động kiến thức để viết đoạn văn có sức thuyết phục. B.Phương tiện thực hiện SGK và SGV Thiết kế bài dạy C.Cách thức tiến hành Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: Gợi tìm, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi và thực hành luyện tập. D.Tiến trình dạy học 1.Kiểm tra bài cũ Thế nào là các thao tác lập luận chứng minh? giải thích? quy nạp? 2.Bài mới Hoạt động của Gv và Hs Yêu cầu cần đạt 1.Viết đoạn văn chứng minh Hs thực hành làm bài tập ²Luận điểm A Biết và hiểu là cần để làm theo, noi theo, nhưng phải biết tưởng tượng để sáng tạo được cái mới. Hs tìm ý chính của luận điểm +Biết, hiểu là kiến thức cần thiết để làm nên một việc, một sản phẩm, một tác phẩm > làm theo, noi theo. Muốn làm ra cái mới phải sáng tạo, muốn sáng tạo phải có trí tưởng tượng. Hs tìm ý để chứng minh +Chứng minh: Làm bài văn hay, phải có tri thức song phải thể nghiệm được bản thân, phải sáng tạo. Phân tích tâm trạng Kiều ở chốn lầu xanh, ta... Phải đặt mình trong hoàn cảnh của Thuý Kiều. ²Luận điểm B Đam mê học hỏi là niềm đam mê không bao giờ phản bội con người. Hs tìm ý chính của luận điểm Thực hành làm bài tập +Thế nào là đam mê? +Chứng minh: Đam mê không bao giờ phản bội con người: -Các nhà khoa học -Các nhà nghiên cứu, ngày đêm tìm tòi, thử nghiệm để mang lại vinh quang cho con người. 2.Viết đoạn văn giải thích. Hs thực hành theoluậnđiểm B +Thế nào là biết? hiểu? +Tại sao biết, hiểu chỉ để làm theo? noi theo? +Sáng tạo vì sao phải dùng trí tưởng tượng? +Thế nào là đam mê học hỏi? +Vì sao niềm đam mê học hỏi là niềm đam mê không bao giờ phản bội con người? 3.Viết đoạn văn quy nạp Hs thực hành viết đoạn văn +Những ý chính: -Có người nông dân sáng chế máy gieo hạt -Có người nông dân đem sức lực tiền bạc của riêng mình làm đường đi ở vùng nông thôn. -Có người trồng rừng giỏi, chăn nuôi giỏi... +Quy nạp: Sức sáng tạo của người nông dân Việt Nam thật phong phú, mở ra nhiều triển vọng tốt đẹp cho ngành nông nghiệp nước ta. Hs viết đoạn văn theo các ý : +Những ý chính: -Có thiếu nhi Việt Nam vô địch cờ vua quốc tế -Có em đạt huy chương vàng môn Wu-shu -Có nhiều Hs đạt giải cao thi toán quốc tế +Quy nạp: Thế hệ trẻ Việt Nam đã chứng tỏ được tài năng của mình trong thời đại ngày nay. 4.Viết đoạn văn diễn dịch Hs thực hành viết đoạn văn Gv: đánh giá, cho điểm, một số em viết tốt. ²Luận điểm: Mọi người lao động trong xã hội hiện đại đều phải có trình độ văn hoá tương ứng với trình độ công nghệ hiện đại 4 Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài sau: Trình bày một vấn đề. Tiết 120 Trình bày một vấn đề A.Mục tiêu bài học Giúp học sinh: Nắm được các yếu tố cơ bản của việc trình bày một vấn đề. Học sinh biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể. B.Phương tiện thực hiện SGK và SGV Thiết kế bài dạy C.Cách thức tiến hành Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: Gợi tìm, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi và thực hành luyện tập. D.Tiến trình dạy học 1.Kiểm tra bài cũ Vì sao phải sáng tạo? tưởng tượng mới viết được bài văn hay? 2.Bài mới Hoạt động của Gv và Hs Yêu cầu cần đạt I.Tìm hiểu chung. 1.Tình huống và yêu cầu của việc trình bày một vấn đề. a.Tình huống. Hs đọc Sgk. Nêu những tình huống cụ thể trong Sgk? +Trang phục của Hs phổ thông? +Tại sao phải có thái độ tôn trọng, bình đẳng với các bạn nữ? +Truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta? b. Cách trình bày một vấn đề Trình bày một vấn đề cần nắm vững điều gì? +Mục đích để làm gì? +Nói về cái gì? nói cho ai nghe? +Nội dung cần trình bày là gì? +Cách trình bày: tự nhiên, rõ ràng, mạch lạc +Có trọng tâm, trọng điểm. +Ngôn ngữ phải truyền cảm, ngữ điệu, âm lượng phù hợp, kết hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ (Điệu bộ, cử chỉ, nét mặt) +Sử dụng hiệu quả các phương tiện loa đài... +Bố cục theo thứ tự +Chào hỏi, giới thiệu. +Trình bày các nội dung +kết thúc, cảm ơn. 2.Các bước chuẩn bị trình bày một vấn đề. Nêu các bước chuẩn bị trình bày một vấn đề? Thứ nhất: Xác định đề tài và đối tượng Đề tài trình bày là gì? Đề tài có phù hợp với mình không? Người nghe thuộc đối tượng nào? Thứ hai: Nội dung trọng tâm, trọng điểm cần trình bày Chọn lọc kiến thức, tránh ôm đồm, khoe... Thứ ba: Lập đề cương cho bài phát biểu trình bày Mở đầu, nêu vấn đề Nội dung chính cân trình bày Kết thúc II. Luyện tập Vì sao khi trình bày phải chú ý tới đối tượng người nghe? +Trình bày có hiệu quả +Người cao tuổi phải lễ phép +Tôn trọng người ít tuổi, không khinh thường +Với người họcvấn thấp,không dùng từquá khó. +Nông dân khác công nhân, khác tri thức... +Tôn trọng người nghe chính là tôn trọng bản thân mình. +Chú ý đối tượng người nghe, để người nghe chăm chú theo dõi lắng nghe. +Tự điều chỉnh vấn đề, cách trình bày. 4 Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài sau: Đọc-hiểu văn bản văn học trung đại... Tiết 121 & 122 đọc-hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam A.Mục tiêu bài học Giúp học sinh: Nắm được đặc điểm của văn bản văn học trung đại Việt Nam . Học sinh biết cách đọc-hiểu văn bản văn học trung đại. B.Phương tiện thực hiện SGK và SGV Thiết kế bài dạy C.Cách thức tiến hành Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi và thực hành luyện tập. D.Tiến trình dạy học 1.Kiểm tra bài cũ Nêu cách trình bày một vấn đề? 2.Bài mới Hoạt động của Gv và Hs Yêu cầu cần đạt I.Tìm hiểu chung 1.Phần một. Hs đọc Sgk Nội dung chính của phần một +Văn học trung đại Việt Nam có vẻ đẹp nghệ thuật riêng so với văn học dân gian và văn học hiện đại. +Văn học trung đại thường viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, dùng nhiều điển tích, điển cố, dùng từ ngữ cổ kính. +Khi đọc nên chú ý nghĩa của từ ngữ cổ, chọn bản dịch nghĩa, phiên âm cho phù hợp. 2.Phần hai. Nêu nội dung phần hai? +Văn học trung đại thiên về thể hiện cái tâm cái trí, ít tả thực các hiện tượng đời sống. +Cách miêu tả thường bằng thủ pháp tượng trưng, ước lệ. +Con người (Nhân vật trữ tình) thường thể hiện cái chí bình sinh của cả một đời người, chung thuỷ, thẳng thắn, ghét gian tà... 3.Phần ba Nêu nội dung trình bày ở phần ba? +Văn học trung đại thiên về thơ luật, văn biền ngẫu, sử dụng điển cố, lời ít ý nhiều... +Mối quan hệ trong thơ Đường luật: Sống / chết Xưa / nay, Tiên / tục, Nói gần mà nghĩ xa, Nói thấp mà nghĩ cao II. Luyện tập 1. Bài số 1 Hs đọc bài tập Sgk Hs thực hành làm bài tập “Hoành sóc giang sơn cáp kỉ thu” Hoành: Cắp ngang ngọn giáo Múa: múa giáo non sông trải mấy thu (Câu thơ dịch chưa sát nghĩa) “Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” Quân: Vua, Điếu: thương. Làm vua phải biết thương dân, phạt kẻ có tội với dân. Giải nghĩa điển tích: “Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao” Người ngủ dưới gốc cây hoè, chiêm bao thấy mình được làm quan, giàu có...Tỉnh dậy thấy mình vẫn nằm dưới gốc cây hoè. Chỉ đời người, giấc mộng công danh phú quý rồi thoảng qua như một giấc mơ! (Kê vàng > tương tự) Tiết 122 Gv: Tạo không khí cho Hs chuyển vào giờ 2 của bài. Hoạt động của Gv và Hs Yêu cầu cần đạt 2. Bài số 2 Hs đọc bài tập trong Sgk Hs thực hành làm bài tập. Tìm hiểu ý nghĩa những câu sau: “Đến bên sông chừ hổ mặt Nhớ người xưa chừ lệ chan” (Phú sông Bạch Đằng) Trương Hán Siêu thấy xót xa, xấu hổ cho thực tế đất nước khi ông làm bài phú này.Nhà Trần đang suy thoái, thời oanh liệt của cha ông, của nhà Trần xưa đâu còn nữa... Hoài niệm với thực tại. “Giặc tan muôn thủa thanh bình Phải đâu đất hiểm, cốt mình đức cao” Khẳng định chiến thắng giặc không phải căn cứ vào thế đất hiểm trở, mà cốt ở người cầm quân, có đường lối phù hợp đạo lí, nhân nghĩa. Hs thảo luận, giảng nghĩa bài tập trong Sgk v “Độc Tiểu Thanh kí” chứa đựng tầm vóc lớn lao về nhận thức của nhà thơ. Quy luật nghiệt ngã lại được đặt trong một không gian thời gian dài, Tiểu Thanh sống cách Nguyễn Du mấy trăm năm, nhưng quy luật của cuộc đời hồng nhan bạc mệnh cứ phơi bày ra đấy: Tây Hồ cảnh đẹp hoá gò hoang Thổn thức bên song mảnh giấy tàn Son phấn có thần chôn vẫn hận Văn chương không mệnh đốt còn vương Bốn câu thơ đem đến cho người đọc những gì không tròn trĩnh toàn vẹn. Tất cả đều hẫng hụt, mất mát.Tây Hồ còn đó, vườn hoa thì không. Cảnh đẹp đã mất, chỉ còn lại sự hoang tàn. Thơ Tiểu Thanh còn đó nhưng đâu phải vẹn nguyên? Nguyễn Du nhận ra văn chương là tài hoa, son phấn là nhan sắc của Tiểu Thanh bằng sự đồng cảm đầy xót thương cho số phận người con gái hồng nhan bạc mệnh, để rồi bật lên câu hỏi day dứt, ai oán: Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi Cái án phong lưu khách tự mang. Câu hỏi không có lời giải đáp, vì sao tài hoa nhan sắc lại phải chịu nhiều nỗi oan ức? mạch suy tưởng dẫn đến câu hỏi cho chính thân phận mình, thương người cũng là thương mình: Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa Người đời ai khóc Tố Như chăng? Nỗi niềm xót xa đến rưng rưng nước mắt! 3. Bài số 3 Hs thảo luận nhóm. Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn người đến chốn lao xao Thu ăn măng trúc đông ăn giá Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao (Nhàn) Đối về từ: Ta / người, Dại / khôn, Tìm / đến, Nơi vắng vẻ / chốn lao xao. Thu / xuân, ăn / tắm, Đông / hạ. Đối về thanh bằng, trắc: Vắng vẻ / lao xao ăn giá / tắm ao Đối về ý: Một bên là nhân vật trữ tình hoà nhập với thiên nhiên Một bên là người đời tìm đến con đường công danh, phú quý. Hs phân tích bài tập Sgk Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương Đối về từ: Thạch lựu / Hồng liên, Hiên / Trì, Còn / đã, Phun / tiễn, Thức đỏ / mùi hương. Đối thanh bằng, trắc: Thức đỏ / mùi hương. Đối về ý: Hoa lựu khoe sắc, hoa sen gợi hương Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. Đối về từ: Lao xao/ dắng dỏi, làng/ lầu, cá/ ve. Đối bằng trắc: Ngư phủ/ tịch dương. Hs thảo luận, làm bài tập Quốc thù chưa trả già sao vội Dưới nguyệt mài gươm đã bấy chầy (Nỗi lòng) Nợ nước chưa trả xong, tuổi lại đã cao (Đầu tiên bạch).Nhưng chí khí con người vẫn mạnh mẽ, hình ảnh người tráng sĩ đầu đã bạc, bao lần mang gươm báu mài dưới ánh trăng vẫn toả ra chất hùng tráng đầy khí phách. Hình ảnh được tạo ra bằng bút pháp cách điệu hoá, tạo thành biểu tượng đẹp về người anh hùng chiến bại Cho Hs nhắc lại nội dung đã học II. Củng cố. 4 Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài sau: Khái quát lịch sử tiếng Việt Tiết 123 KHái quát lịch sử tiếng Việt A.Mục tiêu bài học Giúp học sinh: Hiểu biết khái quát về tiếng Việt, cùng nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng Việt. B.Phương tiện thực hiện SGK và SGV Thiết kế bài dạy C.Cách thức tiến hành Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: Gợi tìm, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi và thực hành luyện tập. D.Tiến trình dạy học 1.Kiểm tra bài cũ Nêu đặc điểm của văn học trung đại Việt Nam? 2.Bài mới Hoạt động của Gv và Hs Yêu cầu cần đạt I.Tìm hiểu chung. 1.Khái quát về tiếng Việt. Theo em tiếng Việt là gì? ²Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt (Kinh). Tiếng Việt đang giữ vai trò một ngôn ngữ có tính chất phổ thông, dùng để giao tiếp trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. ²Tiếng Việt đang ở vị thế một ngôn ngữ quốc gia, Tiếng Việt được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực đời sống của nước ta. 2.Nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng Việt Hs đọc Sgk Nghiên cứu về tiếng Việt đã bác bỏ quan điểm sai lầm nào? +Tiếng Việt có nguồn gốc rất cổ xưa +Nghiên cứu về tiếng Việt đã bác bỏ ý kiến cho rằng tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, dân tộc Việt là một tộc người từ Trung Hoa vượt qua sông Dương Tử đến định cư trên đất Việt và tiếng nói của tộc người ấy là một nhánh của tiếng Hán. Nêu những dẫn chứng khoa học cụ thể? +Dẫn chứng khoa học: -Tiếng Hán được ghi lại bằng bốn thanh âm (Tiếng Hán không có âm đ- đả đảo= tả tảo) -Tiếng Việt có sáu thanh âm -Chữ Hán là chữ tượng hình, chữ Việt là ghi âm, ghép vần. -Dân tộc Việt có nguồn gốc bản địa rất đậm nét, đó là tộc người xuất hiện, trưởng thành từ rất sớm trên lưu vực sông Hồng và sông Mã; Đã xây dựng được xã hội có nền văn minh nông nghiệp đạt tới trình độ phát triển khá cao Em, hãy trình bày về mối quan hệ họ hàng của tiếng Việt FQuan hệ họ hàng của tiếng Việt: +Tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ Nam á (Họ ngôn ngữ có nguồn gốc rất xưa trên một vùng rộng lớn Đông Nam á) +Tiếng Việt có mối quan hệ họ hàng gần gũi với tiếng Mường. +Tiếng Việt có mối quan hệ họ hàng xa với tiếng Môn-Khơme ( thuộc vùng núi phía bắc , dọc Trường Sơn, Tây Nguyên, Campuchia, Mi-an-ma) Bảng so sánh các lớp từ cơ bản: Việt Mường Ngày ngài Mưa mươ Nắng rắng Trắng tlăng Trong tlong Việt Mường Khơme Môn Bốn Pon buon pon Tay Thay day tai Mũi Mui Cremuhah muh Đất Tất Dey Nước Đák Tuk Dak Anh eing(ủn) Ngày xưa. Ngải sưa Hoạt động của Gv và Hs Yêu cầu cần đạt II.Củng cố. Hs nhắc lại nội dung đã học Ngôn ngữ các dân tộc Việt Nam đều sinh ra từ một cội nguồn chung xa xưa trong điều kiện văn hoá, xã hội, lịch sử gần gũi. Trong đó tiếng Việt có quá trình phát triển riêng đầy sức sống. 4 Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài sau: Luyện tập trình bày một vấn đề. Tiết 124 Luyện tập cách Trình bày một vấn đề A.Mục tiêu bài học Giúp học sinh: Biết cách lập đề cương của việc trình bày một vấn đề nào đó để có thể trình bày trước tập thể. Học sinh biết cách diễn đạt bằng lời, về một vấn đề nào đó một cách rõ ràng, chặt chẽ và có sức thuyết phục. B.Phương tiện thực hiện SGK và SGV Thiết kế bài dạy C.Cách thức tiến hành Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: Gợi tìm, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi và thực hành luyện tập. D.Tiến trình dạy học 1.Kiểm tra bài cũ Thế nào là cách trình bày một vấn đề? 2.Bài mới Hoạt động của Gv và Hs Yêu cầu cần đạt I. Củng cố lí thuyết. 1. Yêu cầu cơ bản của việc trình bày một vấn đề Cho Hs nhắc lại nội dung +Bám sát mục đích, nội dung chính, đối tượng cần trình bày. +Phát biểu rõ ràng, tự nhiên, mạch lạc. +Ngữ điệu, âm lượng phù hợp +Kết hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ. Nêu vắn tắt việc lập đề cương 2.Cách lập đề cương +Mở đầu: Nêu vấn đề +Nội dung cơ bản +Kết thúc. II. Thực hành luyện tập Hs lập đề cương theo tổ. Chọn đề cương tốt nhất trình v Tổ 1: Lựa chọn trang phục thanh niên thế Bày trước tập thể lớp. Nào cho phù hợp v Tổ 2: Tại sao cần phải tôn trọng đối xử bình đẳng với các bạn nữ? v Tổ 3:Vì sao phải chấphànhtốt luật giaothông v Tổ 4: Làm thế nào để có môi trường xanh, sạch, đẹp? Gv: Định hướng cho Hs các vấn đề như sau: Tổ 1: +Tầm quan trọng của việc lựa chọn trang phục +Tuổi thanh niên, học sinh với trang phục? +Thế nào là bộ trang phục đẹp? +Hs có nên chạy theo mốt không? +Nữ sinh mặc áo dài có phù hợp không? Tổ2: +Tại sao phải tôn trọng bạn nữ? +Thực tế trong đời sống? trong tập thể? +Cách giúp đỡ bạn nữ? Thực tế? Hành động? Tổ 3: +Vấn đề an toàn giao thông trong thực tế? +Nguyên nhân gây tai nạn giao thông? +Học sinh với vấn đề an toàn giao thông? Tổ 4: +Môi trường sống quanh ta ? +Tác hại của ô nhiễm môi trường? +Hành động cụ thể để bảo về môi trường? +Học sinh với vấn đề bảo vệ môi trường? Gv: *Muốn nói tốt, phải chuẩn bị đề cương chu đáo *Chú ý tư thế tác phong, cách trình bày. 4 Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài sau: Trả bài kiểm tra văn học. Tiết 125 Trả bài kiểm tra văn học A.Mục tiêu bài học Giúp học sinh: Nắm vững nội dung và hình thức bài kiểm tra văn học. Học sinh thấy được ưu điểm, nhược điểm trong bài viết của mình. B.Phương tiện thực hiện SGK và SGV Thiết kế bài dạy C.Cách thức tiến hành Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: Gợi tìm, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi và thực hành luyện tập. D.Tiến trình dạy học 1.Kiểm tra bài cũ 2.Bài mới Hoạt động của Gv và Hs Yêu cầu cần đạt Cho Hs đọc lại đề. I. Đề bài Viết một bài văn ngắn (Nhiều nhất hai trang giấy) phân tích cách lập luận của Nguyễn Trãi về tư tưởng nhân nghĩa trong tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” II. Yêu cầu đề. Hs xây dựng yêu cầu đề. Đặt vấn đề: +Trực tiếp? +Gián tiếp? (Giới thiệu được tác giả, tác phẩm) Tư tưởng chủ yếu trong tác phẩm “Đại cáo bình Ngô”? Nét sáng tạo của Nguyễn Trãi trong cách thể hiện tư tưởng nhân nghĩa? Giải quyết vấn đề: +Tư tưởng cốt yếu trong “Đại cáo bình Ngô” là tư tưởng nhân nghĩa. -Nguyễn Trãi là tri thức phong kiến, không thể không chịu ảnh hưởng tư tưởng nhân nghĩa của đạo Nho. -Nguyễn Trãi đã sáng tạo: Không đặt tư tưởng Nhân nghĩa trong mối quan hệ cá nhân đơn thuần, Nhân nghĩa được đặt trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Trình bày ý hiểu của em về cách lập luận của tác giả? +Cách lập luận về tư tưởng nhân nghĩa trong “Đại cáo bình Ngô” ? -Người cầm đầu đất nước phải chăm lo cho dân được an cư, lạc nghiệp -Nhân nghĩa gắn với lòng tự hào dân tộc. -Kẻ nào đi ngược với nhân nghĩa ắt bị thất bại -Dân tộc Đại Việt chiến đấu vì nhân nghĩa. -Nêu cao tinh thần nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc Đại Việt -Tinh thần nhân nghĩa trong khát vọng hoà bình của cả dân tộc. Kết thúc vấn đề: Chốt lại các vấn đề. Nêu ý nghĩa của cách lập luận II. Chữa bài. Hs đọc kĩ lời nhận xét của thầy giáo trong bài viết. Hs trao đổi bài cho nhau , cùng rút kinh nghiệm +Nhận xét: -Nội dung bài viết -Bố cục bài viết -Chữa lỗi câu (Cho Hs tự sửa lỗi trong bài viết) +Chốt lại các vấn đề. 4 Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài sau: Khái quát về lịch sử tiếng Việt (Giờ 2) Tiết 126 Giờ 2 KHái quát lịch sử tiếng Việt A.Mục tiêu bài học Giúp học sinh: Có hiểu biết sơ bộ về các thời kì phát triển của tiếng Việt. B.Phương tiện thực hiện SGK và SGV Thiết kế bài dạy C.Cách thức tiến hành Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: Gợi tìm, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi và thực hành luyện tập. D.Tiến trình dạy học 1.Kiểm tra bài cũ Nêu nguồn gốc ? quan hệ họ hàng của tiếng Việt ? 2.Bài mới Hoạt động của Gv và Hs Yêu cầu cần đạt I. Tìm hiểu chung (Tiếp) 3.Quá trình phát triển của tiếng Việt Hs đọc Sgk Nêu khái quát về các thời kì phát triển của tiếng Việt? Bốn giai đoạn phát triển của tiếng Việt: +Tiếng Việt thời kì cổ đại +Tiếng Việt từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX +Tiếng Việt từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945. +Tiếng Việt thời kì từ cách mạng tháng Tám 1945 cho đến nay. a.Tiếng Việt thời kì cổ đại Hs đọc Sgk Kho từ vựng của tiếng Việt thời kì cổ đại? +Kho từ vựng phong phú: -Từ cơ bản gốc Nam á -Từ gốc Thái -Từ gốc Mã-Lai +Chữ viết Thời kì này dân tộc ta có chữ viết chưa? -Chưa có tài liệu khoa học chính xác -Hiện tạm khẳng định chữ Nôm là chữ viết thực sự đầu tiên được dùng để ghi tiếng Việt. Tầm quan trọng của chữ viết trong lịch sử phát triển của một dân tộc? +Chữ viết (Văn tự) Là hệ thống dấu hiệu đường nét được dùng để ghi ngôn ngữ. Đối với bất cứ dân tộc nào, sự xuất hiện của chữ viết được coi là một cái mốc quan trọng, có tác dụng quyết định bước tiến mới của nền văn minh, tạo điều kiện cần thiết cho tiếng nói dân tộc trở thành một ngôn ngữ văn hoá và có thể phát triển tới trình độ cao. +Ngữ pháp: Có sự kết hợp từ: Từ được hạn định + Từ hạn định (Ngựa) + (Trắng) = Ngựa trắng +Ngữ âm: Chưa có hệ thống thanh điệu Trong hệ thống âm điệu, ngoài phụ âm đơn còn có phụ âm kép: Tl, kl, pl, pr Trong hệ thống âm cuối, ngoài những âm có trong tiếng Việt ngày nay, còn có các âm như: L, r, h, s. Gv: Một nghìn năm bắc thuộc (Trước thế kỉ X), mặc dù chịu sự đồng hoá tàn bạo của phong kiến Trung Hoa, tiếng Việt không mất đi, mà còn biến đổi và phát triển không ngừng. Xuất hiện hệ thống thanh điệu, Tiếp nhận, vay mượn một bộ phận khá lớn từ gốc Hán. b. Tiếng Việt từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX Hs đọc Sgk Tình hình phát triển của tiếng Việt trong thời kì này? +Thời kì đầu thế kỉ X đến hết thế kỉ XII: Tiéng Hán, chữ Hán giữ vị trí độc tôn +Từ thế kỉ XIII xuất hiện chữ Nôm (Thể hiện ý thức tự chủ, tự cường của dân tộc) Từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XV xuất hiện thơ Nôm Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX trào lưu văn thơ chữ Nôm phát triển mạnh. +Trong quá trình phát triển tiếng Việt vẫn tiếp nhận thêm nhiều từ của tiếng Hán. c. Tiếng Việt từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 Hs đọc Sgk Tình hình phát triển của tiếng Việt thời kì này? +Thời kì phát triển hiện đại của tiếng Việt +Chữ quốc ngữ ra đời (Một lợi thế cho sự phát triển của tiếng Việt) Nêu vắn tắt sự ra đời của chữ quốc ngữ? +Tên gọi: Chữ Quốc Ngữ Do người đời sau đặt để gọi thứ chữ viết tiếng Việt vay mượn từ chữ cái tiếng Latinh. -Giữa thế kỉ XVI , nhiều giáo sĩ phương tây đến Việt Nam để truyền đạo Thiên chúa, họ dùng chữ cái Latinh để ghi âm tiếng Việt phục vụ cho việc giảng đạo, dịch, in sách đạo. Ban đầu việc ghi âm tiếng Việt còn tuỳ tiện, Suốt nửa đầu thế kỉ XVII mới hình thành được một lối viết chữ ít nhiều thống nhất => Chữ quốc ngữ ra đời từ đó -Năm 1651 A.đơ rốt (Alexandre de Rhods) cho xuất bản ở Rô-ma hai cuốn sách đầu tiên bằng chữ quốc ngữ: Phép giảng tám ngày Từ điển Việt-Bồ Đào Nha-Latinh Trong hai cuốn sách của A.đơ rốt chữ quốc ngữ đã có dấu ghi thanh điệu, có dấu phụ phân biệt các chữ nguyên âm như: a-ă, e-ê, o-ô, u-ư. Tuy vậy có nhiều trường hợp cách viết vẫn khác ngày nay: Beai (Vai) Hạoc (Học) Hặoc (Học) Tưầng (Tường) Từ năm 1651 chữ quốc ngữ tiếp tục được hoàn thiện, đến giữa thế kỉ XIX, nhìn chung chữ quốc ngữ giống như chúng ta đang dùng ngày hôm nay d. Tiếng Việt từ thời kì cách mạng tháng Tám 1945 cho đến nay. Tóm tắt sự phát triển của tiếng Việt thời kì này? +Tiếng Việt trở thành ngôn ngữ quốc gia +Được mở rộng hoàn thiện về chức năng xã hội +Được sử dụng trong tất cả mọi lĩnh vực +Nhiệm vụ của mỗi học sinh, mỗi người Việt Nam là góp phần chuẩn hoá tiếng Việt theo hướng vừa giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt vừa phát triển tiếng Việt theo xu hướng hiện đại 4 Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài sau: Tiết 127 Trả bài Viết số VII A.Mục tiêu bài học Giúp học sinh: Nắm được yêu cầu về kiến thức, kí năng của một đề bài cụ thể Học sinh thấy được ưu điểm, nhược điểm trong bài viết của mình về các phương diện: Nhận diện đề, lập dàn ý, cách diễn đạt, hình thức trình bày. B.Phương tiện thực hiện SGK và SGV Thiết kế bài dạy C.Cách thức tiến hành Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: Trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi và thực hành luyện tập. D. Tiến trình dạy học. 1.Kiểm tra bài cũ 2.Bài mới Giáo viên: chép đề lên bảng: Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua tác phẩm: “Độc Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du), và các đoạn trích trong “Chinh Phụ ngâm” (Đặng Trần Côn-Đoàn Thị Điểm), “Cung oán ngâm” (Nguyễn Gia Thiều) 3. Học sinh phát biểu xây dựng yêu cầu đề, theo định hướng sau: Đáp án chấm Yêu cầu chung: Học sinh biết vận dụng tổng hợp kiến thức văn học đã học vào bài viết cụ thể. Thể nghiệm bản thân (Kinh nghiệm sống), thể hiện được kĩ năng làm kiểu bài văn nghị luận về một vấn đề văn học. Giáo viên có kết quả đánh giá khách quan, năng lực học tập của học sinh. MB: +Nêu khái quát vấn đề của đề bài: Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ. +Nêu nét chung của ba tác phẩm đã học: cùng viết về đề tài người phụ nữ. TB: +Giải thích ngắn gọn: Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến được thể hiện qua các tác phẩm văn chương là gì? +Những khát vọng, mơ ước về hạnh phúc,về cuộc sống... +Bi kịch phũ phàng trong cuộc đời người phụ nữ... +Cách thể hiện bi kịch của người phụ nữ trong các tác phẩm... KB: +Chốt lại ý chính đã nêu. +Liên hệ tình hình thực tế. 4.Nhận xét ưu khuyết điểm trong bài viết của học sinh +Về nội dung +Về bố cục +Về cách diễn đạt +Hs trao đổi bài cho nhau, cùng học tập rút kinh nghiệm. v Gv: chốt lại các vấn đề chính của bài viết. 4 Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài sau: Ôn tập làm văn. Tiết 128 Ôn tập về làm văn A.Mục tiêu bài học Giúp học sinh: Nắm vững những kiến thức và kĩ năng viết các kiểu văn bản đã học. Giúp học sinh củng cố các khái niệm :Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, thể nghiệm và một số kiến thức kĩ năng nâng cao về làm văn. B.Phương tiện thực hiện SGK và SGV Thiết kế bài dạy C.Cách thức tiến hành Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: Học sinh trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi và thực hành luyện tập. D.Tiến trình dạy học 1.Kiểm tra bài cũ Nêu các kiểu văn bản mà em đã được học? 2.Bài mới Hoạt động của Gv

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 10 ki hai 119140.doc