Giáo án ngữ văn lớp 10 – Năm học 2008-2009

A.Mục tiêu bài học

Giúp học sinh:

- Nắm được những kiến thức cơ bản về một số phương pháp thuyết minh cần gặp.

- Bước đầu vận dụng được những kiến thức đã học để viết được những văn bản TM có sức thuyết phục cao.

- Thấy được việc nắm vững phương pháp TM là cần thiết không chỉ cho những bài tập làm văn trước mắt mà còn cho cuộc sống sau này.

B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, giáo án.

C. Cách thức tiến hành: GV theo cách kết hợp phương pháp đặt vấn đề, gợi mở, thảo luận, trả lời câu hỏi. HS phải tự ôn tập những kiến thức đã học ở THCS.

D. Tiến trình dạy học:

1. On định lớp

2. Bài cũ

- Qua bài đọc “ Thái sư TTĐ” em thấy ông là người như thế nào?

- Nhờ đâu câu chuyện lịch sử trở nên sinh động hấp dẫn?

3. Bài mới

 

 

doc52 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 988 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn lớp 10 – Năm học 2008-2009, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Làm văn Tiết: 68 PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH A.Mục tiêu bài học Giúp học sinh: - Nắm được những kiến thức cơ bản về một số phương pháp thuyết minh cần gặp. - Bước đầu vận dụng được những kiến thức đã học để viết được những văn bản TM có sức thuyết phục cao. - Thấy được việc nắm vững phương pháp TM là cần thiết không chỉ cho những bài tập làm văn trước mắt mà còn cho cuộc sống sau này. B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, giáo án. C. Cách thức tiến hành: GV theo cách kết hợp phương pháp đặt vấn đề, gợi mở, thảo luận, trả lời câu hỏi. HS phải tự ôn tập những kiến thức đã học ở THCS. D. Tiến trình dạy học: 1. Oån định lớp 2. Bài cũ - Qua bài đọc “ Thái sư TTĐ” em thấy ông là người như thế nào? - Nhờ đâu câu chuyện lịch sử trở nên sinh động hấp dẫn? 3. Bài mới Hoạt động của GV, HS Yêu cầu cần đạt - GV đặt vấn đề cho HS trả lời: + Có khi nào các em muốn nói điều gì đó mà không nói được hay không? + Có khi nào em nắm rõ vấn đề mà không biết cách trình bày không? Vì sao? " GV đưa HS đến kết luận: Vậy thuyết minh có quan trọng không? Quan trọng như thế nào? - Gọi HS kể những phương pháp thuyết minh đã học? - Gọi HS đọc lần lược các văn bản ví dụ SGK. Ở mỗi văn bản yêu cầu HS xác định nội dung thuyết minh, phương pháp, tác dụng của mỗi phương pháp thuyết minh? - GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi theo các bước: + Đọc văn bản. + Phương pháp thuyết minh là gì? + So sánh phương pháp đó với các phương pháp đã học ( giống, khác nhau)? + Kết luận? - GV lần lượt phát vấn 2 câu hỏi SGK, cho HS trả lời. GV củng cố, bổ sung, rút ra kết luận. - Gọi HS đọc to và rõ ghi nhớ. - Gợi ý cho HS làm tại lớp. -Gợi ý cho HS về nhà làm. I. Tầm quan trọng của phương pháp TM - Để làm tốt bài văn thuyết minh ngoài việc có tri thức về sự việc, hiện tượng và lòng mong muốn truyền đạt tri thức đó thì điều quan trọng nữa là nắm được phương pháp trình bày ( thuyết minh). - Phương pháp thuyết minh và mục đích thuyết minh có quan hệ gắn bó mật thiết, phụ thuộc nhau. II. Một số phương pháp thuyết minh 1. Oân lại các phương pháp thuyết minh đa õhọc * Đã học: phương pháp nêu vấn đề, liệt kệ, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích. * Phương pháp thuyết minh ở các văn bản ví dụ - Văn bản 1: TM TQT là người khéo tiến cử người tài giỏi cho đất nước. + Phương pháp: nêu ví dụ. + Tác dụng: cho thấy lời nhận xét chuẩn xác có căn cứ. - Văn bản 2: TM về bút danh Ba-sô. + Phương pháp: chú thích , liệt kê. + Tác dụng: Giúp người đọc hiểu rõ ý nghĩa bút danh Ba-sô và những bút danh khác của ông. - Văn bản 3: Cấu tạo tế bào cơ thể người. + Phương pháp: dùng số liệu. + Tác dụng: giúp người đọc nhận thức một cách thú vị về con số nguyên tử, phân tử, tế bào cấu tạo cơ thể người. - Văn bản 4: Nhạc cụ của điệu hát trống quân. + Phương pháp: phân tích. + Tác dụng: giúp người đọc nhận ra những nhạc cụ đơn giản lại tạo ra âm điệu hay, thú vị, đa dạng. " Tác dụng chung của các phương pháp thuyết minh là làm cho sự vật, đối tượng được thuyết minh thêm chuẩn xác, sinh động, hấp dẫn. 2. Giới thiệu thêm một số phương pháp thuyết minh a. Thuyết minh bằng cách chú thích - Khá giống phương pháp định nghĩa, cũng nhằm nêu ra những đặc điểm của sự vật, hiện tượng nhưng yêu cầu về mức độ chuẩn xác của phương pháp chú thích không cao như phương pháp định nghĩa. - Phương pháp chú thích mang tính mềm dẻo dễ sử dụng hơn phương pháp định nghĩa. b. Thuyết minh bằng giảng giải nguyên nhân-kết quả Là thuyết minh bằng cách lí giải mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng có mối quan hệ gắn bó nhau, hoặc làm nảy sinh nhau. Ví dụ : SGK/50 III. Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh - Phải do mục đích thuyết minh quyết định. - Thuyết minh phải hướng đến làm nổi rỏ bản chất đặc trưng củasự vật , hiện tượng vừa phải làm cho người đọc người nghe tiếp nhận dễ dàng và hứng thú. @ Ghi nhớ: SGK IV. Luyện tập Bài tập 1: - Đoạn văn thuyết minh nhằm cung cấp cho người đọc tri thức về một loài hoa được cả phương Đông và phương Tây tôn quí: hoa lan. - Người viết có những hiểu biết thật khoa học , chính xác khách quan về hoa lan ở Việt Nam. - Kết hợp các phương pháp thuyết minh: chú thích, liệt kê, nêu vấn đề " gây hấp dẫn, chú ý cho người nghe . Bài tập 2: về nhà làm 4. Củng cố - Tầm quan trong của phương pháp thuyết minh, 2 phương pháp thuyết minh mới học. 5. Dặn dò: - Soạn: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. ˜ & ™ Tuần: Văn Tiết: 69 , 70 CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN ( Tản Viên từ phán sự lục – trích Truyền kì mạn lục) Nguyễn Dữ A. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: - Thấy được phẩm chất dũng cảm, kiên cường của Ngô Tử Văn, đại biểu cho chính nghĩa chống lại những thế lực gian tà; qua đó củng cố tình yêu chính nghĩa và niềm tự hào về người trí thức nước Việt. - Thấy được cái hay của nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn, giàu kịch tính. B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế giáo án. C. Cách thức tiến hành: Kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trảlời câu hỏi. D. Tiến trình dạy học 1. Oån định lớp. 2. Bài cũ: - Nhân cách Trần Thủ Độ biểu lộ qua các tình huống như thế nào? - Nghệ thuật kể chuyện? 3.Bài mới Hoạt động của GV, HS Yêu cầu cần đạt - HS đọc tiểu dẫn. - GV hướng dẫn tìm hiểu từng phần. - Phân công HS đọc theo 4 đoạn. + … gì cả. + Đốt đền… thoát nạn. + Tử Văn… mà mất. + Còn lại. - Phát vấn câu hỏi 1. GV hướng dẫn phát hiện từng ý: + Ngô Tử Văn đã làm gì? + Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào? - Tại sao có vụ xử kiện ở âm phủ? - Hồn tên tướng giặc đã làm những việc gì? - Tại sao hồn tên tướng giặc gây tội ác như vậy mà vẫn tồn tại ? ( Diêm Vương không hay biết) - Chức phán sự là chức quan gì? - Tại sao Ngô Tử Văn được nhậm chức quan này? - Ý nghĩa? - Chi tiết mở đầu truyện có tác dụng gì? - Tìm những chi tiết cho thấy câu chuyện thắt nút dần với những xung đột ngày càng căng thẳng? - Câu chuyện mở nút như thế nào? - Chủ đề? - Sự kiên định của Ngô Tử Văn thể hiện qua những mặt nào? - Truyện ngụ ý phê phán điều gì? - Nghệ thuật? - GV hướng HS đến phần ghi nhớ. I. Giới thiệu chung 1. Tác giả Nguyễn Dữ sống khoảng thế kỉ XVI, người tỉnh Hải Dương, xuất thân trong một gia đình khoa bảng, từng đi thi, ra làm quan nhưng lhông bao lâu thì từ quan lui về ở ẩn. 2. Truyền kì Thể văn xuôi tự sự thời trung đại,phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường. Tuy nhiên qua đó người đọc có thể tìm thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực, quan niệm và thái độ của tác giả. 3. Truyền kì mạn kục Bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào nữa đầu thế kỉ XVI. Các truyện hầu hết ở thời Lí, Trần, Hồ, Lê sơ. Qua tác phẩm , người đọc thấy được số phận bi thảm của những con người nhỏ bé trong xã hội, những bi kịch tình yêu mà thiệt thòi thường rơi vào người phụ nữ; tác phẩm cũng thể hiện tinh thần tự hào dântộc về nhân tài, văn hoá nước Việt, đề cao đạo đức nhân hậu thuỷchung Khẳng định quan niệm sống “ lánh đục về trong” của lớp trí thức ẩn dật đương thời. Tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo cao, là “ thiên cổ kì bút”( Vũ Khâm Lân). II. Tìm hiểu văn bản 1. Việc làm của Ngô Tử Văn có ý nghĩa gì? a. Ngô Tử Văn đã: + Đốt đền. + Vạch tội hồn tướng giặc ở âm phủ. b. Việc làm của Ngô Tử Văn có ý nghĩa: ý (b) + ý (d) " chọn (e): ý kiến khác ( tổng hợpb+d) 2. Chi tiết diêm vương xử kiện ở âm phủ nói lên điều gì? a. Có vụ xử kiện vì hồn tên tướng giặc kiện Ngô Tử Văn đốt đền. b. Hồn tên tướng giặc đã giả mạo Thổ thần, làm hại dân, qua mặt Diêm vương. c. Vì các thần ở đền miếu lân cận ăn của đút nên bao che cho kẻ ác, vì các phán quan của Diêm vương chưa làm hết trách nhiệm, không theo sát thực tế. d. Chi tiết Diêm vương xử kiện ở âm phủ: Ý (e): tổng hợp a+b+c+d 3. Ý nghĩa của chi tiết Ngô Tử Văn được nhậm chức phán sự ở đềnTản Viên a. Chức phán sự: Chức quan xem xét về các vụ kiện tụng, giúp việc cho người xử án – chức quan thực hiện công lí. b. Vì nhân vật Ngô Tử Văn dũng cảm bảo vệ công lí chính nghĩa. c. Việc nhậm chức phán sự của Ngô Tư Văn có ý nghĩa: một sự thưởng công xứng đáng, noi gương cho người sau, khích lệ mọi nhười dũng cảm đấu tranh chống cái ác bảo vệ công lí. 4. Nghệ thuật kể chuyện: Đặc sắc, hấp dẫn - Chi tiết mở đầu truyện ( Ngô Tử Văn châm lửa đốt đền… ) " gây chú ý, dự báo diễn tiến, thu hút người đọc -Câu chuyện thắt nút dần với những xung đột ngày càng căng thẳng, dẫn đến cao trào: + Tử Văn thấy trong mình khó chịu. + Thấy tên hung thần đến trách mắng đe đoạ. + Thổ thần đến báo cho Tử Văn biết sự việc đãtrở nên nghiêm trọng và bảo Tử Văn chuẩn bị đối phó. + Bệnh của Tử Văn nặng thêm rồi bị quỷ sứ bắt đi đến chỗ dành cho “ những tội ác sâu nặng” với quang cảnh rợn người “ gió tanh sóng xám hơi lạnh thấu xương”. + Tử Văn bị giải đến trước Diêm Vương bị Diêm Vương mắng nhưng vẫn bình tĩnh kể lại đầu đuôi sự việc “ lời rất cứng cõi…”. - Câu chuyện được mở nút: Lời của Tử Văn được minh chứng, sự thật phơi bày, công lí được thực hiện, kẻ ác bị đền tội, người lương thiện được phục hồi và đền đáp " Truyện được xây dựng đầy kịch tính với kết cấu chặt chẽ hợp lôgich, thu hút lôi cuốn người đọc cùng chia sẽ quan điểm và tình cảm với người viết. 5. Chủ đề Nhằm đề cao nhân vật Ngô Tử Văn- đại biểu cho người trí thức nước Việt giàu tinh thần dân tộc chuộng chính nghĩa, dũng cảm, cương trực dám đấu tranh chống cái ác trừ hại cho dân. 6. Tổng kết a. Nội dung Sự kiên định chính nghĩa của Ngô Tử Văn - Phẩm chất của Ngô Tử Văn: Khảng khái, cương trực (sự tức giận trước việc “ hung yêu tác quái”; thái độ điềm nhiên; sự gan dạ trước bọn quỷ dạ xoa; thái độ cứng cõi bất khuất trước Diêm Vương đầy quyền lực). - Sự thắng lợi của cuộc đấu tranh của Ngô Tử Văn: Giải trừ được tai hoạ, đem lại an lành cho nhân dân, diệt trừ tận gốc thế lực hung ác, làm sáng to ûnỗi oan khuất và phục hồi danh dự cho Thổ thần nước Việt, được tiến cử vào chức phán sự giư õgìn công lí . Ngụ ý phê phán: - Hồn tên tướng giặc xâm lược xảo quyệt, kẻ đã giả mạo Thổ thần, sống hay chết đều tham lam, hung ác , đáng bị vạch mặt trừng trị. - Phơi bày hiện thực đầy bất công từ cõi trần đến cõi âm; những hiện tượng tiêu cực ở cõi âm là hình chiếu xã hội bất công trong xã hội đương thời ( bọn tham quan tiếp tay cho kẻ ác, kẻ xấu gây đau khổ cho người lương thiện). b. Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc - Kết cấu giàu kích tính với những tình tiết lôi cuốn. - Cách dẫn truyện khéo léo, cách kể và tả sinh động , hấp dẫn. @ Ghi nhớ: SGK 4. Củng cố: -Phẩm chất của Ngô Tử Văn. - Giá trị hiện thực. - Ý nghĩa phê phán của truyện. 5. Dặn dò: - Soạn: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh. ˜ & ™ Tuần: Làm văn Tiết: 71 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: - Củng cố vững chắc kĩ năng viết đoạn văn đã học đồng thời thấy được mối liên quan chặt chẽ giữa các kĩ năng đó với kĩ năng lập dàn ý. - Vận dụng những kĩ năng đó để viết một đoạn văn thuyết minh có đề tài gần gũi với cuộc sống hoặc công việc học tập. B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế giáo án. C. Cách thức tiến hành: Tổ chức giờ dạy học theo phương pháp đặt câu hỏi gợi tìm, thảo luận trả lời câu hỏi. D. Cách thức tiến hành 1. Oån định lớp 2. Bài cũ: - Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh? - Kể các phương pháp thuyết minh mà em biết? Ví dụ? 3. Bài mới Hoạt động của GV, HS Yêu cầu cần đạt - Thế nào là đoạn văn? - Cần đạt những yêu cầu nào? - Sự giống nhau và khác nhau giữa đoạn tự sự và đoạn thuyết minh? - Một đoạn văn thuyết minh gồm mấy phần chính? - HS nhắn lại dàn ý một bài văn thuyết minh ( tiết 52). - GV nêu đoạn văn cụ thể ở bài viết số 5. HS nhận xét sửa chữa. - Hướng HS đến phần ghi nhớ. I. Đoạn văn thuyết minh 1. Nhắc lại a. Đoạn văn: Tập hợp nhiều câu, liên kết với nhau về ý, làm sáng tỏ một ý tưởng, một vấn đề. b. Cần đạt tất cả các yêu cầu. 2.- Giống: Một câu nêu ý chính, các câu tiếp theo làm sáng tỏ. - Khác: + Tự sự: Trình tự diễn biến sự việc. + Thuyết minh: Tri thức chuẩn xác, rõ ràng, rành mạch. 3. - Gồm 2 phần chính: + Câu chủ đề ( câu chuyển đoạn: nếu có) . + Các câu tiếp làm sáng tỏ chủ đề. - Sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, chứng minh; không có phản bác. II. Viết đoạn văn thuyết minh 1. Phác hoạ dàn ý đại cương cho bài viết. 2. Diễn đạt một ý trong dàn ý thành một đoạn văn. - Xác định: Một đoạn trong phần thân bài. - Câu chuyển đoạn phải nêu được mối quan hệ với đoạn trước. - Phải sắp xếp các ý theo thứ tự rõ ràng rành mạch. - Vận dụng sáng tạo, đúng đắn những phương pháp thuyết minh. - Học tập cách viết rõ ràng chính xác. @ Ghi nhớ: SGK 4. Củng cố- dặn dò: - Luyện tập viết đoạn. - Ngày sau: Trả bài viết. Tuần Làm văn Tiết 78 TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5, RA ĐỀ SỐ 6 A.Mục tiêu bài học Giúp học sinh: Củng cố thêm những kiến thức và kĩ năng về văn thuyết minh ( tính chính xác, hấp dẫn) cũng như các kĩ năng cơ bản khác như lập dàn ý hay diễn đạt. B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế giáo án, bài làm của HS. C. Cách thức tiến hành: Tổ chức giờ dạy theo phương pháp kết hợp phát vấn, thảo luận D. Tiến trình dạy học 1. Oån định lớp 2. Bài mới Hoạt động của GV, HS Yêu cầu cần đạt - GV viết đề trên bảng. +Xác định thể loại. + Theo em phải làm gì để bài làm không những chính xác mà còn hấp dẫn người đọc? - GV nhận xét trên bài làm của HS. - HS nhận xét chỉ ra chỗ hay của bài làm A. Trả bài viết I Xác định yêu cầu bài làm 1. Thể loại: Văn thuyết minh. 2. Nội dung: Thể hiện được sự am hiểu và cảm xúc của bản thân trước đề tài thuyết minh: biết quan sát, thuyết minh chính xác những nét độc đáo hấp dẫn… 3. Kĩ năng: Trình bày cụ thể, chính xác, sinh động, bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc. II. Nhận xét chung 1. Tính chính xác và hấp dẫn của hệ thống tri thức. 2. Thái độ vận dụng các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh. 3. Năng lực diễn đạt: dùng từ, viết câu, dựng đoạn. 4. Những ưu điểm, khuyết điểm. III. Sữa lỗi cụ thể IV. Đọc đoạn văn, bài văn hay V.Phát bài , ghi điểm B. Ra đề số 6: Đề: Thuyết minh về cuộc đời Trương Hán Siêu và bài Phú sông Bạch Đằng. Gợi ý: - Giới thiệu về cuộc đời Trương Hán Siêu. - Giới thiệu về thể Phú. - Nội dung và nghệ thuật của bài phú. 3. Củng cố -dặn dò: - Tuần sau nộp bài. - Soạn: Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt. ˜ & ™ Tuần Tiếng việt Tiết 73 NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: - Nắm được những yêu cầu về sử dụng tiếng việt ở các phương diện: phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản, phong cách chức năng ngôn ngữ. - Vận dụng những yếu tố đó vào việc sử sụng, phân tích được sự đúng sai, sửa chữa những lỗi khi dùng tiếng việt. - Có thái độ cầu tiến, có ý thức vươn tới cái đúng trong khi nói và viết, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt. B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài học. C. Cách thức tiến hành: Tổ chức giờ dạy kết hợp các phương pháp đọc, gợi tìm, phát vấn, thảo luận, làm bài tập. D. Tiến trình dạy học 1. Oån định lớp. 2. Bài cũ : Lịch sử phát triển của tiếng việt? Chữ viết tiếng việt? 3. Bài mới Hoạt động của GV, HS Yêu cầu cần đạt - GV cho HS lần lượt thảo luận, làm các bài tập. -GV sửa chữa, tổng kết theo nội dung ở phần ghi nhớ. - GV giới thiệu đoạn văn đúng. - HS đọc văn bản. Phân tích lỗi sai và chữa đúng. - GV hướng HS đến phần ghi nhớ. Gọi HS đọc ghi nhớ. - Hướng dẫn HS lần lược phân tích 3 ngữ liệu. - GV chốt lại ghi nhớ. - Gợi ý HS lần lược giải các bài tập. - Giới thiệu đoạn văn đúng. - HS về nhà làm. I. Sử dụng đúng theo chuẩn mực của tiếng việt 1. Về ngữ âm và chữ viết a. Phát hiện lỗi và chữa lại cho đúng - Giặc " giặt: sai phụ âm cuối. - Dáo " ráo: sai phụ âm đầu. - Lẽ, đỗi " lẻ, đổi: sai thanh điệu. b. Có những từ ngữ nói theo địa phương " cần thống nhất theo chuẩn chung, khắc phục lỗi. - Dưng mà " nhưng mà. - Mờ " mà. - Bẩu " bảo. 2. Về từ ngữ a. Phát hiện và sửa lỗi - Sai về cấu tạo: chót lọt " chót. - Nhầm lẫn tữ Hán –Việt, gần âm, gần nghĩa: Truyền tụng " truyền thụ hoặc truyền đạt. - Sai về kết hợp từ: " Số người mắc các bệnh truyền nhiễm và chết ( vì các bệnh truyền nhiễm) đã giảm dần - Sai về kết hợp từ ( điều trị, pha chế): " Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt mà khoa dược đã pha chế. b. Lựa chọn những câu đúng - Yếu điểm " điểm yếu. - Câu 2, 3, 4 đúng. - Câu 5: linh động " sinh động. 3. Về ngữ pháp a. Phát hiện và sửa lỗi - Không phân định rõ thành phần trạng ngữ và chủ ngữ Sửa: Bỏ từ “ qua”; hoặc bỏ từ “ của” thay vào bằng dấu phẩy; hoặc bỏ từ “đã cho” thay bằng dấu phẩy. - Cả câu mới chỉ là một cụm danh từ được phát triễn dài, chưa có các thành phần chính " tạo cho câu có đủ thành phần chính( thêm chủ ngữ). b. Lựa chọn những câu đúng: 2, 3, 4 c. Phân tích lỗi và sửa Sai chủ yếu ở mối liên hệ, liên kết giữa các câu, các câu lộn xộn thiếu lôgích. " Sắp xếp lại: Thuý Kiều và Thuý Vân đều là con gái ông bà Vương viên ngoại. Họ sống êm ấm dưới một mái nhà, hoà thuận và hạnh phúc cùng cha mẹ. Họ đều có những nét xinh đẹp tuyệt vời. Thuý Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của nàng hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Còn Thuý Vân có nét đẹp đoan trang, thuỳ mị.Về tài thì Thuý Kiều hơn hẳn Thuý Vân. Thế nhưng, nàng đâu có được hưởng hạnh phúc . 4. Về phong cách ngôn ngữ a. Phân tích và chữa lại - Hoàng hôn: chỉ dùng trong văn thơ " buổi chiều. - Hết sức là: dùng trong ngôn ngữ sinh hoạt " rất, vô cùng. b. Từ ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - Từ xưng hô: bẩm cụ, con. - Thành ngữ: trời tru đất diệt, một thước cắm dùi không co.ù - Từ ngữ khẩu ngữ: sinh ra, có dám nói gian, quả, về làng về nước, chả làm gì nên ăn… * Không thể sử dụng trong lá đơn đề nghị ( phong cách hành chính) " Tôi xin cam đoan điều đó là đúng sự thật. @ Ghi nhớ: SGK II. Sử dụng hay, đạt hiệu hiệu quả giao tiếp cao 1. Các từ “ đứng, quỳ”: dùng theo nghĩa chuyển " phép ẩn dụ " biểu hiện nhân cách, phẩm giá. - Chết đứng: chết hiên ngang có khí phách cao đẹp. - Sống quỳ: quy luỵ, hèn nhát " mang tính biểu tượng biểu cảm. 2. “ Chiếc nôi xanh, máy điều hoà khí hậu”: đều biểu thị cây cối nhưng mang tính hình tượng, biểu cảm " mang lại lợi ích cho con người, vừa có tính cụ thể vừa tạo cảm xúc thẩm mĩ. 3. Đoạn văn dùng phép đối, phép điệp: nhịp điệu dứt khoát, khoẻ khoắn " mang âm hưởng hùng hồn, vang dội, tác động mạnh đến người nghe (đọc). @ Ghi nhớ: SGK III. Luyện tập 1.Lựa chọn những từ viết đúng: bàng hoàng, chất phác, bàng quan, lãng mạn, hưu tí, uống rượu, trau chuốt, nồng nàn, đẹp đẽ, chặt chẽ. 2. Phân tích tính chính xác, biểu cảm - Từ “lớp”: phân biệt người theo tuổi tác, thế hệ, không có nét nghĩa xấu " phù hợp. - Từ “ hạng”: phân biệt người theo phẩm chất tốt- xấu, mang nét nghĩa xấu " không phù hợp. - Từ “ phải”: bắt buộc, cưỡng bức nặng nề, không phù hợp sắc thái nhẹ nhàng vinh hạnh của việc “ đi gặp các vị cách mạng đàn anh”. - Từ “ sẽ”: nhẹ nhàng, phù hợp hơn. 3. Phân tích chỗ sai - Lỗi: ý câu đầu và những câu sau không nhất quán, quan hệ thay thế của từ “ họ” ở câu 2, 3 không rõ, một số từ ngữ diễn đạt chưa rõ ràng. - Chữa: Trong ca dao Việt Nam, những bài nói về tình yêu nam nữ là nhiều nhất, nhưng còn có nhiều bài thể hiện những tình cảm khác. Những con người trong ca dao yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau sinh sống, yêu nơi chôn nhau cắt rốn. Họ yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong xóm, ngoài làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và sâu sắc. 4. Phân tích Câu văn có tính hình tượng cụ thể và tính biểu cảm ( so sánh với cách biểu hiện khác: chị Sứ rất yêu chốn này, nơi chị đã sinh ra, nơi chị đã lớn lên) là nhờ : dùng quán ngữ tình thái ( biết bao nhiêu), dùng nhiều từ miêu tả âm thanh, hình ảnh ( oa oa cất tiếng khóc đầu tiên) dùng hình ảnh ẩn dụ ( quả ngọt trái sai… ). 5. HS tự xem bài làm văn số 5 của mình, phát hiện và sửa lỗi. 4. Củng cố Khi sử dụng tiếng việt trong giao tiếp, cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản về ngữ âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp… 5. Dặn dò - Làm bài tập. - Soạn: Håi trèng cỉ thµnh; Tµo Th¸o uèng r­ỵu luËn anh hïng ˜ & ™ Tuần: V¨n: Tiết 74; 75 Đọc văn: HỒI TRỐNG CỔ THÀNH Đọc thêm: TÀO THÁO UỐNG RƯỢU LUẬN ANH HÙNG ( Trích Tam Quốc diễn nghĩa) La Quán Trung A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: - Hiểu được tính chất bộc trực, ngay thẳng của Trương phi cũng như tình nghĩa “ vườn đào” cao đẹp của 3 anh em kết nghĩa – một biểu hiện riêng biệt của lòng trung nghĩa. - Hồi trống đã gieo vào lòng người đọc âm vang chiến trận hào hùng. - Ở bài đọc thêm gợi ý cho HS rõ tâm trạng Lưu Bị và TàoTháo cũng như tiêu chí anh hùng của Tào Tháo, từ đó có thể tranh luận: Tào Tháo là anh hùng hay gian hùng? Tác giả khen hay chê Tào Tháo? B.Phương tiện thực hiện: SG K, SGV, thiết kế giáo án, đồ dùng dạy học ( bản đồ thời Tam Quốc được phóng to, tạo điều kiện cho HS xem phim Tam quốc diễn nghĩa). C. Cách thức tiến hành: Tổ chức giớ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm, trả lời câu hỏi, tranh luận theo gợi ý của GV. D. Tiến trình dạy học 1. Oån định lớp. 2. Bài cũ -Sự kiên định chính nghĩa của Ngô Tử Văn? - Truyện ngụ ý phê phán điều gì? Ghi nhớ? 3. Bài cũ Hoạt động của GV, H

File đính kèm:

  • docgiao an 10 cb k2.doc