MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
ã Nắm được vị trí và những đặc trưng cơ bản của bộ phận văn học dân gian Việt Nam; nhớ được những định nghĩa ngắn gọn về các thể loại chính của bộ phận văn học này.
ã Biết vận dụng những tri thức trên để tìm hiểu và hệ thống hóa những tác phẩm sẽ học về văn học dân gian Việt Nam.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.
A- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC.
B- KIỂM TRA BÀI CŨ.
1- Nêu đặc điểm của phương thức diễn đạt của kiểu văn bản thuyết minh, miêu tả, tự sự.
2- Làm bài tập số 3 SGK.
C- BÀI MỚI.
I- VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC DÂN TỘC
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1578 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 5,6- Khái quát về văn học dân gian Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 28 tháng 8 năm 2006
Ngữ văn.Tiết 5,6
Khái quát về văn học dân gian việt nam
Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
Nắm được vị trí và những đặc trưng cơ bản của bộ phận văn học dân gian Việt Nam; nhớ được những định nghĩa ngắn gọn về các thể loại chính của bộ phận văn học này.
Biết vận dụng những tri thức trên để tìm hiểu và hệ thống hóa những tác phẩm sẽ học về văn học dân gian Việt Nam.
Các bước tiến hành.
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ.
Nêu đặc điểm của phương thức diễn đạt của kiểu văn bản thuyết minh, miêu tả, tự sự.
Làm bài tập số 3 SGK.
C- Bài mới.
Văn học dân gian trong tiến trình văn học dân tộc
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
VHDG ra đời trong hoàn cảnh nào?
(Thời gian, bối cảnh, người sáng tác)
Hãy tìm một số tác phẩm VHDG của một số dân tộc anh em để chứng minh VHDG Việt Nam là văn học của nhiều dân tộc.
Hãy tìm một số câu tục ngữ nói về những kinh nghiệm trong lao động sản xuất, dự báo thời tiết, trong đời sống xã hội…
1- VHDG là văn học của quần chúng lao động.
- VHDG ra đời từ rất sớm
- Gắn liền với quá trình lao động sản xuất, gắn bó vớiđời sống và tư tưởng, tình cảm của quần chúnglao động trong xã hội, là hình thứcnghệ thuật tập thể thể hiện ý thức cộng đồng của các tầng lớp dân chúng.
- Lực lượng sáng tác chủ yếu là nhân dân lao động.
2-VHDG là văn học của nhiều dân tộc
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc.Mỗi dân tộc có gia tài VHDG mang bản sắc văn hóa riêng đóng góp vào kho tàng VHDG chung của cả nước.
- Các dân tộc Tây Nguyên có các sử thi anh hùng ca (Đam Săn, Kinh Dú, Đía Đon, Xinh Nhã)
- Dân tộc Mường có sử thi Đẻ đất đẻ nước
- Các dân tộc Tày, Thái có các truyện thơ: Tiễn dặn người yêu, Vượt biển, út Lót Hồ liêu
3-Một số giá trị cơ bản của VHDG.
Khoai ưa ruộng lạ, mạ ưa ruộng quen
Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa
Tháng một là tháng trồng khoai…
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Tìm một số bài ca dao nói vềquan hệ đạo đức
Hãy rút ra những giá trị cơ bản của truyền thuyết Thánh Gióng, An Dương Vương, Mị Châu Trọng Thủy.
Từ những ví dụ trên đây, hãy rút ra những gí trị cơ bản của VHDG.
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
- Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
Bài học về lòng yêu nước, truyền thống đánh giặc, tinh thần cảnh giác.
*Cung cấp những tri thức hữu ích về tự nhiên, xã hội
*Góp phần quan trọng vào sự hình thành nhân cách con người Việt Nam, bảo tồn và phát huy những truyền thống tốt đẹp như truyền thống yêu nước, tinh thần hướng thiện, trọng nhân nghĩa, giàu tình thương yêu…
*Nó chứa đựng một kho tàng các truyền thống nghệ thuật dân tộc, từ ngôn từ đến các hình thức thơ ca…
ị Những giá trị nhiều mặt trên đây khiến choVHDG giàu sức sống…có tác động mạnh mẽ tới sự hình thành và phát triển của văn học viết.
Tiết 2:
II- Một số đặc trưng cơ bản của văn học dân gian việt nam.
Nhìn một cách tổng quát, VHDG Việt Nam có những đặc trưng cơ bản nào?
Tại sao VHDG lại có tính truyền miệng?
Nhưng khi chữ viết ra đời thì VHDG vẫn được sáng tác và lưu truyền bằng miệng?
Tính tập thể của VHDG thể hiện như thế nào?
1-Tính truyền miệng và tính tập thể của VHDG.
a- Tính truyền miệng
- VHDG ra đời khi chưa có chữ viết, vì vậy phương thức sáng tác và phổ biến của VHDG là truyền miệng.
- Đa số nhân dân không có đ/k để hưởng thụ thành tựu của văn học viết.
- Quan trọng hơn là do nhu cầu thưởng thức thẩm mĩ của nhân dân lao động…(GV giải thích)
ị Tạo nên tính diễn xướng
b-Tính tập thể
- Một sáng tác VHDG có thể được sáng tác bởi một ai đó, nhưng người sáng tác không có ý thức giữ sáng tác đó cho riêng mình, mà phổ biến cho nhiều người.
Theo em đó là những đặc điểm nào?
GV lấy một số câu ca dao và hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của những câu ca dao đó, để từ đó rút ra kết luận về đặc điểm ngôn ngữ của VHDG
Nêu một số thần thoại, truyện cổ tích, truyền thuyết, phân tích cho HS thấy cách cảm nhận của người xưa, để HS rút ra kết luận.
- Những người khác nghe, thưởng thức, bổ sung, sửa chữa, theo cảm nhận của mình…Dần dần nó trở thành sản phẩm chung, người ta không còn biết đến người sáng tác ban đầu.
ị Tạo nên hai đặc điểm:
* Về phương diện hình thức tồn tại: VHDG có tính dị bản…
* Về phương diện nội dung: VHDG chỉ quan tâm tới những gì chung cho cả một cộng đồng người…
Vì thế VHDG có những mô típ. Chẳng hạn như truyện cổ tích, ca dao…
2-Về ngôn ngữ và nghệ thuật của VHDG
a - Ngôn ngữ
- Sử dụng ngôn ngữ nói
- Ngôn ngữ trong sáng, chắt lọc giàu tính biểu cảm…
b – Về nghệ thuật của VHDG
- Có trí tưởng tượng phong phú
- Sử dụng yếu tố kì ảo…
III- Những thể loại chính của VHDG
HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
VHDG Việt Nam bao gồm những thể loại nào?Nêu tên một số tác phẩm thuộc những thể loại đó?
Thần thoại
Sử thi dân gian
Truyền thuyết
Truyện cổ tích
Truyện cười dân gian
Truyện ngụ ngôn
Tục ngữ
Câu đố
Ca dao- dân ca
10- Vè
11-Truyện thơ dân gian
Các thể loại sân khấu dân gian
d- củng cố- nâng cao
- Tại sao nói VHDG là bộ “sách giáo khoa về cuộc sống”
- Tại sao VHDG ra đời sớm hơn văn học viết và sau đó vẫn tiếp tục tồn tại, phát triển cho tới ngày nay?
- Cho HS chuẩn bị một số văn bản thuộc một số phong cách ngôn ngữ
e- rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Kquat VHDG.doc