Giáo án Ngữ văn 10: Tiết 64 + 65- Làm văn viết bài số 5

A. MỤC TIÊU:

Giúp h/s:

+ Kiến thức:

Nắm vững yêu cầu đề ra, vận dụng kiến thức đã học vào quá trình làm bài của mình.

+ Kỹ năng:

 Rèn luyện kỹ năng diễn đạt , sử dung câu, dùng từ trong khi làm bài.

+ Thái độ:

 Nghiêm túc trong quá trình làm bài.

 B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

 GV: - Đề ra, yêu cầu của bài viết.

 HS: - Chuẩn bị vở viết và kỹ năng kiến thức để làm bài

C.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

H/s làm bài tạilớp.

D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số + chuẩn bị vở viết văn

 2. Bài cũ:

3.Giới thiệu bài mới:

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10: Tiết 64 + 65- Làm văn viết bài số 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12 / 1 / 08 Ngày giảng: Tiết: 64 + 65 Tên bài: Làm văn Viết bàI số 5 A. Mục tiêu: Giúp h/s: + Kiến thức: Nắm vững yêu cầu đề ra, vận dụng kiến thức đã học vào quá trình làm bài của mình. + Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng diễn đạt , sử dung câu, dùng từ trong khi làm bài. + Thái độ: Nghiêm túc trong quá trình làm bài. B.Phương tiện thực hiện: GV: - Đề ra, yêu cầu của bài viết. HS: - Chuẩn bị vở viết và kỹ năng kiến thức để làm bài C.Cách thức tiến hành: H/s làm bài tạilớp. D.Tiến trình dạy học: 1. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số + chuẩn bị vở viết văn 2. Bài cũ: 3.Giới thiệu bài mới: Hoạt động của thầy- trò Nội dung kiến thức GV ghi đề lên bảng - Thời gian: 90 phút - Kiểm tra số bài / số h/s có mặt I.Đề ra: Thuyết minh một lễ hội ở quê hương em. II. Yêu cầu: Nắm vững cách thuyết minh. Tìm được nét đặc sắc độc đáo, có sức sống , có sức thu hút người nghe. Phải biết giới thiệu để hấp dẫn người nghe. III. HS làm bài: IV. Thu bài: 4.Củng cố- dặn dò: - Nhận xét tiết viết bài. Về nhà tiếp tục tìm hiểu kỹ đề ra. Ngày soạn: 14/ 1/ 08 Ngày giảng: Tiết: 66 Đọc văn: Khái quát lịch sử tiếng việt A. mục tiêu: Giúp h/s Nắm được một cách khái quát những tri thức cốt lõi về cội nguồn, quan hệ họ hàng của tiếng Việt và quan hệ tiếp xúc giữa tiếng Việt với một số ngôn ngữ khác trong khu vực. Nhận thức rõ quá trình phát triển của tiếng Việt gắn bó với lịch sử phát triển của dân tộc, của đất nước. Ghi nhớ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tiến Việt - tiếng nói của dân tộc: “ Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp “ . b. Phương pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, trao đổi thảo luận và trả lời các câu hỏi c. chuẩn bị: Thầy : Soạn bài+ tìm tài liệu Trũ : Đọc trước bài D1. Tiến trình lên lớp I. Ổn định lớp: Kiểm tra bài soạn + sĩ số II. Bài cũ: Đọc thuộc lòng đoạn 1 và 2 của bài “Bình Ngô đại cáo” III. Bài mới: Hoạt động của thầy- trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: GV giới thiệu : Tiếng Việt là tiếng nói của dân tộc Việt- dân tộc đa số trong 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam, đồng thời là ngôn ngữ được dùng chính thức trong lĩnh vực hành chính , ngoại giao, giáo dục. . . Gọi HS đọc các phần , rút ra ý chính . GV bổ sung. ? Từ đó em rút ra kết luận gì ? Hoạt động 2: ? Quá trình phát triển của chữ viết như thế nào ? I. Lịch sử phát triển của tiếng Việt: 1. Tiếng Việt trong thời kì dựng nước: a. Nguồn gốc tiếng Việt: Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa. Tiếng Việt được xác định thuộc họ ngôn ngữ Nam á. b. Quan hệ họ hàng của tiếng Việt: Họ ngôn ngữ Nam á chia thành một số dòng: + Dòng Môn- Khmer phân bố ở vùng cao nguyên Nam Đông Dương và miền phụ cận vùng núi Bắc Đông Dương. Dòng Môn- Khmer đã tách ra tiếng Việt Mường chung ( Tiếng Việt cổ ) và cuối cùng tách ra thành tiếng Việt và tiếng Mường. Tiếng Việt thời xưa chưa có thanh điệu 2. Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc: Tiếng Hán đã theo nhiều ngả đường truyền vào Việt Nam, nhưng thời gian gần 1000 năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, xét riêng về mặt ngôn ngữ, cũng là thời gian đấu tranh để bảo tồn và phát triển tiếng nói dân tộc. Tiếng Việt phát triển mạnh mẽ , một phần nhờ cách thức vay mượn theo hướng Việt hoá. 3. Tiếng Việt dưới thời kì độc lập tự chủ: Dựa vào việc vay mượn một số yếu tố văn tự Hán, một hệ thống chữ viết đã được xây dựngnhằm ghi lại tiếng Việt đó là chữ Nôm. Với chữ Nôm, tiếng Việt ngày càng khẳng định những ưu thế của mình trong sáng tác thơ văn, ngày cảng trở nên trong sáng, uyển chuyển, phong phú. 4. Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc: Tiếng Việt bị chèn ép, ngôn ngữ ngoại giao, hành chính, giáo dục lúc này là tiếng Pháp. 5. Tiếng Việt từ sau cách mạng tháng Tám đến nay: Công cuộc xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học nói riêng và chuẩn hoá tiếng Việt nói chung đã được tiến hành một cách mạnh mẽ hơn. ** Kết luận: Tiếng Việt đã không ngừng phát triển qua các giai đoạn lịch sử, không ngừng vươn lên thực hiện đầy đủ các chức năng ngày càng mở rộng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, ngày càng phong phú của đời sống xã hội, của tiến trình phát triển đất nước. Trong quá trình phát triển, tiếng Việt đã tiếp nhận và cải biến nhiều yếu tố ngôn ngữ từ bên ngoài đưa tới theo hướng chủ đạo là Việt hoá. Chính nhờ vậy mà tiếng Việt trở nên phong phú, uyển chuyển, tinh tế, chuẩn xác. Để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, tính iàu đẹp của tiếng Việt cần thực hiện một cách nghiêm túc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu trong mục tiêu bài học. II. Chữ viết của tiếng Việt: - Chữ Hán à Chữ Nôm à chữ Quốc ngữ. IV. Củng cố- dặn dò: Nắm vững nội dung bài học Biết giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt. ====================================================== Ngày soạn: 15/ 1/ 08 Ngày giảng: Tiết: 67 + 68 Đọc văn: Hưng đạo đại vương trần quốc tuấn ( Trích Đại Việt sử kí toàn thư ) Ngô Sĩ Liên A. mục tiêu: Giúp h/s Hiểu, cảm phục và tự hào về tài năng đức độ lớn của anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn, đông thời hiểu được những bài học đạo lí quý báu cũng là bài học làm người mà ông để lại cho đời sau. Thấy được cái hay, sức hấp dẫn của một tác phẩm lịch sử nhưng đậm chất văn học qua nghệ thuật kể chuyện và khắc hoạ chân dung nhân vật lịch sử của tác giả và cũng hiểu được thế nào là “văn, sử bất phân “ b. Phương pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, trao đổi thảo luận và trả lời các câu hỏi c. chuẩn bị: Thầy : Soạn bài+ tìm tài liệu Trũ : Đọc trước bài D1. Tiến trình lên lớp I. Ổn định lớp: Kiểm tra bài soạn + sĩ số II. Bài cũ: Đọc thuộc lòng đoạn 3 và 4 của bài “ Bình Ngô đại cáo “ III. Bài mới: Hoạt động của thầy- trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Hoạt động 2: Gọi HS đọc theo 3 đoạn: + Tháng 6. . . giữ nước vậy. + Quốc Tuấn là con. . . vào viếng + Còn lại. - HS thảo luận các câu hỏi ở sgk theo nhóm ? Em rút ra được điều gì qua lời trình bày kế sách giữ nước của TQT với vua ? ? Lời cha dặn, TQT đem hỏi 2 gia nô và 2 người con trai và những phản ứng của ông có ý nghĩa gì ? ? Đoạn trích đã làm nổi bật đặc điểm gì của TQT ? GV minh hoạ thêm ? Nêu nhận xét của em về NT kể chuyện và khắc hoạ nhân vật ? I. Tiểu dẫn: ( sgk ) II. Đọc- hiểu: 1. Phẩm chất của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn: +Kế sách giữ nước: Nên tuỳ thời thế mà có sách lược phù hợp, binh pháp chống giặc cần vận dụng linh hoạt, không có khuôn mẫu nhất định. Điều kiện quan trọng nhất để thắng giặc là toàn dân đoàn kết một lòng. Do đó phải “ khoan thư sức dân “à “đó chính là thượng sách “ => TQT không những là vị tướng có tài mưu lược, có lòng trung quân mà còn biết thương dân, trọng dân và lo cho dân. + Hỏi ý kiến để thử lòng 2 gia nô và 2 người con trai. Trước lời nói của Yết Kiêu và Dã Tượng: ông cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người. Trước lời nói của Hưng Vũ Vương, ông ngầm cho là phải. Trước lời nói của Hưng Nhương Vương TQ Tảng, ông nổi giận rút gươm định trị tội và sau này không muốn Tảng nhìn mặt ông lần cuối. => TQT là người hết lòng trung nghĩa với vua, với nước, không mảy may tư lợi. Ông là một người có tình cảm chân thành, nồng nhiệt, thẳng thắn và rất nghiêm trong giáo dục con cái. + Phẩm chất của TQT: Trung quân ái quốc, dũng cảm, tài năng, mưu lược, đức độ. 2. Nghệ thuật kể chuyện và khắc hoạ nhân vật: + NT khắc hoạ nhân vật: Nhân vật được đặt trong nhiều mqh và trong những tình huống có thử thách: Đối với vua: hết lòng hết dạ. Đối với nước: sẵn sàng quên thân. Đối với tướng sĩ dưới quyền: tận tâm dạy bảo, tiến cử người tài. Đối với con cái: nghiêm khắc giáo dục. Đối với bản thân: khiêm tốn, giữ đạo trung nghĩa. + NT kể chuyện: Cách kể không theo trình tự thời gian Cách kể mạch lạc, khúc chiết vừa giải quyết được những vấn đề then chốt, vừa giữ được mạch chuyện tiếp nối logic. . . IV. Củng cố- dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ BT: câu số 5 phần chuẩn bị bài và số 1 phần Luyện tập

File đính kèm:

  • doctuan 15.doc