Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 5 đọc văn- Khái quát văn học dân gian Việt Nam

I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

 - Nắm được những nét cơ bản về VHDG cùng với những giá trị to lớn, nhiều mặt của bộ phận văn học này.

2. Kĩ năng

- Khái quát hóa về VHDG Việt Nam.

- Biết vận dụng kiến thức để đọc –hiểu văn bản cụ thể.

3. Thái độ

- Biết yêu mến, trân trọng, giữ gìn, phát huy VHDG .

II- Chuẩn bị của GV và HS

1. Giáo viên-Bài soạn, Bản đồ tư duy.

 - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 – tập 1. Bài tập Ngữ văn 10 – tập 1.

2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi SGK, sưu tầm một số tác phẩm thuộc VHDG.

III- Tiến trình bài dạy

1. Kiểm tra bài cũ:( 5phỳt)

CH: Thế nào là văn học dân gian? VHDG có mấy đặc trưng cơ bản?

2. Nội dung bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3367 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 5 đọc văn- Khái quát văn học dân gian Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Ngày giảng Lớp Sĩ số Tờn HS vắng 15/08/2011 10A1 10A2 10A3 10A4 10A5 Tiết 5: Đọc văn KháI quát văn học dân gian việt nam I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Nắm được những nét cơ bản về VHDG cùng với những giá trị to lớn, nhiều mặt của bộ phận văn học này. 2. Kĩ năng - Khái quát hóa về VHDG Việt Nam. - Biết vận dụng kiến thức để đọc –hiểu văn bản cụ thể. 3. Thái độ - Biết yêu mến, trân trọng, giữ gìn, phát huy VHDG . II- Chuẩn bị của GV và HS 1. Giáo viên-Bài soạn, Bản đồ tư duy. - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 – tập 1. Bài tập Ngữ văn 10 – tập 1. 2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi SGK, sưu tầm một số tác phẩm thuộc VHDG. III- Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ:( 5phỳt) CH: Thế nào là văn học dân gian? VHDG có mấy đặc trưng cơ bản? 2. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc trưng cơ bản của VHDG (15 phút) GV: Phát vấn, gợi mở: GV: Nêu các đặc trưng cơ bản của VHDG? GV:Em hãy chứng minh VHDG có tính truyền miệng. GV:Tại sao nói VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể? GV: Vai trò của tính truyền miệng và tính tập thể trong quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm VHDG? HS: Suy nghĩ trả lời Hoạt động 2: Tìm hiểu hệ thống thể loại (5 phút) GV: VHDG gồm mấy thể loại chủ yếu? Đó là những thể loại nào? GV: Nhận xét, kết luận. HS: Tự tìm hiểu khái niệm của từng thể loại trong SGK. Hoạt động 3: Tìm hiểu những giá trị cơ bản của VHDG (10 phút) GV: Phát vấn, gợi mở. GV: Tại sao nói VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc? Lấy VD chứng minh. GV:Lấy VD chứng minh: VHDG góp phần hình thành phẩm chất tốt đẹp ở con người? HS: Suy nghĩ, trả lời. GV: Nhận xét, kết luận. GV: Lấy VD giảng giải giá trị thứ 3 của VHDG. GV: Gọi HS đọc phần ghi nhớ. Hoạt động 4: Củng cố, luyện tập: (7 phút) - GV hướng dẫn HS lập bản đồ tư duy. Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học: (1 phút) - Học bài; sưu tầm các tác phẩm VHDG -> phân tích các giá trị cơ bản của VHDG. - Chuẩn bị bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. y/c: đọc kĩ bài, ôn tập lại kiến thức đã học ở tiết trước. I- Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian 1. VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng) - Ngôn từ truyền miệng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên nội dung, ý nghĩa và thế giới nghệ thuật của tác phẩm VHDG. - VHDG tồn tại, lưu hành theo phương thức truyền miệng (theo không gian và thời gian). --> Tạo nên tính dị bản. - Tính truyền miệng gắn với quá trình diễn xướng dân gian. 2. VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể) Quá trình sáng tác tập thể: ban đầu do một người hoặc một nhóm người sáng tác-> tập thể tiếp nhận-> lưu truyền, sáng tác lại làm tác phẩm phong phú hơn, hoàn thiện hơn. -> VHDG trở thành tài sản chung của tập thể. Nhân dân lao động là lực lượng chính tạo ra kho tàng VHDG đồ sộ. --> Tính vô danh của VHDG. * Tính truyền miệng và tính tập thể là những đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm VHDG, thể hiện sự gắn bó mật thiết của VHDG với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. II. Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam Gồm 12 thể loại: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo. III. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam 1. VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc - Tri thức thuộc đủ mọi lĩnh vực của đời sống: tự nhiên, xã hội và con người. - Tri thức phần lớn là những kinh nghiệm lâu đời được nhân dân đúc rút từ thực tiễn, được trình bày bằng ngôn ngữ nghệ thuật, vì thế hấp dẫn, dễ phổ biến, dễ tiếp thu, có sức sống lâu bền. 2. VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người VHDG ngợi ca, tôn vinh những giá trị tốt đẹp của con người. Nó có giá trị giáo dục sâu sắc về truyền thống dân tộc (lòng yêu quê hương, đất nước, tinh thần bất khuất, đức kiên trung, lòng vị tha, tính cần kiệm...). VHDG góp phần hình thành phẩm chất tốt đẹp cho các thế hệ. 3. VHDG có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc. VHDG được chắt lọc, mài giũa qua không gian, thời gian trở thành những viên ngọc sáng, những mẫu mực về nghệ thuật. *. Ghi nhớ: (SGK) * Luyện tập: Bản đồ tư duy: Văn học dõn gian Việt Nam

File đính kèm:

  • docTiet 5- Khai quat VHDG.doc