Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 87: Đọc văn- TRAO DUYÊN - Tiếp theo - (Trích “Truyện Kiều”) - Nguyễn Du

I. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức: Giúp học sinh

- Hiểu được diễn biến tâm trạng đầy mâu thuẫn, phức tạp, bế tắc của Thuý Kiều trong đêm trao duyên.

- Thấy được sự đồng cảm sâu sắc của Nguyễn Du đối với hoàn cảnh đau khổ và phẩm chất cao quý của Kiều: đức hi sinh, lòng vị tha. Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật, ngôn ngữ thơ điêu luyện của đại thi hào Nguyễn Du.

 - Vận dụng phương pháp đọc- hiểu văn bản vào việc đọc hiểu tác phẩm thơ cụ thể.

2.Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

3.Thái độ:

- Có thái độ cảm thông với những bất hạnh của người khác, thể hiện niềm tự hào đối với đại thi hào dân tộc

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a. Chuẩn bị của giáo viên: Bài soạn, sơ đồ khái quát, giáo án điện tử.

b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, Vở ghi, vở bài tập.

III.Tiến trình bài dạy:

1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

 CH: Đọc thuộc lòng 12 câu thơ đầu và nêu cảm nhận chung về đoạn thơ đó?

2. Nội dung bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 87: Đọc văn- TRAO DUYÊN - Tiếp theo - (Trích “Truyện Kiều”) - Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Ngày giảng Lớp Sĩ số Tờn HS vắng 29/03/2012 10A1 10A2 10A3 10A4 10A5 10A7 Tiết 87: Đọc văn Trao duyên - tiếp theo - (Trích “Truyện Kiều”) - Nguyễn Du - I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Giúp học sinh - Hiểu được diễn biến tâm trạng đầy mâu thuẫn, phức tạp, bế tắc của Thuý Kiều trong đêm trao duyên. - Thấy được sự đồng cảm sâu sắc của Nguyễn Du đối với hoàn cảnh đau khổ và phẩm chất cao quý của Kiều: đức hi sinh, lòng vị tha. Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật, ngôn ngữ thơ điêu luyện của đại thi hào Nguyễn Du. - Vận dụng phương pháp đọc- hiểu văn bản vào việc đọc hiểu tác phẩm thơ cụ thể. 2.Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. 3.Thái độ: - Có thái độ cảm thông với những bất hạnh của người khác, thể hiện niềm tự hào đối với đại thi hào dân tộc II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Chuẩn bị của giáo viên: Bài soạn, sơ đồ khái quát, giáo án điện tử. b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, Vở ghi, vở bài tập. III.Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút) CH: Đọc thuộc lòng 12 câu thơ đầu và nêu cảm nhận chung về đoạn thơ đó? 2. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Tâm trạng của Kiều khi trao kỉ vật cho Vân ( 20 phút) - GV: Kiều đã trao cho Vân những kỉ vật gì? Những kỉ vật đó có y nghĩa như thế nào đối với nàng? - GV: Em có nhận xét gì về cách trao? - GV: Kiều đã dặn dò em những gì? Tâm trạng của nàng? - GV: Sau khi trao kỉ vật cho em Kiều đã tưởng tượng ra cuộc sống tương lai của mình như thế nào? - GV: Tâm trạng của nàng khi trao kỉ vật? - GV: Em có nhận xét gì về nghệ thuật? Hoạt động 2: Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên (15 phút) - GV : Từ “Bây giờ” có ý nghĩa gì ? thực tại bây giờ như thế nào? - GV : Trong đau đớn tuyệt vọng Kiều nhớ đến ai? Nhận xét những thành ngữ được sử dụng thể hiện nội dung gì? - GV : Tâm trạng của Kiều được bộc lộ như thế nào ? - GV : Em có nhận xét gì về cách gọi tên Kim Trọng của Kiều trong hai câu thơ cuối ? - GV : Cách ngắt nhịp, thán từ ôi, hỡi có tác dụng gì ? - GV : Khái quát nội dung chính trong 8 câu cuối ? - GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK Hoạt động 3 : Luyện tập (3 phút) - GV: Hãy điền những kiến thức khái quát nhất về giá trị nội dung , giá trị nghệ thuật của đoạn trích vào sơ đồ dới đây ? 3. Củng cố (1 phút) - “Trao duyên” thực sự là một màn bi kịch, màn độc thoại nội tâm tiêu biểu Nguyễn Du đã đạt tới đỉnh cao trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật, nhưng quan trọng hơn là chữ tâm sự cảm thông của một trái tim nhân ái trước những khổ đau và khát vọng của con người. 4. Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút) - Đọc thuộc lòng và đọc diễn cảm đoạn trích “ Trao duyên”. - Tưởng tượng giấc mơ của Kiều khi nàng bị ngất đi trong một đoạn văn từ 8- 10 câu. - Đọc- soạn: “Nỗi thương mình” Nguyễn Du. 1. Tâm trạng của Kiều khi trao duyên cho Vân: b. 14 câu tiếp: Tâm trạng của Kiều khi trao kỉ vật tình yêu - Trao kỉ vật: + Chiếc vành, bức tờ mây. + Phím đàn, mảnh hương nguyền. -> Những kỉ vật gắn bó với mối tình Kim- Kiều. - Cách trao: từng kỉ vật mộtđThái độ trân trọng, tiếc nuối. - Dặn dò Duyên- giữ. Vật- chung -> Tâm trạng của Kiều đầy mâu thuẫn, giằng xé đau đớn. Bởi Kiều hiểu rằng kỉ vật đã trao Kim Trọng mãi mãi thuộc về người khác - Sau khi trao kỉ vật: + Kiều coi tự mình là người mệnh bạc: người có số mệnh bạc bẽo , bất hạnh. + Người thác oan: tưởng tượng mình đã chết trở về hồn bay vật vờ->Trạng thái nửa tỉnh, nửa mê của Kiều. =>Tâm trạng đau đớn giằng xé, trao đảo giữa mất và còn của Kiều khi trao kỉ vật tình yêu, chứng tỏ tình yêu của Kiều dành cho Kim Trọng rất sâu nặng, thiêng liêng. - Nghệ thuật: + ẩn dụ, điển tích điển cố. + Hình ảnh âm điệu câu thơ chập chờn, thần linh. + Ngôn ngữ: đối thoại chuyển thành độc thoại. + Nghệ thuật xây dựng mâu thuẫn nội tâm nhân vật. 2. Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên - Bây giờ (hiện tại): + Trâm gãy, gương tan. + Phận bạc như vôi,  nước chảy, hoa trôi đ Hiện tại thảm khốc, tình yêu dang dở, số phận phía trước không đoán định được, bản thân Kiều vẫn quẩn quanh với nỗi mất mát không thể hàn gắn. - Kiều hướng tới Kim Trọng + Lạy 1: sự biết ơn ràng buộc. + Lạy 2: Tạ từ, vĩnh biệt. Tự thấy mình có duyên nhưng không có phận với Kim Trọng ->Trong đau khổ tột cùng Kiều vẫn nghĩ đến người khác nhiều hơn là nghĩ đến mình. Kiều là người biết hi sinh vì người khác. - Cách gọi: + Kim Lang: coi Kim Trọng như người chồng. + Thán từ: ôi, hỡi cảm xúc tâm trạng đau đớn vật vãđ Tự cho mình là kẻ bội tình. - Nhịp thơ: + 3/ 3 khiến cho câu thơ giống như một tiếng nấc. + Câu cuối nhịp thơ lại dài như một lời than ->Mặc dù Nguyễn Du không nói tới nước mắt nhưng Kiều như đang nức nở trong nước mắt. ị 8 câu cuối Kiều như mất lí trí, tình cảm tuôn trào, đau đớn tuyệt vọng. * Ghi nhớ: SGK IV. Luyện tập:

File đính kèm:

  • docTiet 87- trao duyen.doc