Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 44- Tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên đi Quảng Lăng

A. Mục tiêu:

 1.Kiến thức: giúp hs hiểu được tình cảm chân thành trong sáng của LB đối với bạn. Hiểu được một đặc điểm cơ bản của thơ Đường thể hiện ở bài thơ này: ý ở ngoài lời.

 2. Kĩ năng: phân tích tốt bài thơ TTĐL.

 3.Thái độ: vun đắp, xây dựng và giữ gìn t/c bạn bè.

B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tích

C.Chuẩn bị của GV, HS:

 1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu.

 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp:

 1.ổn định:

 2.Kiểm tra bài cũ: không.

 3.Bài mới:

 a. Đặt vấn đề: Lý Bạch là nhà thơ có nhiều bài thơ viết về tình cảm bạn bè tha thiết sâu đậm “ tại lầu HH tiễn MHN đi QL” là bài thơ tiêu biểu. Chúng ta cùng tìm hiểu.

 b. Triển khai bài:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2582 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 44- Tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên đi Quảng Lăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ: 44 Ngày soạn: 15/11/2009 Tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên đi quảng lăng Lý Bạch A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs hiểu được tình cảm chân thành trong sáng của LB đối với bạn. Hiểu được một đặc điểm cơ bản của thơ Đường thể hiện ở bài thơ này: ý ở ngoài lời. 2. Kĩ năng: phân tích tốt bài thơ TTĐL. 3.Thái độ: vun đắp, xây dựng và giữ gìn t/c bạn bè. B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tích C.Chuẩn bị của GV, HS: 1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới. D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: không. 3.Bài mới: a. Đặt vấn đề: Lý Bạch là nhà thơ có nhiều bài thơ viết về tình cảm bạn bè tha thiết sâu đậm “ tại lầu HH tiễn MHN đi QL” là bài thơ tiêu biểu. Chúng ta cùng tìm hiểu. b. Triển khai bài: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức - Yêu cầu hs đọc tiểu dẫn ở sgk - nêu vài nét vắn tắt về tác giả LB. - Cho hs đọc bài thơ, gv đọc lại. - Giảng nhan đề - so sánh bản dịch và nguyên tác. ? Bố cục của bài thơ. ? Bài thơ viết về cuộc tiễn biệt giữa LB và MHN. Vậy, cuộc tiễn đưa diễn ra trong không gian và thời gian nào. ? Không gian nơi tiễn được tác giả diễn tả ra sao. ? Bút pháp nghệ thuật. ? Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện như thế nào trong hai câu sau. ? các hình ảnh tiêu biểu. I. Vài nét về tác giả và tác phẩm: 1. Tác giả: - Lý Bạch 701 - 762. - Là người hào phóng thích giao lưu với bạn bè và du lãm. - Một con người có hoài bão và ước mơ lớn: giúp nước, giúp dân nhưng không thực hiện được. - Là nhà thơ nổi tiếng -> p/c lãng mạn -> thi tiên. - Âm hưởng chủ đạo trong thơ là tiếng nói yêu đời, yêu t/n, yêu quê hương đất nước. 2. Tác phẩm: sgk. II. Đọc hiểu bài thơ: 1. Đọc: 2. Tìm hiểu bài thơ: - Tại lầu HH... -> HHLTMHNCQL. - Bản dịch: bạn -> chưa lột tả hết ý nghĩa. Ngyên tác là “cố nhân”-> bạn cũ -> t/c lưu luyến. - Cô phàm -> cô độc, lẻ loi. => Đây là bài thơ TNĐLTT viết về đề tài tiễn biệt. a. Hai câu đầu: - K/gian nơi tiễn: phia Tây lầu HH. - K/gian nơi đến: Dương Châu. - T/gian tiễn đưa: vào tháng 3 (m/xuân) - Dương Châu -> chốn phồn hoa đô hội. - NT: + tả cảnh ngụ tình. + Đăng cao vọng miễn (lên cao nhìn xa) + Đối lập: LHH> cảnh sống khác nhau.Nơi đến là chốn phồn hoa đô hội nơi trần thế - lại trong dịp tháng 3. Còn lầu là nơi yên tỉnh, thanh bình, lắng động, p/c của bạn lại là một đạo sĩ -> gợi lên nỗi lo lắng trong lòng tác giả=> không biết ở đó bạn có bị cám đỗ cuốn hút làm mất p/c không. => Dù không trực tiếp nói đến tâm trạng người đưa tiễn nhưng đằng sau cảnh vật đó ta thấy được tâm trạng buồn, luyến tiếc tha thiết và lo lắng của người tiễn đưa. b. Hai câu sau: - Cánh buồm đơn chiếc, dòng sông, bầu trời. -> nhà thơ chỉ nhìn thấy một cánh buồm đơn chiếc của MHN - Tâm hồn định hướng cho đôi mắt chỉ chú mục vào một điểm nhìn. - Câu thơ vẻ ra sự xa dần của cánh buồm ban đầu còn rõ (cô phàm) -> mờ dần, thấp thoáng như hư như thực (viễn ảnh) -> mất hút vào khoảng trời nước xanh thẳm bao la ( bích không tận) -> vẫn đứng để “duy kiến” - NT: tả cảnh ngụ tình. đối lập. => không một chữ buồn, chữ luyến... mà ta cứ thấy thần hồn nhà thơ dõi theo bóng buồm của bạn, 1 dòng t/c chảy mãi theo dòng Trường giang. Nhà thơ đã gửi dòng sông hữu hạn vào bầu trới vô hạn => mối tình thăm thẳm như dòng sông vô hạn như bầu trời. 3. Tổng kết: - Bài thơ là bức tranh về không gian, thời gian hoành tráng -> tình bạn giản dị trong sáng và thanh cao. 4.cũng cố: bài thơ ngắn gọn -> t/c chân thành và tài năng NT của nhà thơ ( ít lời nhiều ý) -> đặc trưng chung của thơ Đường. 5. Dặn dò: - học thuộc lòng bài thơ. - Chuẩn bị bài mới: thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

File đính kèm:

  • docTILUHO~1.DOC
Giáo án liên quan