Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 55 làm văn- Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh

I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.

- Hiểu và biết cách xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.

- Vận dụng các hình thức kết cấu để viết bài văn thuyết minh.

2. Kĩ năng

 - Rèn kỹ năng lựa chọn hình thức kết cấu và xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.

3. Thái độ

- Có ý thức tự mình lựa chọn và xây dựng kết cấu bài văn thuyết minh khi làm bài kiểm tra, bài thi học kỳ

II- Chuẩn bị của GV và HS

1. Giáo viên: Bài soạn, một số văn bản thuyết minh.

2. Học sinh:vở ghi, vở soạn.

III- Tiến trình bài dạy

1. Kiểm tra bài cũ:(không)

2. Nội dung bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 55 làm văn- Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Ngày giảng Lớp Sĩ số Tờn HS vắng 6/01/2012 10A1 10A2 10A3 10A4 10A5 10A7 Tiết 55: Làm văn Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh. - Hiểu và biết cách xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh. - Vận dụng các hình thức kết cấu để viết bài văn thuyết minh. 2. Kĩ năng - Rèn kỹ năng lựa chọn hình thức kết cấu và xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh. 3. Thái độ - Có ý thức tự mình lựa chọn và xây dựng kết cấu bài văn thuyết minh khi làm bài kiểm tra, bài thi học kỳ II- Chuẩn bị của GV và HS 1. Giáo viên: Bài soạn, một số văn bản thuyết minh. 2. Học sinh:vở ghi, vở soạn. III- Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ:(không) 2. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản * Hoạt động 1: Kết cấu của văn bản thuyết minh (30 phút). - GV : Em hiểu thế nào là từ ‘‘kết cấu’’? - H/s đọc mục I-sgk đoạn ‘‘văn bản…con người’’ từ đó nêu cách hiểu về kết cấu của văn bản thuyết minh ? G/v nhận xét, chuyển ý - Thảo luận nhóm.Thời gian 5 phút. * Câu hỏi: + Xác định đối tượng, mục đích thuyết minh ? + Tìm các ý chính tạo thành nội dung thuyết minh ? + Nêu trình tự sắp xếp các ý trong văn bản, giải thích cơ sở của sự sắp xếp đó? - Nhóm 1,2,3: Văn bản Bưởi Phúc Trạch - Nhóm 4,5,6: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. *Các nhóm cử đại diện trình bày h/s khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn xác kiến thức. - Qua tìm hiểu 2 văn bản, hãy chỉ ra những dạng kết cấu của văn bản thuyết minh? - G/v củng cố cho h/s và yêu cầu h/s đọc ghi nhớ sgk - GV: Qua bài học này ta rút ra được bài học kinh nghiệm gì? * Hoạt động 2: Luyện tập (13 phút) G/v yêu cầu h/s đọc bài tập 1 G/v nêu vấn đề: thuyết minh bài Tỏ Lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão lựa chọn hình thức kết cấu nào? vì sao? G/v chú ý cho h/s: đây chỉ là thuyết minh giới thiệu chứ không phải phân tích, bình giảng nên không cần đi sâu vào từng chi tiết. - GV: Xác định mục đích bài thuyết minh? Thuyết minh danh lam thắng cảnh nào? - GV: Lựa chọn hình thức kết cấu? Vì sao?(g/v gọi 3 h/s trình bày trước lớp) G/v nhận xét: 3. Củng cố (1 phút) - Nhắc lại khái niệm về kết cấu của văn bản thuyết minh. Các dạng kết cấu thường gặp? 4. Hướng dẫn học bài (1 phút) - Sưu tầm và phân tích một số văn bản thuyết minh để nhận ra tính hợp lí trong kết cấu của văn bản. - Chuẩn bị bài sau: Lập dàn ý bài văn thuyết minh I. Kết cấu của văn bản thuyết minh. 1. Khái niệm : Kết cấu của văn bản thuyết minh là cách tổ chức, sắp xếp nội dung theo một trình tự nào đó. - Lưu ý: Kết cấu của văn bản thuyết minh phụ thuộc vào đối tượng thuyết minh. + Mục đích thuyết minh + Người tiếp nhận 2. Một số dạng kết cấu. a. Ví dụ: * VD1: Tìm hiểu văn bản: “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và bưởi Phúc Trạch” 1.Văn bản 1: Hội thổi cơm thi “một lễ hội dân gian” + Mục đích: Giúp người đọc hình dung được thời gian, địa điểm, diễn biến, ý nghĩa của lễ hội… + Nội dung: Thời gian, địa điểm - Diễn biến: thi nấu cơm, chấm thi. - ý nghĩa lễ hội đối với đời sống tinh thần. + Trình tự thuyết minh: theo thời gian * VD2: Văn bản 2: Bưởi Phúc Trạch (trái cây nổi tiếng) + Mục đích: Giúp người đọc cảm nhận được giá trị của bưởi Phúc Trạch. + Nội dung thuyết minh: - Hình dáng bên ngoài - Vẻ ngon lành, hương vị bên trong. - Sức hấp dẫn và bổ dưỡng. - Danh tiếng. + Trình tự thuyết minh: theo chiều quan hệ: - Trình tự không gian - Trình tự logic b. Các dạng kết cấu (4 dạng cơ bản) - Theo trình tự thời gian - Theo trình tự không gian - Theo trình tự logic - Theo trình tự hỗn hợp *. Ghi nhớ sgk. + Kết cấu có vai trò rất quan trọng trong văn bản thuyết minh. + Lựa chọn kết cấu nào tuỳ thuộc vào đối tượng, mục đích thuyết minh và giao tiếp nhận văn bản. + Cần linh hoạt khi hình thành kết cấu để đạt hiệu quả cao nhất. II. Luyện tập: 1. Bài tập 1: - Trong các hình thức kết cấu vừa học, bài “Thuật Hoài” có thể lựa chọn hình thức kết cấu 3- 4 - Không thể lựa chọn hình thức kết cấu 1-2 vì nội dung, hình thức bài thơ không thể hiện điều đó " Tốt nhất: Nên phối hợp 2 hình thức 3- 4 2. Bài tập 2 - Giới thiệu kết cấu văn bản thuyết minh danh lam thắng cảnh - Có thể lựa chọn cả 4 hình thức kết cấu nhưng tốt nhất vẫn là hình thức thứ 4- tổng hợp * Đọc tham khảo văn bản Đà Lạt- thành phố hoa (sgk ngữ văn 10 tập 1)

File đính kèm:

  • docTiet 55- Cac hinh thuc ket cau cua VBTM.doc