Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết: 97, 98: Người trong bao

A/. Mục tiêu bài học: Giúp HS:

- Hiểu được giá trị tư tưởng của truyện ngắn “Người trong bao”: Phê phán lối sống trong bao hèn nhát, cá nhân, ích kỉ và hủ lậu của một bô phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX, qua hình tượng nhân vật người trong bao Bê-li-cốp.

- Hiểu được nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, sáng tạo biểu tượng, cách kể chuyện độc đáo; giọng điệu vừa mỉa mai, châm biếm vừa trầm buồn. Củng cố kĩ năng phân tích nhân vật và khái quát chủ đề của truyện.

- Có thái độ căm ghét và đấu tranh với lối sống thu mình trong bao: háo danh, xu nịnh, giáo điều, sợ hãi, hèn hạ trước quyền lực. Từ đó, góp phần xây dựng lối sống trung thực, tự tin, lành mạnh, chan hoà với mọi người vì lí tưởng cao đẹp.

B/. Tiến trình tổ chức dạy học:

I/. Ổn định: - Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, ánh sáng lớp học.

II/. Kiểm tra:kiểm tra phần bài tập của HS.

III/. Bài mới: Văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX là một trong những nền văn học phong phú và tiên tiến của nhân loại, là một trong những thành tựu rực rỡ của lịch sử phát triển nghệ thuật thế giới. Nó ra đời và trưởng thành trong cuộc đấu tranh lâu dài và gay gắt của nhân dân Nga chống lại chế độ nông nô chuyên chế tàn bạo và phản động. Trong nền văn học vĩ đại ấy,An-tôn pap-lô-vích Sê - khốp là một đại biểu lớn cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực Nga. Tên tuổi của ông gắn liền với những tác phẩm như “Con kì nhông”, “phòng số 6”, “Đồng cỏ”. “Người trong bao” là một trong số những truyện ngắn đặc sắc của Sê-khốp. Sáng tạo nhân vật điển hình mang tính biểu tượng để phê phán lối sống thu mình trong bối cảnh ngột ngạt của chế độ, đó là nét đặc sắc nổi bật của truyện ngắn này. Chúng ta sẽ được tìm hiểu sâu hơn về tác phẩm trong tiết học này.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2978 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết: 97, 98: Người trong bao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27 Tiết: 97,98 Soạn ngày: 15.3.08 NGƯỜI TRONG BAO ~A.P.Sê-khốp ~ A/. Mục tiêu bài học: Giúp HS: - Hiểu được giá trị tư tưởng của truyện ngắn “Người trong bao”: Phê phán lối sống trong bao hèn nhát, cá nhân, ích kỉ và hủ lậu của một bôï phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX, qua hình tượng nhân vật người trong bao Bê-li-cốp. - Hiểu được nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, sáng tạo biểu tượng, cách kể chuyện độc đáo; giọng điệu vừa mỉa mai, châm biếm vừa trầm buồn. Củng cố kĩ năng phân tích nhân vật và khái quát chủ đề của truyện. - Có thái độ căm ghét và đấu tranh với lối sống thu mình trong bao: háo danh, xu nịnh, giáo điều, sợ hãi, hèn hạ trước quyền lực. Từ đó, góp phần xây dựng lối sống trung thực, tự tin, lành mạnh, chan hoà với mọi người vì lí tưởng cao đẹp. B/. Tiến trình tổ chức dạy học: I/. Ổn định: - Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, ánh sáng lớp học. II/. Kiểm tra:kiểm tra phần bài tập của HS. III/. Bài mới: Văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX là một trong những nền văn học phong phú và tiên tiến của nhân loại, là một trong những thành tựu rực rỡ của lịch sử phát triển nghệ thuật thế giới. Nó ra đời và trưởng thành trong cuộc đấu tranh lâu dài và gay gắt của nhân dân Nga chống lại chế độ nông nô chuyên chế tàn bạo và phản động. Trong nền văn học vĩ đại ấy,An-tôn pap-lô-vích Sê - khốp là một đại biểu lớn cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực Nga. Tên tuổi của ông gắn liền với những tác phẩm như “Con kì nhông”, “phòng số 6”, “Đồng cỏ”... “Người trong bao” là một trong số những truyện ngắn đặc sắc của Sê-khốp. Sáng tạo nhân vật điển hình mang tính biểu tượng để phê phán lối sống thu mình trong bối cảnh ngột ngạt của chế độ, đó là nét đặc sắc nổi bật của truyện ngắn này. Chúng ta sẽ được tìm hiểu sâu hơn về tác phẩm trong tiết học này. Hoạt động của Thầy và trò Nội dung cần đạt ?Trình bày đôi nét về tác giả? Bác sĩ, viết báo, viết văn, giáo dục, văn hoá... ? Sự nghiệp sáng tác? ? Hoàn cảnh sáng tác? ? Chân dung Bê-li-cốp được miêu tả như thế nào? Thói quen của Bê-li-cốp được thể hiện qua việc làm như thế nào? ? Từ đó nhà văn đã khái quát lên điều gì của Bê-li-cốp? ? Thái độ đối với hiện tại, quá khứ và những cái không thật? ? lối sống như thế nào? (buồng ngủ, quan hệ với đồng nghiệp, tính yêu?) SGKtr66,67. ? Tâm trạng? Câu nói cửa miệng của Bê-li-cốp? Qua đó khắc hoạ tính cách gì? (hèn nhát) ? Tứ kiểu sống và tính cách ấy đã ảnh hưởng đến mối tình muộn mằn như thế nào? ? Thái đô Bê-li-côp đối với cách sống ấy? (sống và làm việc như hắn là người có trách nhiệm, là công dân tốt...không hề biết mọi người nghĩ gì về hắn, sợ hắn, chế giễu,khinh ghét hắn...) ?Hậu quả? ? Khái quát bằng những từ ngữ, hình ảnh? (hèn nhát, cô độc, máy móc, giáo điều, thu mình trong vỏ ốc và cảm thấy yên tâm, mãn nguyện...) ? Lối sống của Bê-li-cốp đã ảnh hưởng đến tinh thần và hoạt động của các giáo viên và người dân thành phố ra sao? ? Thái độ của mọi người? SGKtr67 ? Mọi người đã làm gì với lối sống ấy? Kết quả? ? Khi Bê-li-cốp chết rồi, lối sống ấy còn tồn tại không? Vì sao? SGKtr69 Tạng người ấy, cách sống ấy... đã tìm được cho mình một cái bao tốt nhất, bền vững nhất(quan tài) ? Tình cảm và thái độ ấy nói lên điều gì? ? Nghĩađen? ? Nghĩabóng? ? Nghĩa biểu trưng? ?Chủ đề tư tưởng? Nhân vật Bu-rơ-kin xưng tôi. Người kể chuyện- tác giả (ngôi thứ ba) Thảo luận: Ý nghĩa thời sự của truyện ngắn: Truyện ngắn nói về lối sống “trong bao” có ý nghĩa toàn thế giới trong mọi thời đại. Khi nào: - Xã hội trong sạch, lành mạnh, tự do. - Con người ý thức được mục đích, cách sống thống nhất với các chuẩn mực văn hoá, đạo đức của cộng đồng hiện tại Thì lối sống và con người ấy mới triệt để thống nhất. GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong SGK I/. Giới thiệu: 1/. Tác giả: - An-tôn-páp-lô-vích Sê-khốp(1860-1904) là nhà văn Nga kiệt xuất. - Xuất thân trong một gia đình buôn bán nhỏ. - 1884, tốt nghiệp khoa y, hoạt đông trong nhiều lĩnh vực. - 1887, ông được nhận giải thưởng Pu-skin của viện hàn lâm khoa học Nga. - 1900, ông được bầu làm viện sĩ danh dự viện hàn lâm khoa học Nga. - Sự nghiệp sáng tác: + 500 truyện ngắn và truyện vừa. + Tác phẩm: (SGKtr65) + Nội dung: Đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn và nhân bản sâu xa. 2/.Văn bản: “Người trong bao”(1898) được sáng tác trong thời gian nhà vă dưỡng bệnh ở thành phố I-an-ta. II/. Đọc- hiểu văn bản: 1/. Chân dung Bê-li-cốp: - Giày, ủng, kính, ô.... ý nghĩ đều để trong bao. - Không bao giờ dám có ý kiến riêng về bất cứ vấn đề nào. -> Khát vọng mãnh liệt, kì dị: Tạo sự ngăn cách để bảo toàn mình. - Nhút nhát, ghê sợ hiện tại và ca ngợi quá khứ, những cái gì không thật. - Thích sống theo những thông tư, chỉ thị một cách máy móc, rập khuôn -> tính cách kì lạ. -Cô độc, lo lắng, sợ hãi, sợ tất cả “Sợ nhỡ lại xảy ra chuyện gì”. -> Mối tình đầu muộn mằn không thành. - Thoả mãn, hài lòng, tự tin với lối sống của mình. => Không hiểu mọi người xung quanh, xã hội, cuộc sống đương thời-> Con người lạc lõng, cô độc, kì quái. - Lối sống của Bê-li-cốp đã ảnh hưởng đến tinh thần và hoạt đông của các giáo viên và người dân thành phố: + Mọi người ghét sợ, tránh xa và không muốn dây với hắn. + Muốn thay đổi lối sống ấy nhưng không hiệu quả. + Bê-li-cốp chết rồi nhưng lối sống ấy không tài nào thoát ra được ->một hiện tượng xã hội. 2/. Cái chết của Bê-li-cốp: - Nghệ thuật: Đẩy tính cách nhân vật lên tới đỉnh cao(cái chết hợp lôgic) - Thái độ, tình cảm của mọi người đối với Bê-li-cốp: + Khi còn sống: Sợ hãi, căm ghét... + Khi chết: Cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái nhưng sau đó cuộc sống lại nặng nề, mệt nhọc, vô vị. => Ảnh hưởng tác động dai dẳng, nặng nề của kiểu người Bê-li-cốp 3/. Hình ảnh cái bao: - Nghĩa đen: Vật dùng để bao, gói... hình túi, hình hộp. - Nghĩa bóng: Lối sống và tính cách Bê-li-cốp. -Nghĩa biểu trưng: Xã hội Nga thế kỉ XIX trói buộc, bủa vây, ngăn chặn tự do của mọi người. -C hủ đề tư tưởng: + Lên án, phê phán mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao và tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai của nước Nga. + Cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cuộc sống, không thể sống tầm thường, hèn nhát, ích kỉ... mãi như thế. 4/. Nghệ thuật: - Ngôi kể: 3 -> gần gũi, chân thật. - Tạo cấu trúc kể truyện lồng trong truyện. + Truyện kể của tác giả về hai người đi săn về muộn. + Truyện kể của Bu-rơ-kin về Bê-li-cốp. - Giọng kể mỉa mai, châm biếm... bức xúc, trăn trở, mạnh mẽ, sâu sắc. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, đối lập giữa các kiểu người, tính cách, lối sống, biểu tượng. - Kết thúc bằng cách nêu chủ đề gây ấn tượng mạnh. * Ghi nhớ: SGKtr70 III/. Luyện tập. 1/. Nhâp vai Bê-li-côp để kể lại truyện ngắn. (GV hướng dẫn -> HS kể) 2/. Tưởng tượng viết một đoạn kết khác cho truyện ngắn “Người trong bao”. (HS về nhà làm) 3/. Chọn A,B,C,D,E để thay thế nhan đề. Vì sao? Chọn E. Vì đó là: - Sáng tạo độc đáo của tác giả. - Cách dịch sát nguyên tác nhất. 4/. Thành ngữ, tục ngữ Việt Nam có nội dung gần gũi với “lối sống trong bao”, Với kiểu người như Bê-li-cốp: Mũi ni che tai, con ốc nằm co, len lét như rắn mồng năm, co vòi rụt cổ, nhát như thỏ đế. IV/. Củng cố: Gọi 1,2 HS nhắc lại nội dung bài vừa học. V/. Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài “ Thao tác lập luận bình luận”. Giáo viên nhận xét và xếp loại tiết học.

File đính kèm:

  • docNguoi trong bao.doc