Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 83: Đọc văn- TRUYỆN KIỀU - Phần 1: Tác giả Nguyễn Du -

I. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức: Giúp học sinh

- Hiểu được một số phương diện về tiểu sử của tác giả( hoàn cảnh xã hội và những nhân tố cuộc đời riêng) góp phần lý giải sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.

 - Nắm vững những điểm chính yếu trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du và hiểu được các giá trị tư tưởng, nghệ thuật của “Truyện Kiều”, tác phẩm lớn của văn học cổ điển Việt Nam.

 - Vận dụng kiến thức đã học vào việc tìm hiểu đoạn trích tiểu biểu.

2.Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu, kĩ năng tổng hợp, khái quát hoá tri thức về một tác gia văn học.

3.Thái độ:

- Thể hiện niềm tự hào về danh nhân văn hoá của dân tộc.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a. Chuẩn bị của giáo viên: SGV, SGK, tranh chân dung, giáo án điện tử.

b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, Vở ghi, vở bài tập.

III.Tiến trình bài dạy:

1. Kiểm tra bài cũ ( Không)

2. Bài mới

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2402 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 83: Đọc văn- TRUYỆN KIỀU - Phần 1: Tác giả Nguyễn Du -, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Ngày giảng Lớp Sĩ số Tờn HS vắng 12/03/2012 10A1 10A2 10A3 10A4 10A5 10A7 Tiết 83: Đọc văn Truyện Kiều - Phần 1: Tác giả Nguyễn Du - I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Giúp học sinh - Hiểu được một số phương diện về tiểu sử của tác giả( hoàn cảnh xã hội và những nhân tố cuộc đời riêng) góp phần lý giải sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du. - Nắm vững những điểm chính yếu trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du và hiểu được các giá trị tư tưởng, nghệ thuật của “Truyện Kiều”, tác phẩm lớn của văn học cổ điển Việt Nam. - Vận dụng kiến thức đã học vào việc tìm hiểu đoạn trích tiểu biểu. 2.Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu, kĩ năng tổng hợp, khái quát hoá tri thức về một tác gia văn học. 3.Thái độ: - Thể hiện niềm tự hào về danh nhân văn hoá của dân tộc. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Chuẩn bị của giáo viên: SGV, SGK, tranh chân dung, giáo án điện tử. b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, Vở ghi, vở bài tập. III.Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra bài cũ ( Không) 2. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HĐ 1: Tìm hiểu về tác gia ( 15phút) - GV: Qua tiểu dẫn sgk cho biết những nét chính về thời đại Nguyễn Du? - GV: Những biến động lịch sử XH có ảnh hưởng tới các sáng tác của Nguyễn Du không ? - GV trình chiếu chân dung Nguyễn Dung. - GV Nêu khái quát những nét chính về ND? - GV: NDu xuất thân trong một gia đình như thế nào? - GV: Thời thơ ấu ông ssống như thế nào? - GV: Khi gia đình gặp hoạ Nguyễn Du sống ra sao? - GV: Nguyễn Du ra làm quan năm bao nhiêu? HĐ 2: Tìm hiểu sự nghiệp sáng tác. ( 28 phút) - GV: Nguyễn Du sáng tác ở những thể loại chữ nào? - GV: Kể tên những tác phẩm chính bằng chữ Hán của ông? - GV: Nội dung chủ yếu được phản ánh trong các sáng tác ấy? - GV: Kể tên những tác phẩm chính bằng chữ Hán của ông? - GV: Nội dung chủ yếu được phản ánh trong các sáng tác ấy? - GV: gọi HS tóm tắt tác phẩm. GV nhận xét bổ sung. - GV: Cho HS hoạt động trong 5 phút. + Nêu giá trị nội dung của “ Truyện Kiều”? - đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. - GV nhận xét, chuẩn hoá kiến thức. - GV: Hãy nhận xét đánh giá về những thành công nghệ thuật của Nguyễn Du trong Truyện Kiều? HĐ 3: Kết luận ( 2phút) - GV: Từ sự tìm hiểu trên em có nhận xét chung như thế nào con người, về thơ văn của Nguyễn Du? 3. Củng cố: (1 phút) - Giáo viến hướng dẫn HS khái quát kiến thức trên BĐTD? 4. Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút) - Sưu tầm một số bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du và một số đoạn thơ tiêu biểu trong “Truyện Kiều” - Soạn tiết 83: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. I. Tác gia: Nguyễn Du 1. Thời đại Nguyễn Du - Cuối TK XVIII đầu TK XIX ) : XHPK VN khủng hoảng trầm trọng : - Khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi. - Kiêu binh làm loạn. - Tây sơn thay đổi sơn hà: Một phen thay đổi sơn hà. Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu Diệt Nguyễn, Trịnh, Xiêm đuổi Thanh huy hoàng một thủa. - Nhà Nguyễn lập lại với những thể chế hà khắc nặng nề. Những biến động lịch sử xh ảnh hưởng lớn đến các sáng tác của Nguyễn Du. 2. Cuộc đời: - Nguyễn Du ( 1765- 1820) - Tên chữ là Tố Như hiệu là Thanh Hiên - Quê: Tiên Điền - Nghi Xuân- Hà Tĩnh. - Xuất thân trong một gia đình quý tộc phong kiến nhiều đời làm quan - Thời thơ ấu và thanh niên sống sống sung túc hào hoa ở Thăng Long. - Sau hoạ Kiêu binh phải sống lang thang nhiều nơi ( ở quê vợ, về quê hương )- cuộc đời 10 năm gió bụi làm bạn với nhân dân ( 1786- 1795). - Mưu đồ chống Tây sơn thất bại phải sống dưới chân núi Hồng Lĩnh( 1976- 1802). - 1802-1820: Làm quan bất đắc dĩ dưới triều Nguyễn Gia Long. - ốm mất ngày 18-09- 1820. II. Sự nghiệp văn học . 1. Những tác phẩm chính: a. Sáng tác bằng chữ Hán. (249 bài) * Các sáng tác tiêu biểu: - Thanh Hiên thi tập :78 bài ( viết trước khi làm quan dưới triều Nguyễn. - Nam trung tạp ngâm : 40 bài ( viết khi làm quan ở Huế) - Bắc hành tạp lục: 131 bài ( viết trong thời gian ông đi sứ Trung Quốc. * Nội dung: - Tập trung thể hiện tư tưởng, nhân cách nhà thơ. - Phê phán chế độ xã hội phong kiến chà đạp lên quyền sống của con người - Ca ngợi, đồng cảm với người anh hùng nghệ sĩ “Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo” - Cảm thương cho những thân phận nghèo khổ, những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh. b. Sáng tác bằng chữ Nôm: - Truyện Kiều: 3254 câu thơ. - Văn chiêu hồn( Văn tế thập loại chúng sinh)- thể thơ song thất lục bát, thể hiện tấm lòng nhân ái mênh mông đối với những linh hồn bơ vơ không nơi nương tựa. 2. Truyện Kiều * Tóm tắt tác phẩm. * Nội dung : - Truyện Kiều là bài ca về tự do và ước mơ công lí : mối tình Kim - Kiều, hình tượng Từ Hải và cuộc báo ân báo oán. - Truyện Kiều là tiếng khóc cho số phận con người : Số phận thê thảm của ngưòi phụ nữ tài hoa bạc mệnh.Tiếng than chung cho quyền sống của người phụ nữ, của con người. - Truyện Kiều là bản cáo trạng đanh thép với những thế lực đen tối. - Truyện Kiều là tiếng nói hiểu đời: thể hiện tấm lòng hiểu biết sâu rộng tinh tế- hiểu rõ những vi tế, uổn khúc, chỗ mạnh, chỗ yếu của con người của một tấm lòng bao dung đầy thương cảm. * Nghệ thuật : - Xây dựng nhân vật sống động: nv có những điển hình qua chân dung lời nói hành động, cử chỉ và tâm trạng. - Mẫu mực của nghệ thuật tự sự và trữ tình bằng thơ lục bát. - Ngôn ngữ trong sáng, trau chuốt, giàu sức biểu cảm. + Kết tinh truyền thống văn học- ngôn ngữ dân tộc, đỉnh cao nhất của thể loại Truyện Nôm III. Kết luận:

File đính kèm:

  • docTiet 83- tac gia Nguyen Du.doc
Giáo án liên quan