A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức:
- Nhận biết các tiêu chí của văn bản văn học theo quan niệm hiện nay.
- Hiểu rõ quá trình chuyển hoá từ văn bản văn học đến tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.
- Biết các tầng cấu trúc và mối quan hệ giữa các tầng đó trong tác phẩm văn học,
- Biết văn bản văn học là một chỉnh thể phức tạp, phải đi sâu tìm hiểu mới thấy rõ hàm nghĩa của nó.
2. Về kỹ năng: Tiếp nhận các tác phẩm văn học nói chung.
3. Thái độ: Nghiêm túc, khác quan trong tiếp nhận văn học.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: Giáo án, tài liệu liên quan.
- Học sinh : Vở ghi, bảng phụ.
C. PHƯƠNG PHÁP CHỦ YẾU:
- Thuyết trình, phát vấn, thảo luận
D. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra.
3. Bài mới.
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2491 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10- Tiết 91: Văn bản văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết theo PPCT: 91
Văn Bản văn học
A. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức:
- Nhận biết các tiêu chí của văn bản văn học theo quan niệm hiện nay.
- Hiểu rõ quá trình chuyển hoá từ văn bản văn học đến tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.
- Biết các tầng cấu trúc và mối quan hệ giữa các tầng đó trong tác phẩm văn học,
- Biết văn bản văn học là một chỉnh thể phức tạp, phải đi sâu tìm hiểu mới thấy rõ hàm nghĩa của nó.
2. Về kỹ năng: Tiếp nhận các tác phẩm văn học nói chung.
3. Thái độ: Nghiêm túc, khác quan trong tiếp nhận văn học.
B. Chuẩn bị của Giáo viên và học sinh
- Giáo viên: Giáo án, tài liệu liên quan.
- Học sinh : Vở ghi, bảng phụ.
C. Phương pháp chủ yếu:
- Thuyết trình, phát vấn, thảo luận
D. Các bước tiến hành
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ1: Tìm hiểu các tiêu chí của VBVH
I. Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học
H: Theo em văn bản văn học là gì?
- HS hoạt động độc lập
- GV chuẩn hoá kiến thức
1. Văn bản văn học là những văn bản đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm, tư tưởng, thoả mãn nhu cầu của thẩm mỹ con người. Những chủ đề như tình yêu, hạnh phúc, băn khoăn đau khổ, khát vọng vươn tới Chân- Thiện- Mỹ,... thường trở đi trở lại với chiều sâu và sắc thái thẩm mỹ khác nhau.
H: VBVH được xây dựng bằng chất liệu gì?
2. Văn bản văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có tính hình tượng, tính thẩm mỹ cao và có nội dung nhất định.
H: Theo em, TPVH có thể không thuộc về một thể loại nào không?
- HS hoạt động độc lập
- GV chuẩn hoá kiến thức
3. Văn bản văn học được xây dựng theo một phương thức riêng, nghĩa là mỗi tác phẩm đều phải thuộc về một thể loại nhất định và chịu sự chi phối của thể loại đó.
HĐ2: Tìm hiểu cấu trúc của VBVH
II. Cấu trúc của văn bản văn học
H: Tầng ngôn từ cần chú ý những gì?
1. Tầng ngôn từ (Từ ngữ âm đến ngữ nghĩa)
- HS hoạt động độc lập
- GV chuẩn hoá kiến thức
- Trong tầng ngôn từ, cần chú ý:
+ Ngữ nghĩa của các từ ngữ trong văn bản là gì (nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn, nghĩa đen, nghĩa bóng).
+ Ngữ âm của các từ có gì đặc biệt, trầm - bổng, êm dịu - trúc trắc, nó gợi lên âm thanh gì (tính nhạc)
- Tầng ngôn từ là bước đầu tiên cần vượt qua để khám phá chiều sâu của văn bản.
H: Theo em, hình tượng trong van bản văn học được xây dựng từ những gì?
- HS hoạt động độc lập
- GV chuẩn hoá kiến thức
2. Tầng hình tượng
VD: SGK tr119
- Tầng hình tượng được sáng tạo trong văn bản nhờ những chi tiết, cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng,...
- Từ tầng hình tượng có thể suy ra tầng hàm nghĩa.
H: Em hiểu tầng hàm nghĩa là gì?Người ta tìm hiểu tầng hàm nghĩa như thế nào?
- HS hoạt động độc lập
- GV chuẩn hoá kiến thức
3. Tầng hàm nghĩa
- Tầng hàm nghĩa là phần nghĩa bên trong, ẩn kín trong văn bản mà người ta phải đọc kỹ, phải suy nghĩ mới hiểu được điều nhà văn muốn nói.
- Tầng hàm nghĩa có thể là những tâm sự, những thể nghiệm cuộc sống, quan niệm đạo đức xã hội, những ước mơ hoài bão,...
- Để tìm hiểu tầng hàm nghĩa cần tìm hiểu các lớp đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo,...
HĐ3: Tìm hiểu con đường từ văn bản đến tác phẩm văn học
III. Từ văn bản đến tác phẩm văn học
H: Em đọc sgk và cho biết khi nào thì một tác phẩm văn học tác động đến đọc giả, đến xã hội? - HS hoạt động độc lập
- GV chuẩn hoá kiến thức
- Nhà văn sáng tác ra tác phẩm văn học, nếu chưa được độc giả tìm hiểu thì chưa thể có tác động đến xã hội. Phải thông qua việc đọc tác phẩm thì những sự việc, những hình ảnh, chi tiết, tư tưởng, khát vọng,... mới tác động đến độc giả, đến xã hội.
H: Theo em, mối qua hệ giữa người đọc và tác phẩm như thế nào?
- HS hoạt động độc lập
- GV chuẩn hoá kiến thức
- Người đọc càng trải nghiệm sâu sắc cuộc sống càng hiểu thấu đáo quy luật nghệ thuật, nội dung tác phẩm càng hiện lên đầy đủ, sâu sắc, phong phú trong tâm trí và như vậy tác phẩm lại càng có tác động đối với con người, với cuộc đời.
III. Luyện tập
1. BT1: nơi dựa: nơi dựa về tình thần
2. BT2: Sự tàn phá của thời gian- sức mạnh của VHNT, của tình yêu.
4. Củng cố.
- Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học
- Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học
- Từ văn bản đến tác phẩm văn học
5. Dặn dò. Học bài, soạn bài mới
File đính kèm:
- Tiet 91 Van ban van hoc.doc