Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 57 đọc văn: phú sông bạch đằng ( bạch đằng giang phú)

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức

Nắm được những nét đặc sắc nghệ thuật: hình thức, hình ảnh, điển tích,.Cảm nhận niềm tự hào của người xưa về chiến công oanh liệt trên sông bặch đằng, tình yêu quê hương, đất nước của tác giả.

2. Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng đọc hiểu một tác phẩm văn học theo thể phú.

3. Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh niềm tự hào dân tộc.

B. Chuẩn bị của thầy và trò

. SGK, SGV, giáo án

. SGK,vở ghi, soạn.

C. Tiến trình dạy học:

1. ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ

3.Bài mới.

 

doc12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1165 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 57 đọc văn: phú sông bạch đằng ( bạch đằng giang phú), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:............. Tiết 57: Đọc văn Phú sông bạch đằng ( bạch đằng giang phú) Trương hán siêu A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức Nắm được những nét đặc sắc nghệ thuật: hình thức, hình ảnh, điển tích,...Cảm nhận niềm tự hào của người xưa về chiến công oanh liệt trên sông bặch đằng, tình yêu quê hương, đất nước của tác giả. 2. Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng đọc hiểu một tác phẩm văn học theo thể phú. 3. Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh niềm tự hào dân tộc. B. Chuẩn bị của thầy và trò . SGK, SGV, giáo án . SGK,vở ghi, soạn. C. Tiến trình dạy học: 1. ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ 3.Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính * hoạt động 1 Gọi HS đọc tiểu dẫn SGK . Em hãy cho biết phần tiểu dẫn SGK trình bày những nội dung chính nào? . Tóm tắt những nét cơ bản về Trương Hán siêu? GV: tên tự là tên bắt nguồn từ nghĩa đen tên vốn có. . Tiểu dẫn SGK cho ta thấy những hiểu biết gì về Sông Bạch Đằng? . Tiểu dẫn SGK giúp em hiểu biết gì thể phú? GV: vì sử dụng lối đói đáp( chủ – khách, xen lẫn tiếng đệm để ngắt nhịp “ chừ”), sử dụng nhiều vần thay nhau( 6 vần), kết cấu 3 phần: giới thiệu nhân vật nêu lí do sáng tác;đối đáp khách và các bô lão; lời từ của nhân vật khách. . Hoạt đọng 2 Gọi HS đọc đoạn 1 . Khách xuất hiện như thế nào? . Khách là người như thế nào? . Tâm trạng của Khách khi đó như thế nào? Nếu đoạn 1 nhân vật khách là cái tôi của tác giả thì ở đoạn 2, nhân vật các bô lão là hình ảnh tập thể xuất hiện như một sự hô ứng. . Xây dựng nhân vật các bô lão nhằm mục đích gì? . Qua lời kể của các bô lão chiến công trên sông Bạch đằng hiện lên như thế nào? Tại sao tác giả lại kết thúc đoạn 2 “ Đến bên sông chừ hổ mặt nhớ người xưa chừ lệ chan” . Lời của khách và các bô lão khẳng định được điều gì? . Hoạt động3 Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. I. Tiểu dẫn: 1. Tác giả. - (?- 1354), tự Thăng Phủ - Quê: Phúc Thành – Yên Ninh – Ninh Bình. - Tham gia kháng chiến chống quân Nguyên Mông, làm quan dưới 4 đời( Anh Tông, Minh Tông, Hiền Tông, Dụ Tông) - Tính tình cương trực, học vấn uyên thâm được các vua trần tin cậy, nhân dân kính trọng. - Khi qua đời được thờ ở văn miếu quốc tử giám 2. Sông Bạch Đằng. - Đoạn sông Kinh thầy đổ ra biển Đông nằm giữa Quảng Ninh và Hải Phòng. Sông rộng, sóng to, địa thế hiểm trở. - Nơi đây quân dân ta hai làn chiến thắng quân xâm lược phương Bắc: + 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, bắt sống lưu hoằng thao, con trai vua Nam Hán Lưu Cung + 1288 nhà Trần tiêu diệt quân Mông Nguyên, bắt sống Ô Mã Nhi - Nơi khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho nhiều tác giả văn chương 3. Thê phú: - Là thể văn có vần ( hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi), dùng để tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, bàn chuyện đời... - Phú có 4 loại: Cổ thể, bài phú, văn phú, luật phú( phú Sông Bạch Đằng thuộc loại phú cổ thể) - Bài phú gồm 4 đoạn: Đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận, đoạn kết. II. Đọc hiểu Đoạn 1: Nhân vật “Khách” – Tác giả. Khách xuất hiện trong lúc du ngoạn. - Những vùng đất nổi tiếng của Trung Quốc: Cửu Giang- Ngũ Hồ, Tam Ngô- Bách Việt. Bằng trí tưởng tượng, sách vở. Đây là nơi Tử Trường Tư Mã Thiên đã đi qua. Chứng tỏ khách trân trọng, ngưỡng mộ, lấy Tử Trường làm gương báu để dăn mình. - Trực tiếp : Địa danh Việt Nam nơi ghi dấu những chiến công oanh liệt của dân tộc: Qua cửa Đại Than ngược bến Đông triều đến sông Bạch Đằng. Mục đích của khách là thưởng thức, bồi boỏ tri thức về những trang sử vẻ vang của nước nhà, tìm hiểu cảnh trí non sông đất nước. - Thời gian: từ sớm đến chiều. Đó là thời gian liên tiếp. Thái độ: mải miết, tha thiết Như vậy Khách là người ưa hoạt động, ham hiểu biết, tâm hồn khoáng đạt, nặng lòng với đất nước và lịch sử dân tộc. - Tâm trạng: Đan xen Buồn vì cảnh thảm đứng lặng giờ lâu thương nỗi anh hùng đâu vắng tá tiếc thay dấu vết luống còn lưu 2. Đoạn 2. - Tác gỉa xây dựng nhân vật các bô lão – hình ảnh mang tính lịch đại nhằm thể hiện không khíđối đáp tự nhiên và kể cho khách nghe những trận thuỷ chiến xảy ra trên sông Bạch Đằng. - Qua lời kể của các bô lão những chiến công vĩ đại trên sông Bạch Đằng được hiện lên: + Không khí: bừng bừng chiến trận “ Thuyền bè muôn đội Tinh kì phấp phới Giáo gươm sáng chói” + Thế trận: giằng co quyết liệt “ ánh nhật nguyệt chừ phải mờ Bầu trời chừ sắp đổi” + Kết quả: “ Trận xích bích quân Tào Tháo tan tác tro bay Trận hợp phì, giặc bồ khiên hoàn toàn chết trụi” “ Hội nào bằng hội Mạnh tân như vương sư họ Lã trận nào bằng trận Duy Thuỷ: như quốc sĩ họ hàn” Giặc thất bại thảm hại ttrước quân ta. Việc sử dụng hình ảnh, điển tích phù hợp với sự thật lịch sử dân tộc. Diễn tả và khẳng định được tài đức của tướng lính nhà Trần . Làm cho đoạn văn như bài thơ tự sự đậm chất anh hùng ca. - Bình luận nguyên nhân dẫn đến chiến thắng sông Bạch Đằng là do: + Trời đất cho nơi hiểm trở + Nhân tài giữ cuộc điện an + Bởi Đại Vương coi thế giặc nhàn Vì thế mới kết thúc đoạn 2 “ Đến bên sông chừ hổ mặt nhớ người xưa chừ lệ chan” 3. Đoạn 3. - Lời ca của các bô lão khẳng định: + Sự tồn tại vĩnh hằng của dòng sông + Sự tồn tại vĩnh hằng của những chiến công tại sông Bạch Đằng + Sự tồn tại vĩnh hằng của chân lí lịch sử: “ Bất nghĩa tiêu vong Anh hùng lưu danh thiên cổ” - Lời ca của khách tiếp nối tự hào về non sông hùng vĩ và bổ xung thêm lời của các bô lão: nhân tố quyết định trong cuộc kháng chiến của quân ta là do có sự anh minh sáng suốt của hai vị thánh nhân. Đây là quan niệm mới mẻ và tiến bộ của Trương Hán Siêu III. Ghi nhớ ( SGK) 4. Củng cố dặn dò _ Hệ thống lại kiến thức - Về nhà học và chuẩn bị bài: Tác gia Nguyễn Trãi Ngày giảng: ....................... Tiết 58: văn học tác gia nguyễn trãi A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Năm được những nét chính về cuộc đừi và sự nghiệp văn học của tác gia nguyễn trãi- một nhân vật lịch sử, một danh nhân văn hoá thế giới;thấy được vị trí to lớn của nguyễn trãi trong lịch sử văn học dân tộc: Nhà văn chính luận kiệt xuất, nhà thơ khai sáng văn học tiếng việt. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩi năng đọc hiểu tác gia văn học 3. Thái độ: có ý thức phát huy bảo tồn giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc, một lòng đối với quê hương đất nước. B. Chuẩn bị của thầy và trò . SGK, SGV, giáo án . SGK, vở ghi, soạn, bảng phụ C. Tiến trình dạy học 1. ổn định 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Gọi HS đọc phần cuộc đời SGK . Hỏi: Tóm tắt những ý chính về cuộc đời tác gia Nguyễn Trãi?( những ý có ảnh hưởng đến sáng tác của ông) GV: tên hiệu : + Tên của người trí thức thời phong kiến tự đặt tên cho mình bên cạnh tên vốn có. + Thường là một từ ngữ Hán Việt có nghĩa đẹp đẽ. Cha : Nguyễn ứng Long( Nguyễn Phi Khanh), học giỏi đỗ thái học sinh( tiến sĩ) làm quan triều Hồ. Mẹ: Trần thị thái, con gái quan tư đồ Trần Nguyên Đán ( học trò của Nguyễn Phi Khanh) GV: khởi nghĩa thắng lợi. Nguyễn trãi hăm hở tham gia công cuộc xây dựng lại đất nước nhưng mâu thuẫn triều đình PK đã sát hại công thần, bản thân Nguyễn Trãi bị nghi oan, bị bắt giam sau đó được tha nhưng không được tin dùng. GV: Lúc đó vợ lẽ NT là Phạm Thị Mẫn trốn thoát khi đang mang thai, sau sinh ra Nguyễn Anh Vũ. * Hoạt động 2 . Kể tên những tác phẩm chính của Nguyễn Trãi theo bảng sau? . Qua đó có nhận xét gì về Nguyễn Trãi? GV: - Bảo kính cảnh giới số 56 N. T viết: Đao bút phải dùng tài đã vẹn, chỉ thư nấy chép việc càng chuyên. vệ Nam mãi mãi ra tay thước điện bắc đà đà yên phận tiên =) ông tự giác về chức năng chiến đấu của văn chương, tự hào khi dùng ngòi bút như vũ khí - Trong “Quân trung từ mệnh tập”, có sức mạnh như mười vạn quân, từng đợt từng đợt giáng những đòn tới tấp tiến công mãnh liệt vào kẻ thù buộc chúng phải thua trên mặt trận tư tưởng. GV: như nước đại việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác từ triệu đinh lý trần bao đời gây nền độc lập Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có GV: ông là quân sư giỏi của Lê Lợi GV: Để dụ Vương Thông , ông đã chỉ rõ tình thế của chúng, những nguyên nhân thất bại Tình thế: Ngô mạnh không bằng Tần;phía bắc có địch Thiên nguyên; phía Nam có nội loạn- tầm châu; hhơn nữa lính tráng mỏ mệt, trong không lương thảo, ngoài không viện binh và quan trọng những điều chúng làm trái với lòng dân. Nguyên nhân : chủ quan và khách quan Lí lẽ giàu sức thuyết phục, lập luận chắc chắn dựa trên tình thế thực tế. . Nội dung cơ bản trong mảng thơ trữ tình của Nguyễn Trĩa? GV phân tích một số câu làm rõ từng nội dung * Hoạt động 3 Gọi HS đọc SGK I. Cuộc đời. - ( 1380- 1442), hiệu ức Trai - Quê: Chí Linh- Hải Dương - Xuất thân: gia đình có truyền thống yêu nước, văn học , văn hoá - Bản thân: + 1400, đỗ thái học sinh ra làm quan cùng cha dưới triều Hồ + 1407, giặc Minh cướp nước ta, cha Nguyễn Trãi cùng Hồ Quí Ly bị giặc bắt đày sang Trung quốc. Nguyễn Trãi ghi lòng tạc dạ lời cha dặn lúc từ biệt: “ phải tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha như thế mới là đại hiếu” + Sau đó Trương Phụ buộc Nguyễn Phi Khanh gọi Nguyễn Trãi ra hàngvà quản thúc tại thành Đông Quan. Thoát khỏi sự giam lỏng của nhà Minh, Nguyễn Trãi tìm vào Lam Sơn theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa, hiến Bình Ngô sách( đường lối chiến lược của cuộc hởi nghĩa Lam Sơn) góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Nguyễn trãi người anh hùng vĩ đại dân tộc, nhà chiến lược toàn tài. + 1439, xin ở ẩn tại Côn Sơn. + 1440, ông được Lê Thái Tông mời ra giúp nước. + 1442, vau Lê Thái Tông đi duyệt võ ở Phả Lại- Chí Linh có ghé thăm Nguyễn Trãi ở Côn Sơn. Khi đó Nguyễn Trãi để vợ – Nguyễn Thị Lộ cùng theo xa giá vua. 7/9/1442 vua về đến Lệ Chi Viên ( Đại Lai – Lương Tài- Bắc Ninh) mất đột ngột. Ngày 19/9/ 1442 bọn gian thần vu cho ông âm mưu giết vua, bị khép tru di tam tộc + 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi, sưu tầm thơ văn, tìm lại con cháu sống sót để bổ nhiệm làm quan. Nguyễn Trãi – người phải chịu oan khiên thảm khốc nhất trong lịch sử chế độ PK Việt Nam. - 1980, tổ chức khoa học giáo dục văn hoá liên hiệp quốc( UNESCO) đã công nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hoá thế giới. II. Sự nghiệp thơ văn 1. Những tác phẩm chính. Loại hình Chữ Hán Chữ Nôm chính trị – lịch sử Bình ngô đại cáo quân sự – ngoại giao Quân trung từ mệnh tập lịch sử - văn bia vĩnh lăng - Băng hồ di sự lục - lam sơn thực lục địa lý Dư địa chí thơ ca ức Trai thi tập Quốc âm thi tập Nguyễn Trãi đã đẻ lại khối lượng sáng tcá lớn, nhiều lĩnh vực, nhiều tác phẩm có giá trị . 2. Nguyễn Trãi – nhà văn chính luận kiệt xuất. - Nội dung: + Văn chính luận của Nguyễn Trãi mang tính chiến đấu xuất phát từ ý thức tự giác dùng văn chương phục vụ cho những mục đích chính trị, xã hội. =) Sức mạnh chiến đấu trong văn chính luận của Nguyễn Trãi là sự sức mạnh của sự kết hợp giữa tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa với nghệ thuật viết văn chính luận bậc thầy. + Văn chính luận Nguyễn Trãi phản ánh một tinh thần dân tộc đã trưởng thành + văn chính luận của Nguyễn Trãi còn thể hiện ở lý tưởng chính trị xã hội trong thời phong kiến nước ta. - Nghê thuật: Đạt trình độ mẫu mực, từ việc xác định: đối tượng, mục đích để sử dụng bút pháp thích hợp, kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén 3. Nguyễn Trãi – nhà thơ trữ tình sâu sắc - Nộ dung: + con người trần thế và con người anh hùng vĩ đại hoà quyện với nhau. + Lí tưởng nhân nghĩa yêu nước kết hợp với thương dân và dân trừ bạo + Vẻ đẹp tâm hồn người quân tử giúp nước trợ dân + Dâu nỗi đau con người, yêu tình yêu con ngườikhi phải chứng kiến những thói đời nghịch cảnh + khao khát dân giàu,yên ấm, thái bình + Tình cảm cha con, vua tôi , chồng vợ , gia đình bè bạn chân thành ,cảm động + Thiên nhiên phong phú: khi hoành tráng, khi êm đềm ngọt ngào, khi tràn đầy sức sống... - Nghệ thuật: + Cải biến thể loại + Hình ảnh quen thuộc dân dã đời thường + Tứ thơ tinh tế + Từ ngữ thuần việt, vân dụng lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Nguyễn Trãi là bông hoa đầu mùa tuyệt đẹp của thơ nômViệt Nam III. Kết luận SGK 4. Củng cố dăn dò Hệ thống lại kiến thức Về nhà học và chuẩn bị bài “ Đai cáo bình ngô” Ngày giảng: ....................... Tiết 59 đọc văn Bình ngô đại cáo Nguyễn trãi A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Hiểu rõ được giá trị nộ dung nghệ thuật của bình ngô đại cáo: bản tuyên ngôn chủ quyền độc lập, áng văn yêu nước chói ngời tư tưởng nhân văn kiệt tácvăn học. Nắm được đặc trưng cơ abrn của thể cáo đồng thời thấy được những sáng tạo của Nguyễn Trãi trong đại cáo bình ngô 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu tác phẩm chính luận viết bằng thể văn biền ngẫu. 3. Thái độ: Giáo dục bồi dưỡng ý thức dân tộc, yêu quí di sản văn hoá của ông cha ta. B. Chuẩn bị của thầy và trò . SGK, giáo án . SGK, vở ghi. Soạn C. Tiến trình dạy học 1. ổn định 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hoạt động 1 Gọi HS đọc tiểu dẫn SGK . Nêu những nội dung chính phần tiểu dẫn? . Đặc trưng thể cáo? . Nhan đề baì cáo có ý nghĩa gì? * Hoạt động 2 . Hai câu đầu trong bài cáo có nội dung gì? Khổng Tử, quan niệm nhân nghĩa: Nhân: Mối quạn hệ giữa- vua- tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè. Trong đó quan hệ vua tôi là quan trọng nhất. Nghĩa: Trách nhiệm đạo đức trong 5 mối quan hệ đó. . Cơ sở Nguyễn Trãi xây dựng chân lí độc lập ? So sánh chân lí độc lập trong Nam quốc sơn hà- Lí Thường Kiệt và chân lí độc lập trong Bình ngô đại cáo. . Khi nói đến chân lí độc lập dân tộc, Nguyễn Trãi đã sử dụng những từ ngữ: “ từ trước,vốn xưng, đã lâu, cũng khác”. Những từ ngữ ấy có tác dụng gì? .Để làm tăng thêm tính chất hiển nhiên khách quan của chân lí tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng? . Tác giả đã tố cáo những âm mưu, hành động tôi ác nào củagiặc Minh? âm mưu là thâm độc nhất? Tôi ác nào là man rợ nhất? . Nhận xét gì về câu kết bản cáo trạng? . Giọng văn trong đoạn văn có tác dụng gì? I Tiểu dẫn 1. Hoàn cảnh sáng tác Sau khi ta đại thắng tiêu diệt và làm tan rã hơn 15 vạn quân viện binh của giặc. Vương Thông buộc phải giảng hoà, chấp nhận rút quân về nước. Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết đại cáo bình Ngô. 2. Đặc trưng của thể cáo - Thể văn nghị luận có từ thời cổ Trung Quốc, thường được vua chúa, thủ lĩnh dùng trinhg bày chủ trương, sự nghiẹp, tuyen ngôn một sự kiện cho mọi người khác biết. - Cáo viết bằng văn xuôi hoặc văn vần nhưng phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu có vần hoặc không có vần, có đối mỗi cặp có hai vế đối nhau - Cáo là thể văn hùng biện: Lời văn đanh thép, lí lẽ sắc bén, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc. 3. Nhan đề: - Bài cáo mang tính quốc gia trọng đại - Cách sử dụng từ Ngô - chỉ giặc minh, gợi sự khinh bỉ, lòng căm thù của nhân dân đối với giặc phương Bắc mà trước hết là giặc minh. =) Bài cáo kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa. Tuyên bố kết quả, khẳng dịnh sự nghiệp chính nghĩa. II. Đọc hiểu 1. Đoạn 1 - Tư tưởng nhân nghĩa: “ Việc nhân nghĩ cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” + Nhân nghĩa là yên dân, trừ bạo ( Yên dân là dân có cuọc sống no đủ, hạnh phúc, bình yên; trừ bạo: Diệt trừ kẻ tàn bạo) =) yêu nước thương dân gắn lợi ích của dân -) nội dung lấy ra từ thực tiễn =) quan niệm ít thấy trong tư tưởng nhân nghĩa của Khổng Tử. + Đặt trong hoàn cảnh viết bài cáo người dân Nguyễn Trãi nhắc đến là người dân Việt – Người dân đang bị giặc xâm lược. Còn kẻ xâm lược Đại Việt là giặc Minh. - Chân lí độc lập dân tộc: + Nam quốc sơn hà- Lí Thường Kiệt, chân lí độc lập của Lí Thường Kiệt được xây dựng trên hai yếu tố: lãnh thổ, chủ quyền + Bình ngô đại cáo, được bổ xung thêm 3 yếu tố nữa: văn hiến, phong tục tập quán, lich sử. + Hơn nữa quan niệm về quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi lấy yếu tố văn hiến là hạt nhân cơ bản để xác định dân tộc. =) Như vậy chân lí độc lập dân tộc của Nguyễn Trãi toàn diện hơn, sâu sắc hơn, chắc chắn hơn. + Những từ ngữ: “ từ trước,vốn xưng, đã lâu, cũng khác” =) lột tả được tính chất hiển nhiên, khách quan, thuyết phục của chân lí. + Để làm tăng thêm tính chất hiển nhiên khách quan của chân lí tác giả đã sử dụng: . Biện pháp: so sánh “ từ triệu Đinh Lí Trần bao đời gây nền độc lập Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương” Đặt ta ngang hàng với Trung Quốc về Trình độ chính trị. Tổ chức chế độ Quản lí quốc gia . Đưa ra những dẫn chứng chứng minh sức mạnh , sự phù hợp của nhân nghĩa, chân lí độc lập: Lưu Cung – thất bại Triệu Tiết – tiêu vong Toa Đô - bị bắt Ô Mã - bị giết =) Đó là niềm tự hào của Nguyễn Trãi. 2. Đoạn 2: - Vạch trần âm mưu xâm lược xảo quyệt của giặc Minh “ Nhân họ Hồ chính sự phiền hà ......... Bọn gian tà bán nước cầu vinh” =) Như vậy chúng có âm mưu thôn tính nước ta từ lâu =) Nguyễn Trãi đứng trên lập trường dân tộc để tố cáo âm mưu của giặc. - Tố cáo chủ chương, chính sách cai trị tàn bạo rã man của giặc minh bằng nghệ thuậtliệt kê: + Tàn sát con người vô tội + Bóc lột sức lao động của con người + Huỷ diệt môi trường sống + Dân ta không còn con đường sống Trong vô số tội ác của giặc Minh , tội ác man rợ nhất là: “ Nướng đân đen - ngọn lửa Vùi con đỏ - dưới hầm sâu tai vạ” =) Diễn tả tội ác chồng chất, khối căm hờn chất chứa của nhân dân ta đối với quân xâm lược. - Kết thúc bản cáo trạng bằng câu văn đầy hình tượng: “Độc ác thay ... không rửa hết mùi” =) Lấy cái vô hạn vô cùngcủa thiên nhiên( Trúc Nam sơn, nước đông Hải) để nói cía vô hạn vô cùng tội ác, sự nhơ bẩn của kẻ thù. =) Nguyễn Trãi đứng trên lập trường của nhân dân để tố cáo tội ác của giặc. - Lời văn đanh thép thống thiết: khi uất hận trào sôi, khi cảm thương tha thiết...-> Cùng moọt lúc N.T diễn tả được những biểu hiện khác nhau lòng căm hờn. 4. Củng cố dặn dò - Hệ thống lại kiến thức - Về nhà học bài và chuẩn bị bài này tiết 2 Ngày giảng: ....................... Tiết 60 đọc văn Bình ngô đại cáo Nguyễn trãi A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Hiểu rõ được giá trị nộ dung nghệ thuật của bình ngô đại cáo: bản tuyên ngôn chủ quyền độc lập, áng văn yêu nước chói ngời tư tưởng nhân văn kiệt tácvăn học. Nắm được đặc trưng cơ abrn của thể cáo đồng thời thấy được những sáng tạo của Nguyễn Trãi trong đại cáo bình ngô 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu tác phẩm chính luận viết bằng thể văn biền ngẫu. 3. Thái độ: Giáo dục bồi dưỡng ý thức dân tộc, yêu quí di sản văn hoá của ông cha ta. B. Chuẩn bị của thầy và trò . SGK, giáo án . SGK, vở ghi. Soạn C. Tiến trình dạy học 1. ổn định 2. Kiểm tra bài cũ . Đoạn 3 chia làm mấy phần? . Tác giả khắc hoạ nhân vật nào? Nhân vật hiện lên như thế nào? . Qua nhân vật đó nói lên điều gì? . Nội dung cơ bản của phần 2? Nghệ thuật thành công ở đây là gì? . Nguyễn Tãi đã tuyên bố gì trước bàn dân thiên hạ? Lơi tuyên bố toát lên điều gi? Gọi HS đọc ghi nhớ SGK Hoạt động nhóm Câu hỏi: Vẽ sơ đồ kết cấu bài cáo? II. đọc - hiểu tác phẩm: 1, Đoạn 1: 2, Đoạn 2 3, Đoạn 3: Có ý nghĩa như bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. a/ Phần 1: Phản ánh giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa, tác giả chủ yếu tập trung khắc họa hình tượng Lê Lợi, chủ yếu là hình tượng tâm lý với bút pháp trữ tình kết hợp với tự sự => Qua hình tượng 1 con người khắc họa được những khó khăn gian khổ và ý chí quyết tâm của toàn dân tộc. - Trong hình tượng Lê Lợi có sự thống nhất giữa con người bình thường với lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa. Nguồn gốc xuất thân bình thường (chốn hoang dã nương mình), cách xưng hô khiêm nhường. Là người có lòng căm thù giặc sâu sắc, có lý tưởng hoài bão lớn, quyết tâm cao thực hiện lý tưởng. => Người anh hùng áo vải xuất thân từ nông dân. - Qua hình tượng Lê Lợi, tác giả nói lên được tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: vượt qua gian khổ, khó khăn và sức mạnh của chiến thắng. + Gian khổ: thiếu nhân tài, thiếu quân, thiếu lương. + Có: tấm lòng cứu nước, chí khắc phục gian nan, nhân dân 4 cõi 1 nhà, tướng sỹ 1 lòng phụ tử. - Vai trò và sức mạnh của người dân được đề cập => đây là tư tưởng lớn. b/ Phần 2: bức tranh toàn cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với bút pháp nghệ thuật đậm chất anh hùng ca. - Hình tượng phong phú, đa dạng, đo bằng sự rộng lớn, kỳ vĩ của thiên nhiên. - Ngôn ngữ: động từ mạnh tả sự chuyển rung dữ dội, dồn dập. - Câu văn dài ngắn biến hóa linh hoạt. - Âm thanh giòn giã, hào hùng. - Chân dung kẻ thù ham sống, sợ chết, hèn nhát. - Ta nhân đạo tha cho kẻ thù về nước. 4, Đoạn 4: - Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi truyền đi lời tuyên bố nền độc lập của dân tộc đã được lập lại. - Tác giả rút ra bài học lịch sử: sự vững bền xây dựng trên cơ sỏ đã phục hưng dân tộc, viễn cảnh đất nước hiện ra tươi sáng, huy hoàng. - Sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thống với sức mạnh thời đại: có hiện thực hôm nay và tương lai ngày mai là bởi "nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ", nhờ có chiến công trong quá khứ. - Quyết tâm của nhân dân Đại Việt xây dựng nền thái bình vững chắc. III. Ghi nhớ SGK IV. Luyện tập Tiền đề tư tưởng nhân nghĩa chân lí độc lập Soi sáng tiền đề vào thực tiễn Kẻ thù phi nghĩa Đại việt chính nghĩa Kết luận chính nghĩa chiến thắng bài học lịch sử 4. Củng cố: - Đại cáo bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở thế kỷ XV. - Đại cáo bình Ngô là áng thiên cổ hùng văn có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tốchính luận và yếu tố văn chương. 5. Dặn dò: - Học thuộc đoạn 1 của tác phẩm. - Soạn bài tiếp theo

File đính kèm:

  • docphu song bach dang.doc