Giáo án Ngữ văn 10 tiết: 90, 91- Thái sư trần thủ độ (trích đại việt sử kí toàn thư)

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS:

 * Hiểu được nhân cách chính trực, chí công vô tư, biết lắng nghe và khuyến khích cấp dưới giữ vững phép nước của Trần Thủ Độ, qua đó thêm kính trọng, tự hào về truyền thống cha ông.

 * Thấy được những nét đặc sắc của việc vận dụng yếu tố tự sự trong sử biên Việt Nam.

B- PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 SGK, SGV, Giáo án.

C- CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

 GV tổ chức giờ dạy theo hướng đọc gợi mở kết hợp trả lời câu hỏi để HS tìm ra những đặc điểm về kiến thức.

D- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

 I- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

 II- KIỂM TRA BÀI CŨ

 Trình bày một số đặc điểm của thể loại sử.

III- GIỚI THIỆU BÀI MỚI

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1174 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết: 90, 91- Thái sư trần thủ độ (trích đại việt sử kí toàn thư), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 20 tháng 2 năm 2007 Ngữ văn. Tiết: 90, 91. Thái sư trần thủ độ (Trích đại Việt sử kí toàn thư) Ngô Sỹ Liên. a- Mục tiêu cần đạt. Giúp HS: * Hiểu được nhân cách chính trực, chí công vô tư, biết lắng nghe và khuyến khích cấp dưới giữ vững phép nước của Trần Thủ Độ, qua đó thêm kính trọng, tự hào về truyền thống cha ông. * Thấy được những nét đặc sắc của việc vận dụng yếu tố tự sự trong sử biên Việt Nam. b- Phương tiện thực hiện SGK, SGV, Giáo án. c- Cách thức tiến hành GV tổ chức giờ dạy theo hướng đọc gợi mở kết hợp trả lời câu hỏi để HS tìm ra những đặc điểm về kiến thức. d- Tiến trình lên lớp. i- ổn định tổ chức ii- Kiểm tra bài cũ Trình bày một số đặc điểm của thể loại sử. iii- Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - Trình bày một số nét chính của phần Tiểu dẫn. - Đoạn trích tập trung khắc họa nội dung gì? - Nhân vật Trần Thủ Độ có gì ám ảnh? Vì sao? - Em có nhận xét gì về nghệ thuật viết sử của Ngô Sĩ Liên? - Rút ra những thu hoạch của em về bài học. 1- Tìm hiểu chung - Khái quát một số nét chính về tác giả: Ngô Sĩ Liên người làng Chúc Lí, Chương Mĩ Hà Tây, đỗ Tiến sĩ 1442, có vai trò quan trọng trong việc hình thành bộ Đại Việt sử kí toàn thư. - Giới thiệu và nét về bộ Đại Việt sử kí toàn thư. Gồm hai phần: + Ngoại kỉ và bản kỉ… + Tác phẩm ra đời trên cơ sở Đại Việưt sử kí toàn thư của tác giả Lê Văn Hưu... + Đoạn trích Thái sư Trần Thủ Độ trích từ quyển 5 phần Bản kỉ... - Giới thiệu về Thái sư Trần Thủ Độ. 2- Đọc – hiểu Nhân vật Trần Thủ Độ. ám ảnh bởi những cách xử sự khác thường. * Với người hặc tội mình: Thói đời người ta thường ghét ai đó vạch tội mình. Trần Thủ Độ khác hẳn. Ông thừa nhận trước mặt vua người ấy nói đúng, và bất ngờ hơn là còn thưởng cho anh ta. Điều đó chứng tỏ ông là người thẳng thắn, nghiêm khắc với bản thân. Thậm chí ông còn khích lệ cấp dưới trung thực, dũng cảm vạch tội lỗi của những người khác, cho dù đó là cấp trên của mình. * Với người lính quân hiệu giữ thềm. - Trước tiên ông giận lắm cho gọi người ấy tới. Khi đến rồi ông khen ngợi, và bất ngờ hơn cũng lấy vàng lụa thưởng cho. Hành động của ông thật bất ngờ. Ông không vì chuyện riêng của vợ mình mà trừng phạt người lính kia, thậm chí còn khích lệ người dưới quyền mình giữ phép nước. * Với người xin chức Câu đương - Khi vợ xin cho người trong họ chức Câu đương, ông vui vẻ đồng y, lấy giấy bút biên tên người đó. Hành động này không làm mất lòng vợ. - Khi gọi tên người đó ông dọa chặt một ngón chân. Hành động này có y răn đe người khác không nên dựa vào người quen mà cậy nhờ xin chức tước mà bản thân không đủ tư cách, khả năng đảm nhận. Đó cũng là răn đe vợ không nên dựa vào quyền thế của chồng mà làm bậy. * Với việc nhà vua cho anh trai của Trần Thủ độ làm tướng. Ông từ chối… Đây là hành động không bình thường, khác hẳn với những người khác. Hành động đó là có y chống lại thói kéo bè kéo cánh, đưa anh em họ hàng vào trong triều đình. Nghệ thuật viết sử của Ngô Sĩ Liên * Cách viết chặt chẽ, tạo được yếu tố bất ngờ, có kịch tính. ở mỗi sự kiện Trần Thủ Độ xử lí đi ngược lại với dự đoán của người đọc. + Với người hặc tội, và người lính giữ thềm, tưởng ông nổi cơn thịnh nộ và những người kia sẽ bị xử tội nặng. Nhưng ông đã khen ngợi và bất ngờ hơn là còn lấy vàng lụa thưởng cho những người kia + Với người xin chức Câu đương, cách xử sự của ông có phần tế nhị và giàu kịch tính hơn. Khi nghe vợ trình bày ông lấy giấy bút biên tên họ của người đó vào, và tưởng ông bố trí công việc một cách hợp lí, nhưng cuối cùng ông làm ngược lại. Có thể nói ông làm cho người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. + Ngay cả với anh ruột mình, cứ tưởng ông sẽ đồng y nhưng cuối cùng ông cũng hành động ngược lại… * Lối viết sử rất kiệm lời, không miêu tả phân tích tâm lí nhân vật nhưngnhân vật vẫn hiện lên sâu sắc. Thái độ khen chê cũng rất rõ ràng… 3- Tổng kết. - Hiêủ được những phẩm chất đáng quy của Thái sư Trần Thủ Độ… - Hiểu được nghệ thuật viết sử của các sử gia: tạo tình huống, chọn sự kiện đặc sắc… ngôn ngữ tiết kiệm nhưng có sức thuyết phục cao… IV- Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docThai su Tran Thu Do.doc