Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 58, 59: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

A.Mục tiêu bài học

Giúp HS:

-Thấy dược tính cách dũng cảm, kiên cường của nhân vật Ngô Tử Văn- đại diện cho chính nghĩa chống lại những thế lực gian tà

-Bồi dưỡng thêm lòng yêu chính nghĩa và niềm tự hào về người trí thức nước Việt

-Tháy được nghệ thật kể chuyện sinh động, hấp dẫn, giàu kịch tính của tác giả Truyền kì mạn lục

B.Phương tiện thực hiện

SGK,SGV,Thiết kế bài học

C.Cách thức tiến hành

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, thực hành

D.tiến trình dạy học

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 58, 59: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: …………….. Tiết: 58,59 Chuyện Chức Phán sự đền Tản Viên (2tiết) A.Mục tiêu bài học Giúp HS: -Thấy dược tính cách dũng cảm, kiên cường của nhân vật Ngô Tử Văn- đại diện cho chính nghĩa chống lại những thế lực gian tà -Bồi dưỡng thêm lòng yêu chính nghĩa và niềm tự hào về người trí thức nước Việt -Tháy được nghệ thật kể chuyện sinh động, hấp dẫn, giàu kịch tính của tác giả Truyền kì mạn lục B.Phương tiện thực hiện SGK,SGV,Thiết kế bài học C.Cách thức tiến hành GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, thực hành D.tiến trình dạy học 1.Kiểm tra bài cũ: (15 phút) Câu hỏi: Hưng Đạo Đại Vương được hiệ ra qua tác phẩm như thế nào? Trả lời: Hưng Đạo Đại Vuơng Trần Quốc Tuấn là vị anh hùng dân tộc, tài cao, đức trọng -Vị tướng có vai trò quan trọng trong việc nhà Trần đánh thắng quân xâm lược Mông-Nguyên. -Ông là vị tướng tài ba mưu lược với tầm nhìn xa rộng: +Ông tâu trình vua về cách dùng binh và thượng sách giữ nước: VD1:“…Nó cậy trường trận, ta dựa và ođoản binh.Dùng đoản (binh) chế trường (trận) là sự thường của binh pháp…. VD2: “Xem xét quyền biến, nhu đánh cờ vậy, tuỳ thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy” +Ông là người biết chiêu hiền đãi sĩ. Môn khách trong của ông nhiều người giỏi chính sự và nổi tiếng về văn chương. -Hưng Đạo Đại Vuơng Trần Quốc Tuấn là người có đức độ lớn lao: +Phẩm chất nổi bật của ông là tấm lòng trung quân ái quốc. (+)Phẩm chất sáng ngời khi ông phải giải quyết những mối mâu thuẫn giữa hiếu và trung, giữa tình nhà và nợ nước. (+)Đặt trung lên trên hiếu, nợ nước trên tình nhà “Hiếu với nước, với dân mới là đại hiếu”. (+)Trước lời cha dặn: “Con mà không vì cha lấy được thiên hạ thì cha dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”, ông “để điều đó trog lòng, nhưng không cho là phải”. (+)Khi vận nước ở trong tay, ông vẫn mọt lòng trung nghĩa với vua Trần. (+)Thái độ, hành động của TQT “Cảm phục đến khóc”, “khen ngợi” Yết Kiêu, Dã Tượng, “rút gươm kể tội”, “định giết” Trần Quốc Tảng càng tôn lên tấm lòng trung nghĩa của ông. +Lòng yêu nước thể hiện qua câu nói đầy dũng khí: “Bệ hạ chém đầu toi trước rồi hãy hàng” +Tư tưởng thân dân của bậc lương thần thể hiện ở chủ trương “khoan sức dân”, ở việc chú trọng tới vai trò, sức mạnh đoàn kết toàn dân. (+)Là thượng quốc công, được vua trọng dãi rất mực nhưng ông luôn kính cẩn, khiêm nhường “giữ tiết làm tôi”, người đời ai cũng ngưỡng mộ, giặc Bắc phải nể phục. 2.Bài mới: Hoạt động của GV & HS Yêu cầu cần đạt Tiết1: *HĐ1: GV yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn *HĐ2: Y/c HS trả lời câu hỏi -Cuộc đời và con người Nguyễn Dữ có những điểm gì cần lưu ý? +Sinh ra trong hoàn cảnh như thế nào? +Hoàn cảnh xuất thân ? +Thi cử và công việc? -Sự nghiệp sáng tác của ông? +Số lượng? +Tác phẩm “Truyền kì mạn lục” là thể loại văn học gì? gồm bao nhiêu truyện? +Nội dung chính của tác phẩm đó? *HĐ3:Hướng dẫn HS tìm hiểu tác phẩm -Y/c HS đọc bài -Nêu cảm nhân chung của tác phẩm -Bố cục và định hướng phân tích +Tính cách nổi bật của Ngô Tử Văn là gì? +Thể hiện ở những điểm nào? +Dẫn chứng cụ thể ? Tiết2: +Tính cách đó được bộc lộ như thế nào ở hành động chuyện trong tác phẩm? +Phản ứng trước thói xấu, thói ác…? +Những hàng động nào mà tác phẩm đã phản ánh rõ nét nhất? -ở thế giới âm cung, Tử Văn trước sự hồ đồ của vị quan toà xử kiện đã có thái độ như thế nào? +Ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ? à Vậy Ngô Tử Văn là con người như thế nào trước xã hội và thời cuộc? *HĐ4: Hướng dẫn HS tìm hiểu tư tưởng của câu chuyện -Câu chuyện có ý nghĩa xã hội như thế nào? +Lên án vấn đề gì? +Vạch ra rõ nét hiện thực xh đất nước con người ra sao? +Ngôn ngữ ? à tác giả muốn nhân mạnh vấn đề gì đang tồn tại và làm nhức nhối những con người vì dân, vì nước? -Tác giả đề cao điều gì ở con người? -Nguyễn Dữ thể hiện được điều gì qua ngòi bút? -Câu chuyện kết thúc như thế nào? Có gì đặc biệt? *HĐ5: Hướng dẫn tổng kết và tóm lược lại toàn bộ tác phẩm cho HS -Nêu giá trị nội dung chính của tác phẩm? +Chân lí ngàn đời đó là gì? +Truyền thống quý báu của dân tộc, ngoài yêu nước, nhân đạo còn là vấn đề gì? +Sức mạnh trong những ngòi bút yêu nước như Nguyễn Dữ đó là gì? -Nêu giá trị nghệ thuật chính của tác phẩm? +Sử dụng yếu tố gì làm nên câu chuyện sinh động, hấp dẫn? +Cách sắp xếp diễn biến câu chuyện? +Tài năng được thể hiện như thế nào trong việc xd tính cách nhân vật? I.Tiểu dẫn 1.Cuộc đời và con người -Nguyễn Dữ (?....?) sống vào khoảng thế kỉ XVI, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân ( này là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương) -Xuất thân trong 1 gđ khoa bảng (cha đỗ tiến sĩ đời Lê Thánh Tông) -Thi đỗ và đã từng ra làm quan những sau lại cáo quan về ở ẩn. 2.Sự nghiệp sáng tác -Số lượng tp không nhiều -Truyền kì mạn lục gồm 20 truyện (viết bằng chữ Hán) -ND: Phản ánh hiện thực XHPK đầy những bất công và bằng ngòi bút nhân đạo tác giả đã nêu lên cho người đời quan niệm sống của chính mình “ lánh đục về trong” II.Tìm hiểu văn bản 1.Đọc: SGK 2.Phân tích: a. Tính cách nổi bật ở nhân vật Ngô Tử Văn: là cương trực, dũng cảm đấu tranh vì chính nghĩa (tình tiết, sự kiện…) -Trước hết, tính cách Ngô Tử Văn thể hiện qua lời kể của tác giả: “Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực”. -Ngay khi mới xuất hiện, tính cách Ngô Tử Văn đã bộc lộ khá rõ với hành động châm lửa đốt ngôi đền thiêng: “ Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ khấn trời, rỗi châm lửa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn, nhưng chàng vẫn vung tay cần gì cả”. +Phản ứng của Tử Văn trước thói xấu, thói ác nhanh và mạnh như thuốc súng. +Hành động: “tắm gội sạch sẽ” trước khi đốt đền, “vung tay không cần gì cả” sau khi đốt đền chứng tỏ Tử Văn quyết đấu, quyết sống mái với kẻ gian tà, dù đối thủ của Tử Văn là kẻ nào cũng phải kinh sợ. -Lúc ở chốn âm cung, do chỉ nghe bên nguyên, Diêm Vương – vị quan toà xử kiện, người cầm cán cân công lí- cũng đã có lúc tỏ ra hồ đồ. +Tử Văn chính khi đứng trước công đường lại là người có khí phách +Chàng không chỉ ‘kêu to”, khẳng định: “Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian”, mà còn dũng cảm vạch mặt tên bại tướng gian tà với lời lẽ “rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào”. Chàng chiến đấu đến cùng vì lẽ phải. Cứ từng bước, Ngô Tử Văn đã đánh lui tất cả sự phản công, kháng cự của kẻ thù, cuối cùng đánh gục hoàn toàn viên tướng giặc. b.Tư tưởng của Chuyện chức phán sự đền Tản Viên -Vạch trần bộ mặt gian tà của không ít kể đương quyền “quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược”. +Lên án một quan tham lại nhũng đương thời +Đồng thời còn tố cáo mạnh mẽ hiện thực xã hội với “rễ ác mọc lan, khó lòng lay động”, “vì tham của đút” mà bênh vực cho kẻ gian tà. +Lời nói tự nhiên của Tử Văn với Thổ công: “Sao mà nhiều thần quá vậy?” àhiện thực xã hội đương thời: xã hội có quá nhiều hữu anh vô thực, lợi dụng địa vị, quyền thế làm điều bất chính. -Tác giả đề cao phẩm chất của kẻ sĩ quân tử. Ngô Tử Văn là hình tượng tiêu biểu cho kẻ sĩ cương trực, khảng khái, kiên quyết chống gian tà. -Nguyễn Dữ đã thể hiện sâu sắc tinh thần tự hào dân tộc +Viên Bách hộ họ Thôi khi sống đã thất bại nhục nhã trên đất Việt, lúc chết thành hồn ma lẩn quất làm điều dối trá, càn bậy, nên lại tiếp tục nếm mùi thất bại. Phải chăng đó là số phận chung cho những tên xâm lược? -Câu chuyện kết thúc ới thắng lợi thuộc về Ngô Tử Văn +Kết thúc có hậu này chứng tỏt tác gỉa đã tìm về cội nguồn truyền thống nhân đạo và yêu nước của dân tộc Việt Nam từng được thể hiện trong nhiều câu chuyên cổ tích: chính nghĩa thắng gian tà, tinh thàn dân tộc thắng ngoại xâm. III.Tổng kết 1.Nội dung -Chiến thắng của chính nghĩa trên mọi lĩnh vực trong cuộc sống của con người. Đây là niềm tin tất yếu cần có ở mỗi chúng ta -Thể hiện niềm tự hào về những người trí thức Việt, những con người kiên định, dũng cảm luôn đứng về lẽ phải và công lí. -Tố cáo hiện thực về xã hội đương thời với nhiều thủ đoạn, nhiều mánh khoé, con người có thể ngoi lên các chức danh làm ô uế tên tuổi… 2.Nghệ thuật -Sử dụng thành công yếu tố “ kì” và yếu tố “thực” +Câu chuyện li kì bởi xuất hiện của thế giới âm cung với những hồn ma, bóng quỷ, với những cảnh vật khác thường, với chuyện người chết đi sống lại từ dương gian xuống địa phủ, từ cõi âm về cõi trần… +Nhưng câu chuyện có vẻ như “ người thực, việc thực” bởi cách dẫn người, dẫn việc cụ thể đến cả họ tên, quê quán, cả thời gian, địa điểm xảy ra sự việc: “Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang”, “Năm Giáp Ngọ, có người ở thành Đông Quan vốn quen biết với câu chuyện.[…]” -Khắc hoạ tính cách nhân vật sâu sắc. 3. Củng cố và dặn dò: HS cần hiểu được -Tài năng sáng tạo văn chương -Giá trị hiện thực của tác phẩm, được kết hợp giữa yêu tố “kì ảo”và “hiện thực” -Cần chú ý đến một số dẫn chứng / SGK -Giờ sau học: Làm văn “Phương pháp thuyết minh” và “Ra đề số 5” (Làm ở nhà)

File đính kèm:

  • docNgu van 10(1).doc