Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 46- Phong cách ngôn ngữ báo chí

I. MỤC TIÊU KIẾN THỨC:

1. Về kiến thức:

 - Hiểu biết sơ bộ về một số loại báo chí.

- Nắm được khái niệm ngôn ngữ báo chí ; phân biệt được ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ ở những văn bản khác được đăng tải trên báo.

2. Về kĩ năng:

 - Nhận diện một số thể loại báo chí chủ yếu & các loại báo khác nhau về phương tiện, định kì, lĩnh vực, đối tượng. Biết vận dụng kiến thức về phong cách ngôn ngữ báo chí vào việc đọc/viết văn bản.

- Có kĩ năng viết một mẩu tin, phân tích một bài phóng sự báo chí.

3. Về thái độ:

 - Có ý thức giữ gìn sự trong sáng & phát triển ngôn ngữ dân tộc, phê phán cách sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, lệch chuẩn, lai căng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - SGK, SGV

- Thiết kế bài soạn

- Một số tờ báo & ấn phẩm gần gũi đối với học sinh(báo Phụ nữ, báo Tuổi trẻ, Thanh niên, báo Hoa học trò.)

III. PHƯ¬ƠNG PHÁP:

- Kết hợp giữa việc tổ chức cho học sinh phân tích ngữ liệu dựa trên các câu hỏi trong sgk ở từng mục với pp trao đổi thảo luận nhóm, trình bày & viết tích cực.

IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

? Nội dung và ý nghĩa phê phán của chương truyện HP của MTG?

3. Bài mới:

 GV giới thiệu bài: Lời ăn tiếng nói của nhân dân vốn là một kho nguyên liệu vô tận của ngôn ngữ văn bản. Nhưng mỗi loại văn bản lại sử dụng ngôn ngữ theo một phong cách riêng. Để hiểu thêm điều đó, hôm nay chúng ta hãy tìm hiểu thêm phong cách ngôn ngữ của một loại văn bản mới: phong cách ngôn ngữ báo chí.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3577 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 46- Phong cách ngôn ngữ báo chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 46 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ Ngày soạn: 20/11 /2011 Lớp Ngày giảng Số hs vắng mặt I. MỤC TIÊU KIẾN THỨC: 1. Về kiến thức: - Hiểu biết sơ bộ về một số loại báo chí. - Nắm được khái niệm ngôn ngữ báo chí ; phân biệt được ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ ở những văn bản khác được đăng tải trên báo. 2. Về kĩ năng: - Nhận diện một số thể loại báo chí chủ yếu & các loại báo khác nhau về phương tiện, định kì, lĩnh vực, đối tượng. Biết vận dụng kiến thức về phong cách ngôn ngữ báo chí vào việc đọc/viết văn bản. - Có kĩ năng viết một mẩu tin, phân tích một bài phóng sự báo chí. 3. Về thái độ: - Có ý thức giữ gìn sự trong sáng & phát triển ngôn ngữ dân tộc, phê phán cách sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, lệch chuẩn, lai căng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK, SGV - Thiết kế bài soạn - Một số tờ báo & ấn phẩm gần gũi đối với học sinh(báo Phụ nữ, báo Tuổi trẻ, Thanh niên, báo Hoa học trò...) III. PHƯƠNG PHÁP: - Kết hợp giữa việc tổ chức cho học sinh phân tích ngữ liệu dựa trên các câu hỏi trong sgk ở từng mục với pp trao đổi thảo luận nhóm, trình bày & viết tích cực. IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nội dung và ý nghĩa phê phán của chương truyện HP của MTG? 3. Bài mới: GV giới thiệu bài: Lời ăn tiếng nói của nhân dân vốn là một kho nguyên liệu vô tận của ngôn ngữ văn bản. Nhưng mỗi loại văn bản lại sử dụng ngôn ngữ theo một phong cách riêng. Để hiểu thêm điều đó, hôm nay chúng ta hãy tìm hiểu thêm phong cách ngôn ngữ của một loại văn bản mới: phong cách ngôn ngữ báo chí. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt - TK XXI được coi là thế kỉ bùng nổ thông tin, có rất nhiều hình thức để cập nhật tin tức như qua In-tơ-net, truyền hình, sách báo, đài phát thanh… ? Vậy em hiểu từ Báo chí có nghĩa là gì? - Báo chí là một từ ghép chỉ báo và tạp chí xuất phẩm định kì. ? Trên báo chí ta thường gặp những loại bài nào? (Bản tin, Phóng sự, Tiểu phẩm…) - Vậy bài học này chúng ta cùng tìm hiểu một số thể loại văn bản báo chí chủ yếu của bài học. - GV có thể cho HS đọc các bài báo hoặc đoạn trích trong SGK để nhận thức trực quan. - HS đọc lần lượt các ngữ liệu. ? Sau khi đọc các văn bản, em hãy nêu nhận xét về các đặc điểm nổi bật của 3 văn bản đó? - HS trả lời, gạch chân SGK. ? Từ ngữ liệu, em cho biết đặc điểm chung của 1 số thể loại như Bản tin, Phóng sự, Tiểu phẩm? ? Phóng sự báo chí là gì? Phóng sự khác bản tin ntn? ? Qua việc tìm hiểu 3 ngữ liệu SGK và vốn hiểu biết, theo em có bao nhiêu loại báo chí và cách phân loại ntn? ? Mỗi thể loại báo chí trên, yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ có giống nhau không? Vì sao? (Về phần này giờ sau sẽ học kĩ hơn, GV không cần đi sâu) ? Tuy có nhiều thể loại và dạng như vậy, nhưng chức năng chung của ngôn ngữ báo chí là gì? ? Bài học hôm nay cần ghi nhớ những gì? (HS nhìn bảng trả lời, HS khác đọc ghi nhớ SGK.) - GV mở rộng cho HS. - HS đọc yêu cầu bài tập 1. - HS đọc báo (đã chuẩn bị), GV hướng dẫn nhận diện một số thể loại văn bản báo thường gặp như: bản tin, phóng sự, tiểu phẩm,... đồng thời xác định đặc điểm của tờ báo (theo phương tiện, định kì xuất bản, lĩnh vực xh, đối tượng độc giả,...) ? HS đọc yêu cầu bài tập. Để viết được một tin ngắn phản ánh tình hình học tập của lớp, cần có các yếu tố: (Chú ý: nội dung chính xác, khách quan và ngắn gọn nhưng đầy đủ thông tin cần thiết.) A. Lí thuyết: I. Ngôn ngữ báo chí: 1. Tìm hiểu một số thể loại văn bản báo chí: a. Xét ngữ liệu: SGK/129, 130 b. Phân tích ngữ liệu: - “Tôn vinh thủ khoa năm 2006”: + Thời gian: từ ngày 29 đến 31/3. + Địa điểm: Hà Nội. + Sự kiện: TƯ Đoàn TNCS HCM tổ chức tuyên dương và trao phần thưởng cho những thủ khoa năm 2006. • Năm 2006 cả nước có 122 thủ khoa, trong đó có 98 thủ khoa trong kì thi trong tuyển sinh ĐH và đạt huy chương vàng trong các kì thi Olmpic quốc tế và 24 thủ khoa tốt nghiệp ĐH. • Sau lễ tôn vinh, 50 người đại diện cho 22 thủ khoa sẽ tham gia các hoat động văn hoá tại HN, gặp gỡ một số lãnh đạo chính phủ và giao lưu với thanh niên, sinh viên thủ đô. + Ngôn ngữ: ngắn gọn, chính xác. - “Nơi đầu tiên xoá xong nhà tạm cho đồng bào dân tộc”: + Các sự kiện được ghi chép chi tiết hơn: người đọc biết đoạn đường mà phóng viên phải đi qua để đến nơi ở mới của các dân tộc A Rem, Ma Coong, Khùa, Mường. + ý kiến của ông Nguyễn Cẩm Sơn về kết quả của việc xoá nhà tạm cho đồng bào dân tộc. - “Nhà... Chằn tinh”: + Giọng đối thoại giữa hai nhân vật: nói trống không, gợi sự thân mật. + Nội dung: nói về việc xây nhà trái phép ở phố. + Sắc thái: mỉa mai, châm biếm việc xây nhà trái phép mà vẫn được chấp nhận. c. Nhận xét: - Bản tin: có t/gian, địa điểm s/kiện chính xác. - Phóng sự: thực chất cũng là bản tin, nhưng được mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện và miêu tả bằng hình ảnh, cung cấp cho người đọc cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn. - Tiểu phẩm: là một thể loại báo chí gọn nhẹ, dân dã, có sắc thái mỉa mai, châm biếm, hàm chứa chính kiến về thời cuộc. 2. Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí: - Báo chí có nhiều thể loại: + Phân loại theo phương tiện: báo viết (báo Nhân dân, báo Quân đội,...), báo nói (Đài tiếng nói VN,...), báo hình (Đài Phát thanh và Truyền hình QN,...), báo điện tử (báo trên mạng in-tơ-net,...). + Phân loại theo định kì xuất bản: báo hàng ngày (nhật báo), báo hàng tuần (tuần báo), báo hàng tháng (nguyệt báo, nguyệt san),... + Phân loại theo lĩnh vực hoạt động xh: báo Văn nghệ, báo KH và đ/sống, báo GD và Thời đại, báo Công an nd,... + Phân loại theo đối tượng độc giả, giới tính, lứa tuổi: báo Nhi đồng, Hoa học trò, Thanh niên, Tiền phong, Phụ nữ, Người cao tuổi,... - Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ. - Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ thông tin hay truyền tin tức cho mọi người trong cộng đồng được biết, tức là cần trả lời các câu hỏi chính: ở đâu? Khi nào? Cái gì xảy ra? Xảy ra ntn? ý kiến? * Ghi nhớ: SGK/131 (Chú ý: - Một số tác phẩm truyện, thơ được đăng trên các báo, tạp chí không được coi là thể loại phong cách ngôn ngữ báo chí, bởi nó vẫn thuộc phong cách ngôn ngữ văn chương. - Một số phóng sự báo chí (ví dụ Việc làng của Ngô Tất Tố, Cơm thầy cơm cô của Vũ Trọng Phụng,...) hoặc một số tiểu phẩm có giá trị văn học nhưng là số ít so với hàng trăm ngàn phóng sự và tiểu phẩm trên các báo.) B. Luyện tập: 1, Bài tập 1 SGK/131 2. Bài tập 2 SGK/131 - Bản tin: + Thông tin sự việc một cách ngắn gọn. + Thông tin kịp thời, cập nhật. - Phóng sự + Vừa thông tin sự việc, vừa miêu tả sinh động, cụ thể. + Yêu cầu: gợi cảm, gây được hứng thú. 3. Bài tập 3 SGK/131 - Thời gian: vào thời điểm nhất định. - Địa điểm: tại lớp học. - Sự kiện: chú ý sự kiện nổi bật. - ý kiến ngắn về sự kiện. Bài tập hành dụng: Viết tiểu phẩm phản ánh một sự kiện xảy ra trong lớp hoặc ngoài xã hội mà em được chứng kiến? 4. Củng cố: - Các thể loại báo chí, cách phân loại báo chí; Khái niệm ngôn ngữ báo chí. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: - Nắm vững kiến thức; Hoàn chỉnh bài tập vào vở. - 1 Tiết trả bài viết số 3; 2 Tiết Lí luận văn học: Một số thể loại văn học: Thơ, Truyện V. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………...…………………………………………………………………………………………....………………………………………………………………………………………..................

File đính kèm:

  • docphong cach ngon ngu bao chi.doc
Giáo án liên quan