Giáo án văn 10 nâng cao Năm học 2008-2009

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp HS:

- Nhận thức được những nét lớn của nền VHVN về ba phương diện: các bộ phận, thành phần; các thời kì phát triển; một số nét đặc sắc.

- Hình thành cơ sở để tìm hiểu và hệ thống hóa những tác phẩm sẽ học về VHVN.

B. PHƯƠNG TIỆN :

- SGK nâng cao, SGK chuẩn, SGV, Sách bài tập.

- Thiết kế bài học.

- TLTK: "Đặc điểm lịch sử VHVN", Lê Trí Viễn, nxb ĐH&THCN, H. 1987

- Đồ dùng dạy học:

doc356 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1056 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án văn 10 nâng cao Năm học 2008-2009, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1-2 Tuần 1 Ngày soạn : 22.8.2008 TỔNG QUAN NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp HS: - Nhận thức được những nét lớn của nền VHVN về ba phương diện: các bộ phận, thành phần; các thời kì phát triển; một số nét đặc sắc. - Hình thành cơ sở để tìm hiểu và hệ thống hóa những tác phẩm sẽ học về VHVN. B. PHƯƠNG TIỆN : - SGK nâng cao, SGK chuẩn, SGV, Sách bài tập. - Thiết kế bài học. - TLTK: "Đặc điểm lịch sử VHVN", Lê Trí Viễn, nxb ĐH&THCN, H. 1987 - Đồ dùng dạy học: VHVN Nền: à Thành phần: VHViết VHDG Chữ Hán Bộ phận:à Chữ Nôm Chữ Q.ngữ (gồm 12 thể loại, xem SGK tr.6) tk XX -> 1945 1945 hết XX tk X -> tk XIX Thời kì: à 1975 h XX 1945 1975 1930 1945 1920 1930 1900 1920 1/2 XIX XVIII- 1/2 XIX XV- XVII X- XIV Giai đoạn: C. PHƯƠNG PHÁP: Hướng dẫn học sinh: - Làm việc với SGK: Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu hệ thống kết cấu bài học, đánh dấu những luận điểm chính, hệ thống hóa theo sơ đồ. - Thảo luận nhóm - Trả lời các câu hỏi SGK (từng câu hoặc từng phần) - Làm các bài tập bổ sung, nâng cao. D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Làm quen với HS 2. Giới thiệu chương trình Ngữ Văn 10 nâng cao, phương pháp học tập. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV &HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Nội dung bài học gồm mấy phần? Mỗi phần nêu lên những vấn đề gì của nền văn học? * HS đọc SGK tr.5, tìm những ý chính (rèn luyện khả năng đọc, tóm lược, nắm bắt tinh thần đoạn văn) GV sử dụng đồ dùng dạy học, hướng dẫn HS phân biệt các khái niệm: "nền", "bộ phận", "thành phần", "thời kì", "giai đoạn" * VHVN gồm những bộ phận nào? Mối quan hệ giữa các bộ phận ấy? GV hướng dẫn HS tìm hiểu:thế nào là "nằm trong tổng thể văn hóa dân gian"; 12 loại thể VHDG có thể chia thành mấy nhóm, đó là những nhóm nào? * VHDG có vai trò, vị trí như thế nào trong nền văn học dân tộc? Vai trò của VHDG đối với sự phát triển của tiếng Việt, nhất là trong hoàn cảnh chưa có chữ viết ghi âm tiếng Việt? Ảnh hưởng của VHDG đối với VH viết? GV yêu cầu HS nêu cách hiểu: VH viết là bộ phận văn học nào? Đặc điểm nổi bật phân biệt nó với VHDG? Các thành phần của VH viết? GV giải thích: Chữ Hán là văn tự của người Hán, người Việt Nam đọc chữ Hán theo cách riêng, gọi là cách đọc Hán Việt. Chữ Nôm là chữ dựa vào chữ Hán mà đặt ra. dùng để ghi âm tiếng Việt. Chữ quốc ngữ là thứ chữ sử dụng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt * Căn cứ vào đâu để nói VH chữ Hán vẫn là văn chương VN? Vì sao có sự ra đời của VH chữ Nôm, VH chữ quốc ngữ? * Nêu vd chứng minh tác động qua lại giữa VHDG và VHV? GV yêu cầu HS đọc SGK, quan sát cách phân kì văn học, đối chiếu với các cột mốc lịch sử, rút ra nhận xét. * Tại sao đến tk X, VHVN mới có bộ phận VHV? Gv trích đọc chiếu chỉ của Minh Thành Tổ ("Từ trong di sản"- nxb TPM 1981, dẫn theo SGV, Tr.20) để minh họa cho âm mưu đồng hóa của các triều đại pk phương Bắc. * Hãy chỉ ra những mặt hòa hợp và đối lập của hai bộ phận VHDGvà VHV thời kì này? * VHVN từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX còn có các tên gọi VH Trung đại, VH Hán Nôm, Văn Học phong kiến. Thử lí giải vì sao có các tên gọi ấy? * Thử tìm hiểu vai trò của chữ Hán đối với việc phát triển nền văn hóa VN? Gv hướng dẫn HS chọn một số tác phẩm tiêu biểu cho thành phần văn học này: Ở THCS, em đã được học những tác phẩm chữ Hán tiêu biểu nào của thời kì này? Thử nhận xét những giá trị nổi bật của các tác phẩm ấy? Gv hướng dẫn HS chọn một số tác phẩm tiêu biểu cho thành phần văn học này: Ở THCS, em đã được học những tác phẩm chữ Nôm tiêu biểu nào của thời kì này? Thử thống kê các tác phẩm VH chữ Nôm theo các thể thơ và rút ra nhận xét? * Thử tìm hiểu vai trò của chữ Nôm đối với việc phổ biến các tác phẩm VHV? * Giữa văn học chữ Hán vàvăn học chữ Nôm, việc tiếp nhận ảnh hưởng văn học dân gian của thành phần văn học nào toàn diện và sâu sắc hơn? Vì sao? * Thực dân Pháp xâm lược nước ta từ năm 1858, tại sao đến đầu thế kỉ XX, nền VHVN mới bước vào thời kì hiện đại? * Những điều kiện nào khiến nền VHVN bước vào thời kì hiện đại với nhiều cuộc cách tân sâu sắc và tốc độ phát triển mau lẹ? * Tác dụng của phê bình văn học đối với sự phát triển của văn học? Gv hướng dẫn HS chọn một số tác phẩm tiêu biểu của thời kì văn học này đã học ở THCS, nhận xét về sự khác biệt với các sáng tác ở thời kì trước Gv hướng dẫn HS chọn một số tác phẩm tiêu biểu của từng giai đoạn: 1945-1975, sau 1975 (đã học ở THCS), từ đó rút ra những nhận xét: nội dung văn học của giai đoạn 1945-1975, sự đổi mới của văn học sau 1975 Gv hướng dẫn HS đánh giá tổng quát về VHVN: Nhìn chung, nền văn học Việt Nam đạt được những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật với nhiều tác gia như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh được cộng đồng quốc tế công nhận là danh nhân văn hoá thế giới, nhiều tác phẩm văn học Việt Nam đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Các thế hệ người Việt Nam trong lịch sử, bằng ý chí cao, với khả năng sáng tạo to lớn đã tạo dựng một nền văn học xứng đáng có vị trí riêng trong văn học toàn nhân loại. Gv hướng dẫn học sinh đọc kĩ phần III, rút ra những nét đặc sắc có tính truyền thống của VHVN, khái quát mỗi nét ấy bằng một câu ngắn gọn. Hs nhớ lại những tác phẩm VHVN đã học ở THCS, chọn và phân tích 5 tp ứng với 5 nét cơ bản của tâm hồn VN để chứng minh. Gv hướng dẫn HS làm bài tập 4 Ski * HS chưa cần đi sâu vào nội dung chi tiết của mỗi phần, chỉ cần chỉ ra các phần lớn và nội dung khái quát ( theo các đề mục của bài học trong SGK) - VHVN là một nền văn học hình thành và phát triển sớm, có sức sống bền bỉ, mãnh liệt. - VHVN là một nền văn học nhiều dân tộc: + Các dân tộc thiểu số: thành tựu văn học độc đáo và phong phú nhất là các sáng tác dân gian. + Về văn học viết: đóng góp của người Kinh là dồi dào và tiêu biểu hơn cả. I. CÁC BỘ PHẬN, THÀNH PHẦN CỦA NỀN VĂN HỌC VHVN gồm hai bộ phận phát triển song song và ảnh hưởng nhau sâu sắc là VHDG và VH viết. 1. VHDG: - VHDG nằm trong tổng thể văn hóa dân gian, ra đời từ xưa và phát triển đến nay - VHDG gồm: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn, truyện thơ, ca dao dân ca, tục ngữ, vè, câu đố, chèo. - Dân tộc nào cũng có VHDG. - VHDG có đóng góp to lớn trong việc giữ gìn, mài giũa và phát triển ngôn ngữ dân tộc. - Tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc và những sáng tạo nghệ thật độc đáo tài hoa của VHDG có tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển văn học viết. 2. Văn học viết: -VH viết do tầng lớp trí thức sáng tạo nên, ra đời từ khoảng thế kỉ thứ X. -Từ khi ra đời đến đầu thế kỉ XX, văn học viết chủ yếu gồm hai thành phần tồn tại song song và có mối quan hệ qua lại mật thiết: chữ Hán và chữ Nôm + VH chữ Hán: tuy viết bằng chữ Hán, chịu ảnh hưởng sâu sắc của VH Trung Hoa nhưng vẫn là văn chương VN: diễn tả hiện thực VN, tâm hồn VN, vẻ đẹp và tài hoa VN. + VH chữ Nôm ra đời muộn hơn (khoảng thế kỉ XIII), khi ý thức dân tộc và tinh thần nhân dân đã phát triển cao hơn ở tầng lớp trí thức. Nó trưởng thành và có nhiều thành tựu rực rỡ. +Từ những năm 20 của thế kỉ XX, VH viết VN hầu như chỉ còn được sáng tác bằng tiếng Việt và ghi bằng chữ quốc ngữ. 3. Hai bộ phận VHDG và VH viết luôn có tác động qua lại. II. CÁC THỜI KÌ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN VĂN HỌC: Lịch sử văn học tuy gắn chặt nhưng không đồng nhất với lịch sử chính trị xã hội 1. Thời kì từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX: - Trước công nguyên, nước ta đã có một thời đại văn hóa khá phát triển. - Trong 10 tk Bắc thuộc, thành tựu VH còn truyền lại đến ngày nay chủ yếu là các sáng tác dân gian. - Đến TK 10, nước ta khôi phục được nền độc lập tự chủ, xây dựng lại nền VH trên tinh thần độc lập tự cường. - Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, VHVN phát triển dưới các triều đại pk, gồm hai bộ phận phát triển song song: VHDG và VHV, lúc hòa hợp, lúc có mặt đối lập - Về văn học viết: + Văn học chữ Hán: · Chữ Hán đã đóng vai trò chiếc cầu nối để dân tộc ta tiếp nhận những học thuyết lớn của phương Đông thời đó như Nho giáo, Phật giáo, tư tưởng Lão Trang. · Việc sử dụng chữ Hán để sáng tác tạo điều kiện cho các thể loại văn học của Trung Quốc ảnh hưởng đến hệ thống thể loại văn học Việt Nam. Nhiều hiện tượng văn học lớn như thơ văn yêu nước và thơ thiền thời Lí – Trần, các thể loại văn xuôi như truyền kì (ví dụ : Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục), kí sự (ví dụ : Thượng kinh kí sự, Vũ trung tuỳ bút), tiểu thuyết chương hồi (ví dụ : Nam Triều công nghiệp diễn chí, Hoàng Lê nhất thống chí) thuộc về bộ phận văn học chữ Hán. Nhiều tác phẩm lớn, đáng tự hào của văn học Việt Nam được viết bằng chữ Hán. Các nhà thơ lớn thời kì này như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Cao Bá Quát,… đều có sáng tác thơ chữ Hán. + Văn học chữ Nôm: · Văn học tiếng Việt viết bằng chữ Nôm bắt đầu phát triển mạnh từ thế kỉ XV và đạt tới đỉnh cao ở thế kỉ XVIII. · Trong bộ phận văn học Nôm, thơ Đường luật đã được các nhà thơ Việt Nam tiếp thu một cách sáng tạo để có thơ thất ngôn xen lục ngôn của Nguyễn Trãi, thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, của Bà Huyện Thanh Quan… Rất hiếm thấy văn xuôi bằng chữ Nôm. · Nhờ có chữ Nôm mà các thể thơ dân gian như lục bát, song thất lục bát, hát nói đã được sử dụng để sáng tác truyện thơ Nôm, ngâm khúc, hát nói. Hàng loạt bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, hàng loạt truyện Nôm bác học (như Sơ kính tân trang, Truyện Kiều) và truyện Nôm bình dân (như Tống Trân - Cúc Hoa, Phạm Tải - Ngọc Hoa), hàng loạt khúc ngâm, hát nói đã chứng tỏ năng lực sáng tạo to lớn của các nhà thơ Việt Nam khi sáng tác bằng tiếng Việt. · Nhờ có chữ Nôm ghi âm tiếng Việt mà sáng tác của các nhà văn, nhà thơ bác học có thể dễ dàng đến được với nhân dân lao động. So với văn học chữ Hán thì văn học chữ Nôm tiếp nhận ảnh hưởng của văn học dân gian toàn diện, sâu sắc hơn. · Sự phát triển của văn học chữ Nôm gắn liền với sự trưởng thành của những truyền thống lớn nhất của văn học trung đại như lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo và tính hiện thực, đồng thời phản ánh quá trình dân tộc hóa và dân chủ hóa của văn học trung đại. à Tóm lại, trong thời kì này, VH chữ Hán luôn giữ vai trò chính thống, nhưng VH chữ Nôm ngày càng phát triển phong phú và có vị trí quan trọng. 2. Thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945: - Nền VHVN bước vào thời kì hiện đại với nhiều cuộc cách tân sâu sắc, tốc độ phát triển mau lẹ, trên cơ sở sự đổi mới và phát triển hơn về ý thức nghệ thuật. Những điều kiện cho sự chuyển biến này là: +Nhiều tầng lớp xã hội mới ra đời với những nhu cầu mới về văn hóa, văn nghệ. +Tư tưỏng, văn hóa phương Tây hiện đại ngày càng có ảnh hưởng sâu sắc. + Nghề in theo kĩ thuật hiện đại được du nhập, các nhà xuất bản ra đời, hoạt động báo chí sôi nổi. + Chữ quốc ngữ được phổ cập rộng rãi + Nhiều tổ chức văn học xuất hiện - Phê bình văn học ra đời, nhiều cuộc tranh luận sôi nổi, hình thành nhiều xu hướng trường phái khác nhau. - Sự đổi mới khiến cho văn học hiện đại có một số điểm khác biệt lớn so với văn học trung đại : + Về tác giả : đã xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp, lấy việc viết văn, làm thơ làm nghề nghiệp. + Về đời sống văn học : nhờ có báo chí và kĩ thuật in ấn hiện đại, tác phẩm văn học đi vào đời sống nhanh hơn, mối quan hệ qua lại giữa độc giả và tác phẩm mật thiết hơn, đời sống văn học sôi nổi, năng động hơn. + Về thể loại : Thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói… dần thay thế hệ thống thể loại cũ, tuy một vài thể loại cũ của văn học trung đại vẫn tiếp tục tồn tại song không còn đóng vai trò chủ đạo. + Về thi pháp : hệ thống thi pháp mới dần thay thế hệ thống thi pháp cũ; lối viết ước lệ, sùng cổ, phi ngã của văn học hiện đại trở nên lỗi thời và lối viết hiện thực, đề cao tính sáng tạo, đề cao cái cá nhân dần được khẳng định 3. Thời kì từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX: - Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, VHVN thống nhất về tư tưởng, hướng hẳn về đại chúng. - Giai đoạn 1945-1975: văn học tuyên truyền chiến đấu, giáo dục chính trị, ca ngợi người chiến sĩ, thể hiện tình cảm công dân với Tổ quốc, tình cảm vơí đồng đội, đồng bào. Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, hai cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ giành độc lập dân tộc là những sự kiện lịch sử vĩ đại đã đem lại những đề tài mới, nguồn cảm hứng mới, tạo tiền đề cho sự xuất hiện một nền văn học mới với những thành tựu nghệ thuật đáng tự hào. - Từ sau 1975, VHVN chuyển sang giai đoạn mới:đổi mới về tư tưởng và hình thức nghệ thuật trên cơ sở quan niệm toàn diện về con người. Các nhà văn Việt Nam đang phản ánh một cách sâu sắc công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong văn học đương đại, có thể đọc được tâm tư tình cảm của con người Việt Nam trước những vấn đề mới mẻ của thời mở cửa, hội nhập quốc tế hết sức sôi động và phức tạp. Một bước phát triển mới của văn học Việt Nam hòa nhịp với sự phát triển mới của dân tộc Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ. Hai mảng đề tài lớn của văn học hiện nay là : + Đề tài lịch sử, đặc biệt là đề tài về lịch sử chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ hào hùng với những suy ngẫm về các bài học có thể rút ra do độ lùi thời gian. + Đề tài về cuộc sống và con người Việt Nam đương đại trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hường xã hội chủ nghĩa, nền dân chủ, pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Văn học tiếp tục phê phán những biểu hiện tiêu cực, suy thoái về đạo đức, đồng thời xây dựng những nhân vật mới với quan niệm giá trị mới như là sản phẩm tất yếu của hiện thực xã hội mới. III. MỘT SỐ NÉT ĐẶC SẮC TRUYỀN THỐNG CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM: 1. VHVN đã thể hiện một cách sâu sắc tâm hồn của con người VN: - Lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc. Vd: Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi - Tình nhân ái. Vd: Truyện Kiều - Nguyễn Du - Gắn bó tha thiết với thiên nhiên. Vd: Thơ mùa thu của Nguyễn Khuyến - Lòng yêu đời, vui sống, luôn tin tưởng ở lẽ tất thắng của điều thiện, của chính nghĩa. Vd: truyện trạng - Về tình cảm thẩm mĩ, người VN nghiêng về cái đẹp xinh xắn hơn là cái đẹp hoành tráng, đồ sộ. Vd: bóng trăng, cành trúc la đà, thơ tứ tuyệt, ca dao hai câu... 2. VHVN có nhiều thể loại đặc sắc, có truyền thống thơ ca lâu đời, văn xuôi ra đời muộn nhưng phát triển rất mau lẹ. 3. VHVN luôn tiếp thu mọi luồng văn hóa Đông Tây kim cổ nhưng có chọn lọc và giữ được bản sắc riêng. 4. VHVN là nền văn học có sức sống dẻo dai mãnh liệt. Kết luận: - VHVN luôn gắn bó chặt chẽ với vận mêïnh đất nước, vận mệnh nhân dân và thân phận con người. - Trong quá trình phát triển, VHVN ngày càng được dân chủ hóa, hiện đại hóa và phát huy bản sắc dân tộc. 4. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BÀI TẬP NÂNG CAO: - " Chẳng vò mà rối, chẳng dần mà đau" (đau như dần, rối như tơ vò) - "...mà trong nham hiểm giết người không dao" - "Kiến trong miệng chén có bò đi đâu" - "Kiến bò miệng chén chưa lâu" - "Mặt sao dày gió dạn sương" (gió sương dạn dày) - "Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau" (kẻ cắp bà già) 5. CỦNG CỐ: - Các bộ phận, thành phần của nền VHVN - Sự phân kì nền văn học - Những nét đặc sắc truyền thống của VHVN 6. DẶN DÒ: Chuẩn bị bài VĂN BẢN/ E. TƯ LIỆU (DÀNH CHO HS CHUYÊN VĂN): " Văn học là xương sống của nền văn hóa dân tộc. Nếu nó làm đúng theo chức năng xã hội của nó, thì văn học là tấm gương phản chiếu trung thực và đầy đủ cuộc sống về mọi khía cạnh, vật chất và tinh thần, những ý nghĩ, tình cảm và mơ ước, là hơi thở và nhịp đập của trái tim, ít nhất là của một thế hệ. Văn học trước hết nói lên sức sống của cộng đồng dân tộc đẻ ra nó. Chính nó, cùng với các ngành nghệ thuật mà nó là hạt giống, là bằng chứng hùng hồn của sức sống ấy. Vì vậy, trách nhiệm của nó đối với xã hội là vun xới, bồi đắp, làm tỏa hương vị và thanh sắc của sức sống ấy, đồng thời dọn dẹp, quét tước những bụi bặm, rác, ghét trên cơ sở của xã hội và ở từng cá nhân. Dĩ nhiên, không phải một tác phẩm văn học hoặc một thể loại sáng tác văn học có thể làm hết những nhiệm vụ nói trên, hoặc trả lời cho tất cả những câu hỏido cuộc sống đặt ra. Lấy lời nói làm công cụ, làm vũ khí, văn học là thứ nghệ thuật mà tư duy của con người sản sinh ra. Khả năng sáng tạo của nó đòi hỏi và đẻ ra nhiều hình thức diễn đạt, nhiều thể loại... Dù theo một thể loại nào, một công trình sáng tác văn học là có giá trị nếu nó phác ra được một bức tranh làm rung động tâm hồn, truyền cho người xem tranh một sư thông cảm đối với cái đáng kính, đáng yêu, đáng khích lệ, cũng như một lòng phẫn nộ, căm ghét đối với những điều bất công, tàn bạo, phi đạo lí" Nguyễn Khánh Toàn " Văn học Việt Nam là thành tựu sáng tạo chung của tất cả các dân tộc anh em cùng sống chung trên lãnh thổ Việt Nam trải dài từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Các dân tộc đó trong quá trình lịch sử lâu dài, đã cùng nhau chung lưng đấu cật, đổ máu và mồ hôi để khai phá thiên nhiên và đấu tranh chống nạn ngoại xâm: bảo vệ đất nước, đồng thời tạo ra một nền văn hóa chung của Tổ quốc Việt Nam. Nền văn hóa chung ấy bao hàm những sắc thái địa phương đa dạng và phong phú. Văn học Việt Nam, bộ phận quan trọng của nền văn học ấy, được nhận thức như là bao gồm văn học của dân tộc Việt và của các dân tộc thiểu số anh em". Huỳnh Lý Tiết 3 LÀM VĂN: Tuần 1 Ngày soạn : 23.8.2008 VĂN BẢN A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp HS: - Hiểu khái quát về văn bản và các đặc điểm của văn bản - Biết vận sự hiểu biết về văn bản vào việc đọc - hiểu văn bản và làm văn B. PHƯƠNG TIỆN : - SGK nâng cao, SGK chuẩn, SGV, Sách bài tập. - Thiết kế bài học. C. PHƯƠNG PHÁP: - Gv tổ chức giờ học theo cách nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi - Gv hướng dẫn học sinh làm các bài tập bổ sung, nâng cao. D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: a/ Gọi 1 HS lên bảng: Vẽ theo trí nhớ sơ đồ tổng quan nền VHVN (nền, bộ phận, thành phần, thời kì) b/ Gọi 1 HS khác đứng tại chỗ nêu những nét đặc sắc truyền thống của VHVN à Lớp nhận xét, bổ sung. 3. Bài mới: Chúng ta đã từng nhiều lần nghe nhắc đến hai chữ văn bản: Văn bản một bài thơ, một truyện ngắn; văn bản của cấp trên gửi xuống cơ sở; lại có văn bản viết, văn bản nói... Vậy văn bản là gì? Đặc điểm của nó ra sao? Chúng ta sẽ cùng đọc hiểu bài VĂN BẢN HOẠT ĐỘNG CỦA GV &HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT Gv yêu cầu HS: Hãy lấy ví dụ về văn bản có trong đời sống để làm rõ khái niệm về văn bản? (một bản chữ khắc trên bia đá; một bức hoành phi, câu đối; một bản ghi chép những lời răn dạy; một bài thơ, tập thơ; truyện ngắn, tiểu thuyết... đều là văn bản. Văn bản có thể là một câu ca dao, có thể là 3254 câu lục bát như "Truyện Kiều". Dù dài ngắn khác nhau nhưng văn bản là một thể thống nhất hoàn chỉnh) * Muốn tạo ra văn bản, người nói (viết) phải làm gì? (trả lời những câu hỏi nào?) * Hs thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi 3 Sgk: Các văn bản viết, khắc, in có vai trò gì đối với sự phát triển văn hóa của dân tộc? ( Gợi ý:Nhờ đâu mà ta biết được suy nghĩ, cách ứng xử, cuộc sống... của những người Việt Nam sống cách ta hàng ngàn, hàng trăm năm?) * Hs trả lời câu hỏi 1 Sgk: Hãy trình bày những đặc điểm của văn bản? * Đề tài là gì? * Làm thế nào để văn bản thống nhất về đề tài ? * HS đọc Sgk và trả lời: Bên cạnh những từ ngữ, câu, đoạn tái hiện đối tượng, văn bản còn biểu hiện điều gì? * Làm thế nào để văn bản thống nhất về tư tưởng, tình cảm? * HS đọc Sgk và trả lời: những yếu tố nào chi phối quá trình tạo lập văn bản? * Đặc điểm hoàn chỉnh về hình thức được biểu hiện như thế nào? * Thế nào là thể thức được qui định chặt chẽ ? (vd: thơ, đơn từ, hợp đồng...) * Thế nào là được sắp xếp theo một trình tự hợp lí? (Vd: Câu đầu là câu chốt thì các câu sau phải giải thích chứng minh cho nó) * Thế nào là hô ứng nhau? + Hô ứng là là: Nếu đoạn văn trước nêu câu hỏi thì đoạn văn sau phải trả lời,; nếu đoạn trước nêu mâu thuẩn thì đoạn sau phải giải quyết; nếu đoạn trước nêu hiện tượng thì đoạn sau phải biểu thị thái độ khen chê + Giữa các câu, các đoạn có sự liên kết: phép lặp, phép thế, phép nối... để văn bản trở thành một chỉnh thể * Gv yêu cầu học sinh đọc Sgk và trình bày nội dung đặc điểm này I. KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN: * Những lời nói hoặc bài viết trong giao tiếp được gọi là văn bản. à Văn bản vừa là phương tiện, vừa là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Vai 2 (nghe, đọc) Vai 1 (nói, viết) phương tiện VĂN BẢN Tạo văn bản sản phẩm Tiếp nhận văn bản - Văn bản do nhiều câu cấu tạo thành. - Văn bản có độ dài ngắn khác nhau. - Muốn tạo văn bản, phải xác định: + Mục đích của văn bản + Đối tượng tiếp nhận văn bản + Nội dung thông tin + Thể thức cấu tạo và qui tắc ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản. [ - Nhờ có văn bản mà các thành tựu văn hóa được lưu giữ, kế thừa và phá triển. - Nhờ có văn bản mà người đời sau, người nước ngoài biết đến một nền văn hóa rực rỡ của dân tộc VN. - Sự phong phú, đa dạng của một nền văn hóa phụ thuộc nhiều vào số lượng văn bản còn lưu giữ được. Đọc (tiếp xúc) nhiều văn bản để tăng sự hiểu biết, làm giàu thêm vốn văn hóa của bản thân.] II. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN: 1. Văn bản có tính thống nhất về đề tài, về tư tưởng, tình cảm và mục đích: -Đề tài: + Là sự việc, hiện tượng, con người, cảnh vật được nói (viết) trong văn bản + Các từ ngữ, câu văn, đoạn văn của văn bản phải bám sát đề tài, liên kết chặt chẽ với nhau để làm nổi rõ nội dung mà

File đính kèm:

  • docgiao an 10 NC.doc