Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 81, 82: Hồi trống cổ thành. (Trích hồi 28 – Tam Quốc Diễn Nghĩa)

A. Mục tiêu bài học Giúp HS:

- Hiểu được tính cách cương trực, biểu hiện lòng trung thành của Trương Phi, và tình cảm keo sơn gắn bó của những người anh em kết nghĩa.

- Cảm nhận được không khí chiến trận qua đoạn trích.

- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

- Phân tích, rút ra đặc điểm tính cách nhân vật.

B. Chẩn bị của giáo viên và học sinh:

 * Giáo viên:

- SGK Ngữ văn 10, ban cơ bản, tập 2.

- SGV Ngữ văn 10, ban cơ bản, tập 2.

- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 10.

- Giáo án giảng dạy.

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3127 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 81, 82: Hồi trống cổ thành. (Trích hồi 28 – Tam Quốc Diễn Nghĩa), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THPT Hậu Nghĩa Lớp: 10C2 Đọc văn Ngày soạn: 26/02/2011 Tiết: 81 -82 Ngày dạy: 29/02/2011 GVHD: Cô Bùi Thị Ánh Hường. GSTT: Tạ Thị Kim Chi HỒI TRỐNG CỔ THÀNH. (Trích hồi 28 – Tam quốc diễn nghĩa) _La Quán Trung_ A. Mục tiêu bài học Giúp HS: - Hiểu được tính cách cương trực, biểu hiện lòng trung thành của Trương Phi, và tình cảm keo sơn gắn bó của những người anh em kết nghĩa. - Cảm nhận được không khí chiến trận qua đoạn trích. - Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. - Phân tích, rút ra đặc điểm tính cách nhân vật. B. Chẩn bị của giáo viên và học sinh: * Giáo viên: - SGK Ngữ văn 10, ban cơ bản, tập 2. - SGV Ngữ văn 10, ban cơ bản, tập 2. - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 10. - Giáo án giảng dạy. * Học sinh: - SGK Ngữ văn 10, ban cơ bản, tập 2. - Tập bài soạn. - Đầy đủ dụng cụ học tập. C. Tổ chức hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV, HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT - HS đọc tiểu dẫn SGK. - Hãy cho biết đôi nét về tác giả La Quán Trung? - Tác phẩm thuộc thể loại nào? - GV giảng thêm - Phần giới thiệu chung về tác phẩm, SGK trình bày những nội dung gì ? + Tác phẩm ra đời trong thời gian nào? - HS tóm tắt tác phẩm. - GV tóm tắt lại. + Nêu giá trị của tác phẩm ? - Hãy giới thiệu rõ vị trí của đoạn trích? - GV: Hướng dẫn học sinh đọc sáng tạo, cho học sinh đọc phân vai (Chú ý giọng điệu Quan Công từ tốn, bình tĩnh, giọng điệu. Trương Phi hấp tấp, nóng nảy). - GV giải thích từ khó (Khi HS chưa hiểu). - Hãy tóm tắt lại đoạn trích vừa đọc? - GV nhận xét, tóm tắt lại. - Nêu chủ đề của đoạn trích? - GV giới thiệu đôi nét về hình dáng của nhân vật Trương Phi cho HS rõ. - Thái độ và hành động của nhân vật Trương Phi khi nghe Quan Công đến? - Những hành động đó của Trương Phi thể hiện điều gì? - Để kết tội Quan Công, Trương Phi đã sử dụng những lí lẽ, lập luận như thế nào? - Em có nhận xét gì về cách lập luận đó? - GV giảng thêm. - Khi Sái Dương kéo quân đến có ảnh hưởng gì đến cách suy nghĩ của Trương Phi không? Trương Phi đã đưa ra giải pháp gì? - Chi tiết Trương Phi thẳng tay đánh trống nhằm thể hiện điều gì? - Sau khi đã phân tích hành động và lời nói, em có nhận xét gì về tính cách của Trương Phi ? - GVgiảng thêm về nhân vật Trương Phi. - Qua nhân vật Trương Phi em rút ra được bài học gì cho bản thân? - GV nhắc lại Quan Công vượt qua 5 cửa quan: + Cửa Đông Lĩnh chém Khổng Tú. + Thành Lạc Dương chém Mạnh Thản, Hàn Phúc. + Cửa Nghi Thuỷ chém Biện Hỉ + Huỳnh Dương chém Vương Thực. + Sông Hoàng Hà chém Tần Kì. - Quan Công có thái độ và hành động như thế nào khi được tin Trương Phi đến? - Em có nhận xét gì trước hành động và thái độ của Quan Công khi nghe Trương Phi đến? - Quan Công có hành động và thái độ như thế nào khi gặp cách xử sự của Trương Phi ? - Khi bị Trương Phi kết tội Quan Công có những lời lẽ thanh minh như thế nào? - Quan Công đã nhắc lại điều gì với Trương Phi? - Qua những lí lẽ của Quan Công em có nhận xét gì ? - Quan Công muốn thể hiện điều gì khi chẳng nói chẳng rằng, xông vào đánh, chưa hết một hồi trống đã chém rơi đầu Sái Dương? - Vậy qua đoạn trích, em thấy được nét tính cách gì ở Quan Công? - GV giảng thêm về nhân vật Quan Công. - Tác giả tả hồi trống Cổ Thành bằng mấy câu? Nó có ý nghĩa gì? Theo em, có thể bỏ đi hồi trống được không? Vì sao? - GV giảng giải thêm - Em có nhận xét gì về cách kể chuyện của tác giả qua đoạn trích? - Qua đoạn trích tác giả muốn đề cao vấn đề gì? I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: (1330-1400?) - Tên La Bản, hiệu là Hồ Hải tản nhân, người vùng Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây cũ. - Lớn lên vào cuối thời Nguyên đầu thời Minh. - Tính tình cô độc, lẻ loi, thích ngao du đây đó. - Chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử. - Tác phẩm tiêu biểu: Tam quốc diễn nghĩa, Tùy Đường lưỡng triều chí truyện, Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện, … à La Quán Trung là người đầu tiên đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh – Thanh. 2. Tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa” a. Thể loại: Tiểu thuyết chương hồi * Đặc điểm tiểu thuyết chương hồi: - Kể lại sự việc theo trình tự thời gian, không theo diễn biến tâm lí nhân vật chính. - Thể hiện tính cách nhân vật thông qua đối thoại và hành động, không theo sự phân tích thuyết minh của tác giả. - Ở mỗi hồi, đều có hai câu thơ mở đầu dùng để tóm tắt nội dung. Kết thúc thường dừng lại ở đoạn cao trào, kịch tính và có câu “Hạ hồi phân giải”. b. Hoàn cảnh sáng tác: - Tác phẩm ra đời vào đầu đời Minh (1368-1644), gồm 120 hồi. c. Tóm tắt tác phẩm: - Kể chuyện đất nước Trung Quốc chia ba, gọi là “Cát cứ phân tranh” từ năm 184 đến năm 280. Đó là cuộc phân tranh giữa ba tập đoàn phong kiến quân phiệt: Nhà Ngụy với Tào Tháo cát cứ phía bắc từ Trường Giang trở lên (Bắc Ngụy), nhà Thục do Lưu Bị cát cứ phía tây nam (Tây Thục), Nhà Ngô với Tôn Quyền cát cứ phía đông nam (Đông Ngô). - Đến năm 280, Tư Mã Viêm cướp ngôi Ngụy, diệt Thục, Ngô và thống nhất Trung Quốc. d. Nội dung: - Hiện thực: +Phản ánh một thời kì lịch sử đầy biến động của giai đoạn Tam quốc, “cát cứ phân tranh”, chiến tranh liên miên, đời sống nhân dân khổ cực. - Nhân đạo: + Thể hiện quan điểm của tác giả là “ ủng Lưu phản Tào”, toát lên nguyện vọng thiết tha có một vị vua anh minh, nhiều tướng giỏi, một xã hội thanh bình để an cư lạc nghiệp. 3. Đoạn trích “Hồi trống cổ thành” a. Vị trí - Hồi 28 trong “ Tam quốc diễn nghĩa”. b. Tóm tắt đoạn trích: Khi nghe tin Quan Công đến, Trương Phi chẳng nói chẳng rằng cầm mâu lên ngựa. Quan Công mừng rỡ, tay không đến đón em. Bỗng Trương Phi trợn mắt quát, phóng xà mâu đâm Quan Công. Quan Công phân trần, mọi người khuyên can nhưng Trương Phi vẫn một mực cho là Quan Công đã phản bội, đến đây để bắt mình. Chỉ sau khi quan Công chém chết Sái Dương, Trương Phi mới chịu tin và khóc, thụp lạy Quan Công. c. Chủ đề: - Hiểu được tính cách cương trực, mạnh mẽ của Truơng Phi, lòng trung nghĩa, khiêm nhường của Quan Công đồng thời thể hiện hành động mạnh mẽ của Quan Công: Giết kẻ thù, anh em đoàn tụ. II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Tính cách nhân vật Trương Phi và Quan Công trong cuộc hội ngộ đầy mâu thuẩn: a. Trương Phi: - Khi nghe Quan Công đến: + Hành động: . “Chẳng nói chẳng rằng”, lập tức mặc áo giáp”, “vác mâu lên ngựa”, “dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa bắc”, . “Mắt trợn tròn xoe”, “râu hùm vểnh ngược”, “múa xà mâu chạy lại”, “đâm Quan Công” à Chỉ vài câu, miêu tả hơn 10 động tác khẩn trương, dứt khoát, rõ ràng, kiên quyết. è Cơn giận bộc phát dữ dội. - Khi gặp Quan Công: + Thái độ: . Không nghe lời thanh minh của Quan Công . Không nghe lời can ngăn của hai chị dâu. . “Hầm hầm quát” . Xưng hô: tao - mày + Lập luận: . “Mày bội nghĩa, bỏ anh, hàng Tào” à Bất nghĩa. .“ Trung thần thà chết không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ” ? à Bất trung. “Nó lại đây tất là để bắt ta đó”. à Bất nhân. è Lập luận logic, khôn ngoan, sự nóng nảy không làm Trương Phi “mất lí trí”. - Khi Sái Dương đến : + Nghi ngờ càng tăng thêm. + Giải pháp : . Ra điều kiện cho Quan Công: 3 hồi trống phải chém được đầu của Sái Dương. . “Thẳng cánh đánh trống” . Sau khi biết mình hiểu nhầm, Trương Phi khóc và lạy tạ xin lỗi. à Là người sống đầy tình nghĩa, biết phục thiện. Đây là mẫu người anh hùng lý tưởng mang những nét tính cách của người xưa mà người dân Trung Quốc vẫn coi trọng. è Nóng nảy, cương trực, trung nghĩa, đơn giản, biết phục thiện. b. Quan Công * Khi nghe tin Trương Phi đến : - Hành động: + “ Giao long đao cho Châu thương cầm”. + “ Tế ngựa lại đón” - Thái độ: + “ Mừng rỡ vô cùng” à Vui mừng, khẩn trương gác hết mọi chuyện để chạy đến gặp em. * Khi gặp cách xử sự của Trương Phi : - Hoảng hốt, giật mình. - Khôn khéo nhờ hai chị dâu thanh minh giúp “May có hai chị ở đây, em đến mà hỏi”. - Lí lẽ: + “Hiền đệ cớ sao lại thế, há quên nghĩa vườn đào ru”à Trung thành với lời thề vườn đào. +“Ta thế nào là bội nghĩa ?” +“Ta cũng khó nói” + “Hiền đệ đừng nói vậy, oan uổng quá!” +“Nếu ta đến bắt em, tất phải đem theo quân mã chứ!” +“Xem ta chém tên tướng ấy, để tỏ lòng thực của ta!” à Lời lẽ mềm mỏng để thanh minh. - Một hồi trống "Đầu Sái Dương đã lăn dưới đất”à Chứng tỏ tài nghệ và khí phách của mình. àTính cách: + Độ lượng và từ tốn + Kiên định + Tín nghĩa + Trung nghĩa èLà một tướng tài, xứng danh với "tuyệt nghĩa". 2. Ý nghĩa “Hồi trống Cổ Thành” - Miêu tả ngắn gọn bằng 3 câu: “Quan Công chẳng nói một lời, múa long đao xô lại. Trương Phi thẳng cánh đánh trống. Chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất”. - Hồi trống gợi không khí chiến trận, tạo đỉnh điểm cho xung đột đầy kịch tính của đoạn trích. - Hồi trống thách thức khí phách của bậc trượng phu: + Trương Phi nóng lòng, quyết liệt làm rõ trắng đen. + Quan Công lập tức hành động để tỏ rõ lòng trung, tự minh oan cho mình. - Hồi trống đoàn tụ anh em: Quan Công và Trương Phi đã vượt qua hồi trống thử thách để đoàn tụ trong tình anh em thắm thiết. 3. Nghệ thuật - Tính cách nhân vật nhất quán, xung đột giàu kịch tính. - Lối kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn. *Ý nghĩa của văn bản: - Đề cao lòng trung nghĩa của Trương Phi và Quan Công. D. Củng cố - Hướng dẫn học sinh học ở nhà: 1. Củng cố: - Tính cách giữa Trương Phi và Quan Công có gì khác nhau ? 2. Hướng dẫn tự học: - Lược thuật câu chuyện “Hồi trống Cổ Thành” bằng văn viết hoặc văn kể ở lớp. 3. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: - Đọc SGK, chuẩn bị truớc trả lời những câu hỏi trong SGK bài đọc thêm “Tào Tháo uống rượu luận anh hùng” và bài “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”. Phê duyệt của GVHD Hậu Nghĩa, ngày 25 tháng 02 năm 2011 GSTT kí tên Bùi Thị Ánh Hường Tạ Thị Kim Chi

File đính kèm:

  • dochoi trong co thanh.doc
Giáo án liên quan