I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Cảm nhận được tâm trạng cô đơn, sầu muộn của người chinh phụ trong tình cảnh lẻ loi khi chồng đi chinh chiến; thấy được tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến và đề cao hạnh phúc lứa đôi.
- Thấy được sự tài hoa, tinh tế trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.
- Vận dụng kiến thức vào việc khai thác, phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu, tiếp cận thể loại ngâm khúc, phân tích diến biến tâm trạng nhân vật.
3. Thái độ
- Thể hiện thái độ đồng cảm sâu sắc đối với khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ thời xưa.
II- Chuẩn bị của GV và HS
1. Giáo viên: Bài soạn.
2. Học sinh: bảng phụ, vở soạn, vở ghi.
III- Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
- CH: Đọc thuộc lòng 8 câu thơ đầu và phân tích?
2. Nội dung bài mới:
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 80: đọc văn- Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ( trích “ chinh phụ ngâm”), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
Tờn HS vắng
9/03/2012
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
10A7
Tiết 80: Đọc văn
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
( trích “ Chinh phụ ngâm”)
- Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn - - Bản dịch chữ Nôm: Đoàn Thị Điểm -
I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Cảm nhận được tâm trạng cô đơn, sầu muộn của người chinh phụ trong tình cảnh lẻ loi khi chồng đi chinh chiến; thấy được tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến và đề cao hạnh phúc lứa đôi.
- Thấy được sự tài hoa, tinh tế trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.
- Vận dụng kiến thức vào việc khai thác, phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu, tiếp cận thể loại ngâm khúc, phân tích diến biến tâm trạng nhân vật.
3. Thái độ
- Thể hiện thái độ đồng cảm sâu sắc đối với khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ thời xưa.
II- Chuẩn bị của GV và HS
1. Giáo viên: Bài soạn.
2. Học sinh: bảng phụ, vở soạn, vở ghi.
III- Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
- CH: Đọc thuộc lòng 8 câu thơ đầu và phân tích?
2. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
* HĐ1: Tám câu thơ tiếp (15 phút)
- GV: Âm thanh tiếng gà có tác dụng gợi tả một không gian như thế nào?
- GV: Hình ảnh bóng hoè được miêu tả ra sao? Nó có ý nghĩa biểu tượng như thế nào?
- GV: Tác dụng biểu dạt của hai từ láy: đằng đẵng, dằng dặc kết hợp với biện pháp so sánh : tựa miền biển xa ?
- GV: Những câu thơ tiếp miêu tả những hành động cử chỉ gì của ngừơi chinh phụ?
- GVThông thường người phụ nữ soi gương gảy đàn, đốt hương để nhằm mục đích gì ?
- GV: Em có nhận xét như thế nào về hình ảnh người chinh phụ được miêu tả ở đây?
* HĐ 2: Nỗi thương nhớ chồng của người chinh phụ (18 phút)
- GV: Trong 16 câu thơ đầu tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật trữ tình?
Thảo luận nhóm lớn( 5 phút)
Câu hỏi:
* Nhóm 1 + 4:ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh Gió Đông?
* Nhóm 2 + 5: ý nghĩa biểu tượng của hai chữ nghìn vàng? và hình ảnh Non Yên?
* Nhóm 3+ 6 :Từ nhớ lặp lại nhiều lần kết hợp với cặp từ láy thăm thẳm, đau đáu : có tác dụng diễn tả nội dung gì?
- Đại diện các nhóm trình bày. GV nhận xét chuẩn hoá kiến thức trên máy chiếu.
- Nhận xét như thế nào về hai câu kết bài?
- HS đọc ghi nhớ SGK.
* HĐ 3: Củng cố- Luyện tập (5 phút)
- Hãy viết một đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của em về tình cảnh của người chinh phụ ?
Hs hoạt động đọc lập. Đọc bài trước lớp.
GV nhận xét, sửa lỗi, cho điểm.
* HĐ4: Hướng dẫn học bài ở nhà ( 2 phút)
- Đọc thuộc lòng đoạn trích, phân tích diễn biến tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích?
- Soạn bài sau : Lập dàn ý bài văn nghị luận.
1. Nỗi lòng sầu muộn của người chinh phụ:
a. Tám câu đầu:
b.Tám câu tiếp:
- Âm thanh tiếng gà : gợi tả không gian quạnh vắng, trống trải – người vợ trẻ đã thức trọn năm canh trong nỗi nhớ mong sầu muộn.
- Bóng hoè : ngắn rồi dài "thời gian xa cách nhớ thương.
- Hai từ láy: đằng đẵng, dằng dặc kết hợp với biện pháp so sánh : tựa miền biển xa "cụ thể hoá nỗi cô đơn, buồn nhớ.
- Soi gương, gảy đàn, đốt hương( thú chơi tao nhã để vơi đi nỗi sầu) > < gượng soi, gượng đốt, gưọng gảy ( hồn đà mê mải, lệ lại châu chan … " diễn tả nỗi buồn nhớ, sầu đau đến cực điểm của người chinh phụ.
* Nghệ thuật diễn tả tâm trạng: tả tâm trạng bằng biện pháp nghệ thuật ước lệ : lấy ngoại cảnh để tả tâm cảnh, lấy hành động cử chỉ bên ngoài để diễn tả thế giới nội tâm nhân vật.
2. Nỗi nhớ thưong chồng của người chinh phụ:
- Gió Đông ( gió mùa xuân): biểu tượng của tình yêu- hạnh phúc lứ đôi.
- Nghìn vàng- hình ảnh ước lệ : biểu tượng cho tình cảm của vợ với chồng không gì so sánh được.
- Non Yên: biểu tượng cho sự xa xôi cách trở.
- Từ nhớ lặp lại nhiều lần kết hợp với cặp từ láy thăm thẳm, đau đáu : có tác dụng nhấn mạnh - diễn tả một nỗi nhớ da diết triền miên dai dẳng kéo dài trong thời gian và không gian.
=> Mượn gió xuân để gửi gắm tình yêu nỗi nhớ – mượn cảnh để tả tình tả tâm trạng, giãi bày chân thật nỗi lòng mình.
- Hai câu thơ cuối mang ý nghĩa khái quát về một quy luật : cảnh buồn ngưòi thiết tha lòng- ngưòi buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
* Ghi nhớ : ( SGK)
IV. Luyện tập :
Trình bày ngắn gọn cô đọng. Súc tích, thể hiện rõ mối đồng cảm sâu sắc với nhân vật trữ tình trong đoạn trích.
File đính kèm:
- Tiet 80- Tinh canh le loi.doc