I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nắm được những bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết.
- Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết.
- Hiểu được những nội dung thể hiện con người trong văn học
2. Kĩ năng:
Nhận diện được nền văn học dân tộc,nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc.
3. Tư tưởng:
Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa các dân tộc qua di sản văn hóa được học.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Thuyết trình,gợi mở,trực quan sinh động
III.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Giáo viên: Sách giáo khoa, sách chuẩn kiến thức, giáo án.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở học.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Giới thiệu.
2. Bài mới:
26 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Trường THPT Anh Hùng Núp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:1 Ngày soạn:15.8.2012
Tiết: 1+2 Ngày dạy:20.8.2012
TOÅNG QUAN VAÊN HOÏC VIEÄT NAM
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nắm được những bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết.
- Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết.
- Hiểu được những nội dung thể hiện con người trong văn học
2. Kĩ năng:
Nhận diện được nền văn học dân tộc,nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc.
3. Tư tưởng:
Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa các dân tộc qua di sản văn hóa được học.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Thuyết trình,gợi mở,trực quan sinh động
III.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Giáo viên: Sách giáo khoa, sách chuẩn kiến thức, giáo án.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở học.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Giới thiệu.
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
1. Hoạt động 1: HD HS tìm hiểu các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam.
GV gợi ý cho HS trả lời các câu hỏi sau:
? Văn học Việt Nam gồm có mấy bộ phận? Đó là những bộ phận nào?
? Thế nào là văn học dân gian? Hệ thống thể loại? VHDG có những đặc trưng cơ bản nào?
- HS theo dõi SGK và phát biểu xây dựng bài.
?Văn học viết khác văn học dân gian như thế nào?
? Từ xưa tới nay nền văn học VN viết bằng những chữ viết nào?
-HS trả lời, GV nhận xét,khái quát.
? Hệ thống thể loại văn học viết VN có sự thay đổi như thế nào qua các thời kì lớn của văn học?
- HS theo dõi SGK và phát biểu xây dựng bài.
2. Hoạt động 2: HD HS tìm hiểu quá trình phát triển của văn học viết VN.
? Nhìn một cách tổng quát, văn học VN đã trải qua mấy thời kì lớn? Đó là những thời kì nào? Đặc điểm cơ bản?
- HS phát biểu xây dựng bài
- GV lắng nghe,góp ý bổ sung,nhận xét,kết luận.
3. Hoạt động 3: HD HS tìm hiểu con người trong văn học.
-GV hỏi:
? Con người Việt Nam được văn học thể hiện trong các mối quan hệ nào?
-GV cho HS tìm ngữ liệu trong VHDG,VHTĐ,VHHĐ để chứng minh.
-HS thảo luận nhóm theo sự hướng dẫn của GV.
-GV theo dõi và nhận xét các câu trả lời của HS.
4.Hoạt động 4: GV HD HS tổng kết lại nội dung bài học
I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam
Gồm 2 bộ phận:
1. Văn học dân gian:
- Khái niệm:VHDG là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động.
- Thể loại: gồm 12 thể loại (thần thoại,sử thi,truyền thuyết,truyện cổ tích,truyện ngụ ngôn,truyện cười,tục ngữ,câu đố,ca dao,vè,truyện thơ,chèo.
- Đặc trưng: tính truyền miệng,tính tập thể và sự gắn bó với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
2. Văn học viết:
- Khái niệm: là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết. Là sáng tạo cảu cá nhân,mang đáu ấn của tác giả.
- Chữ viết:
+ Chữ hán: là văn tự cảu người Hán
+ Chữ nôm: là chữ viết cổ của người Việt, dựa vào chữ Hán mà đặt ra để phiên âm tiếng của người Việt.
+ Chữ quốc ngữ.
- Hệ thống thể loại:
+ Văn học trung đại: văn học chữ Hán (văn xuôi,thơ, văn biền ngẫu), văn học chữ Nôm ( thơ, văn biền ngẫu)
+ Văn học hiện đại:tự sự,trữ tình và kịch.
II. Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam
1.Văn học trung đại (VHVN từ TK X đến hết TK XIX)
Là thời đại văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm;hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hóa, văn học vùng ĐNA;có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn học khu vực,nhất là Trung Quốc.
2. Văn học hiện đại( VH đầu TK XX đến cuối TK XX)
Tồn tại trong bối cảnh giao lưu văn hóa,văn học ngày càng mở rộng,tiếp xúc và tiếp nhận nền văn học thế giới để đổi mới.
III. Con người Việt Nam qua văn học:
1. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên.
Tình yêu thiên nhiên là một nội dung quan trọng của văn học Việt Nam.
VD:
- VHDG: “Bây giờ mận mới hỏi đào- Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?”
- VHTĐ: “ Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần”.
- VHHĐ: “Dữ dội và dịu êm…Sóng tìm ra tận bể”
2.Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia,dân tộc.
- Con người hình thành hệ thống tư tưởng yêu nước -> hình thành chủ nghĩa yêu nước.
- Tư tưởng đó lại chi phối đến các đề tài,hình tượng,nhân vật văn học.
3. Con người VN trong quan hệ xã hội.
Cảm hứng xã hội sâu đậm là một tiền đề quan trọng cho sự hình thành chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa yêu nước.
4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân
IV. Tổng kết:
Ghi nhớ: SGK/13
4. Củng cố
- Lập bảng thống kê thể loại của văn học dân gian Viêt Nam.
- Lập bảng so sánh những điểm khác nhau cơ bản giữa văn học dân gian và văn học viết.
5. Dặn dò:
- Học bài cũ, hoàn thành bảng thống kê và bảng so sánh.
- Soạn bài mới: bài “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”
V. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tuần:1 Ngày soạn:21.8.2012
Tiết:3 Ngày dạy:24.8.2012
HOAÏT ÑOÄNG GIAO TIEÁP BAÈNG NGOÂN NGÖÕ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Khái niệm cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng nhôn ngữ.
- Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Các nhân tố giao tiếp.
2. Kĩ năng:
- Xác định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp.
- Những kĩ năng trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: nghe,nói,đọc,viết,hiểu.
3. Tư tưởng:
Có thái độ và hành vi phù hợp trong HĐGT bằng ngôn ngữ.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Thuyết minh,gợi mở.
III.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, sách chuẩn kiến thức, giáo án.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở học.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ;
2.Giới thiệu bài mới;
3.Nội dung bài mới;
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
1. Hoạt động 1: HD HS tìm hiểu thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- GV cho HS đọc văn bản SGK/14 và trả lời các câu hỏi:
a. Hoạt động giao tiếp được văn bản trên ghi lại giữa các nhân vật giao tiếp nào? Hai bên có địa vị và quan hệ với nhau như thế nào?
-Gv lắng nghe các câu trả lời của HS.
b. Trong hoạt động giao tiếp trên,các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai cho nhau như thế nào? Người nói tiền hành những hành động cụ thể nào,còn người nghe thực hiện những hành động tương ứng nào?
c. HĐGT trên diễn ra trong hoàn cảnh nào?
(ở đâu? Vào lúc nào? Khi đó ở nước ta có sự kiện lịch sử nào?)
d. Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung gì?
e. Mục đích của cuộc giao tiếp là gì?
Cuộc giao tiếp có đạt được mục đích giao tiếp
không?
-Gv lắng nghe và tổng hợp các câu trả lời của HS.
- GV HD HS tìm hiểu văn bản 2 bằng cách trả lời các câu hỏi:
a. Thông qua văn bản đó,HĐGT diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp? (ai viết? ai đọc? Đặc điểm của các nhân vật đó về lứa tuổi,vốn sống,trình độ hiểu biết,nghề nghiệp…)
-HS trả lời theo hướng dẫn của GV.
b. HĐGT đó được tiến hành trong hoàn cảnh nào?
c. Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực nào? Về đề tài gì? Bao gồm những vấn đề cơ bản nào?
-GV theo dõi và nhận xét các câu trả lời của HS.
d. HĐGT thông qua văn bản đó nhằm mục đích gì?
- GV theo dõi và nhận xét, khái quát các câu trả lời của HS.
e. Phương tiện ngôn ngữ và cách tổ chức văn bản có đặc điểm gì nổi bật?
-Gv lắng nghe và tổng hợp các câu trả lời của HS.
- GV HD HS rút ra kiến thức mới qua các câu hỏi tổng hợp như sau:
? Thế nào là hoạt động giao tiếp?
-HS lắng nghe câu hỏi và tự rút ra câu trả lời.
? Từ việc tìm hiểu các văn bản trên em hãy cho biết hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có mấy quá trình. Hãy cho biết các quá trình đó diễn ra như thế nào?
? Trong hoạt động giao tiếp chịu sự chi phối của các nhân tố nào?
- HS rút ra các nhân tố dựa vào phần tìm hiểu ngữ liệu.
- GV lắng nghe,tổng kết câu trả lời và khái quát lại kiến thức chung.
I. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
1. Xét ngữ liệu:
* Văn bản 1:Trich “ Hội nghị Diên Hồng”
a.
- HĐGT được văn bản ghi lại diễn ra giữa vua và các bô lão.
+Vua là người lãnh đạo tối cao của đất nước.
+Các bô lão đời nhà Trần là đại diện cho các tầng lớp nhân dân.
- Các nhân vật giao tiếp ở đây có vị thế giao tiếp khác nhaungôn ngữ giao tiếp khác nhau: các từ xưng hô (bệ hạ),các từ thể hiện thái độ(xin,thưa), các câu nói tỉnh lược chủ ngữ trong GT trực diện…
b. Các nhân vật GT lần lượt đổi vai:
- Vua: trong hoạt động vua trịnh trọng hỏi các bô lão (người nói) bô lão (người nghe).
- Trong hoạt động bô lão trả lời: “ Xin bệ hạ cho đánh” (người nghe người nói) Vua (người nghe).
c. HĐGT diễn ra trong hoàn cảnh đất nước đang bị giặc ngoại xâm đe dọa,quân và dân nhà Trần phải cùng nhau bàn bạc để tìm ra sách lược đối phó.
- Địa điểm: diện Diên Hồng.
d. Nội dung:
Thảo luận về tình hình đất nước đang bị giặc ngoại xâm đe dọa và bàn bạc về sách lược đối phó.
e.Mục đích:
- Bàn bạc để tìm ra và thống nhất sách lược đối phó với quân giặc.
- Cuộc GT đã đi đến sự thống nhất hành động, nghĩa là đã đạt được mục đích.
* Văn bản 2: Tổng quan văn học Việt Nam
a.Nhân vật giao tiếp: Tác giả SGK (người viết) và HS lớp 10 (người đọc)
- Người viết: lứa tuổi lớn hơn,có vốn sống,có trình độ hiểu biết cao hơn, có nghề nghiệp là nghiên cứu và giảng dạy văn học.
- Người đọc: Là HS lớp 10,trẻ tuổi hơn ,có vốn sống và trình độ hiểu biết thấp hơn.
b.Hoàn cảnh giao tiếp: tiến hành trong hoàn cảnh của nền giáo dục quốc dân,trong nhà trường (hoàn cảnh có tính quy thức)
c.Nội dung GT: thuộc lĩnh vực văn học,về đề tài Tổng quan văn học Việt Nam.
Bao gồm những vấn đề sau:
+ Các bộ phận hợp thành của VHVN.
+ Quá trình phát triển của văn học viết VN.
+ Con người VN qua văn học.
d. Mục đích:
- Người viết: Trình bày một cách tổng quan một số vấn đề cơ bản về văn học VN cho HS lớp 10.
- Người đọc:tiếp nhận và lĩnh hội những kiến thức cơ bản về VHVN trong tiến trình lịch sử,đồng thời có thể rèn luyện và nâng cao các kĩ năng nhận thức,đánh giá các hiện tượng văn học,kĩ năng xây dựng và tạo lập văn bản.
e. Phương tiện và cách thức:
-Dùng một số lượng lớn các thuật ngữ văn học.
- Các câu văn mang đặc điểm cuae văn bản khoa học: cấu tạo phức tạp, nhiều thành phần, nhiều vế nhưng mạch lạc,chặt chẽ.
- Kết cấu: mạch lạc,rõ ràng.
II. Nhận xét:
1. Thế nào là hoạt động giao tiếp?
Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết) nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động..
2. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có hai quá trình: tạo lập văn bản và tiếp nhận,lĩnh hội văn bản.
- Quá trình tạo lập văn bản:do người nói/viết thực hiện.
- Quá trình lĩnh hội văn bản: do người nghe/đọc thực hiện.
3. Các nhân tố giao tiếp:
- Nhân vật giao tiếp.
- Hoàn cảnh giao tiếp.
-Nội dung giao tiếp.
-Mục đích giao tiếp.
- Phương tiện và cách thức giao tiếp.
* Ghi nhớ: SGK
4. Củng cố:
-GV nhấn mạnh một số khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
-Kiến thức về hai quá trình và các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
5. Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài cũ,học bài và làm bài đầy đủ.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: “Khái quát văn học dân gian Việt Nam”.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần:2 Ngày soạn:29.8.2012
Tiết:4+5 Ngày dạy:31.8.2012
KHAÙI QUAÙT VAÊN HOÏC DAÂN GIAN VIEÄT NAM
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
- Khái niệm văn học dân gian.
- Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.
- Những thể loại chính của văn học dân gian .
- Những giá trị chủ yếu của văn học dân gian .
2. Kĩ năng:
- Nhận thức khái quát về văn học dân gian .
-Có cái nhìn tổng quát về văn học dân gian Việt Nam.
3. Tư tưởng:
Có thái độ trân trọng đối với di sản văn hóa tinh thần của dân tộc, từ đó học tập tốt hơn phần văn học dân gian học dân gian trong chương trình.
II. PHƯƠNG PHÁP DAỴ HỌC:
Quy nạp kết hợp diễn giảng,trực quan sinh động.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: sách giáo khoa, sách chuẩn kiến thức, giáo án, bảng phụ.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở học.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
2.Giới thiệu bài mới:
3.Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
1.Hoạt động 1: GV HD HS tìm hiểu các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.
?Trình bày những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian?.
- HS trả lời đặc trưng đầu tiên: “Văn học dân gian là những tác phẩm của nghệ thuật ngôn từ truyền miệng”.
?Em hiểu thế nào là tính truyền miệng của văn học dân gian?
- HS dựa vào hiểu biết của bản thân trình bày ý kiến để trả lời câu hỏi.
? Truyền miệng được tiến hành theo các hình thức nào?
- HS phát biểu ý kiến xây dựng bài.
-GV theo dõi và nhận xét các câu trả lời của HS.
- HS dựa vào SGK trả lời đặc trưng thứ hai của văn học dân gian đó là: “ Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể”
? Các em hiểu tính tập thể của văn học dân gian như thế nào?
- HS phát biểu ý kiến xây dựng bài.
-GV theo dõi và đánh giá và khái quát lại các câu trả lời của HS.
? Sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian đối với các sinh hoạt cộng đồng được biểu hiện như thế nào?
-HS trả lời theo hướng dẫn của GV.
2. Hoạt động 2: GV dùng hệ thống bảng phụ HD HS tìm hiểu hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam?
GV treo bảng phụ lên bảng:
TT
Thể loại
Đặc điểm
Nhân vật
Mục đích
3. Hoạt động 3: GV HD HS tìm hiểu nhứng giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam.
-HS lần lượt nêu những đặc trưng cơ bản được in đâm trong SGK.
-GV theo dõi và cho HS lấy dẫn chứng chứng minh.
Vd:
-“Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen.”
-“Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.”
- “Gần mực thì đen,gần đèn thì sáng”.
- HS có thể lấy dẫn chứng trong 12 thể loại văn học dân gian để làm rõ từng đặc trưng cơ bản. Chẳng hạn như:
- “Công cha như núi Thái Sơn”….(biết ơn)
- “Còn da lông mọc,còn chồi nảy cây”(lạc quan)
- “Một cây làm chẳng nên non…”(đoàn kết)….
- HS nhớ lại kiến thức cũ và tìm dẫn chứng.
- GV theo dõi và nhận xét các câu trả lời của HS.
4.Hoạt động 4: GV HD HS tổng kết lại nội dung bài học
I. Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.
1.Là những sản phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng).
- Truyền miệng là sự ghi nhớ thuộc lòng và truyền bá bằng lời nói hoặc bằng trình diễn cho người khác xem hoặc nghe.
- Hình thức truyền miệng:
+ Theo không gian: sự di chuyển tác phẩm từ nơi này sang nơi khác, địa phương này sang địa phương khác.
+Theo thời gian: sự bảo lưu tác phẩm từ đời này sang đời khác thông qua các thế hệ tiếp nối.
-Do tồn tài,lưu hành bằng phương thức truyền miệng nên tác phẩm dân gian thường ngắn gọn,dễ nhớ và có thể đễ dàng thêm bớt bởi người đời sau.
2. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (Tính tập thể)
- Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể.
-Quá trình đó làm cho tác phẩm phong phú hơn,hoàn thiện hơn cả về hình thức nội dung lẫn nghệ thuật.
*Văn học dân gian ra đời chủ yếu từ các sinh hoạt cộng đồng như vui chơi, ca hát tập thể,lễ hội…và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt cộng đồng.
- Sinh hoạt cộng đồng là môi trường sinh thành,lưu truyền, biến đổi văn học dân gian, chi phối cả nội dung và hình thức của tác phẩm văn học dân gian.
II. Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam.
(Treo bảng phụ- kèm theo)
III. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam?
a. Văn học dân gian là kho trí thức phong phú về đời sống các dân tộc
- Đó là những trí thức về tự nhiên,xã hội và con người.
-Là những kinh nghiệm sống lâu đời được đúc kết từ thực tiễn.
ÒKho tàng tri thức đó vô cùng phong phú và đa dạng vì nó được xây dựng từ các kho tàng văn học của 54 tộc người trên đất nước Việt Nam.
b. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người
- Giáo dục con người tinh thần nhân đạo và lạc quan, lòng yêu thương đối với đồng loại, tinh thần đấu tranh chống sự bất công và niềm tin bất diện vào chiến thắng của cái thiện.
- Góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp: lòng yêu quê hương, đất nước, đức kiên trung và vị tha, tính cần kiệm…
c. Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn,góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc
- Qua thời gian,trải qua bao thế hệ tiếp nối,sàng lọc, nhiều tác phẩm văn học dân gian đã trở thành những mẫu mực về nghệ thuật để đời sau học tập.
- Văn học dân gian giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần con người.Khi chữ viết ra đời, văn học dân gian vẫn là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết.
IV. TỔNG KẾT:
* Ghi nhớ: SGK
4. Củng cố:
- GV nhấn mạnh các kiến thức trọng tâm của bài học.( - Khái niệm văn học dân gian,các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian, những thể loại chính của văn học dân gian ,những giá trị chủ yếu của văn học dân gian).
- GV cho HS lập bảng so sánh giữa văn học dân gian và văn học viết.
5. Dặn dò:
- Học bài cũ trước khi đến lớp.
- Soạn bài tiếp theo: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo).
V. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần:2 Ngày soạn:30.8.2012
Tiết:6 Ngày dạy:01.9.2012
HOAÏT ÑOÄNG GIAO TIEÁP BAÈNG NGOÂN NGÖÕ (TIEÁP)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Khái niệm cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng nhôn ngữ.
- Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Các nhân tố giao tiếp.
2. Kĩ năng:
- Xác định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp.
- Những kĩ năng trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: nghe,nói,đọc,viết,hiểu.
3. Tư tưởng:
Có thái độ và hành vi phù hợp trong HĐGT bằng ngôn ngữ.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Thuyết trình,gợi mở.
III.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Giáo viên: Sách giáo khoa, sách chuẩn kiến thức, giáo án.
2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở học.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ;
2.Giới thiệu bài mới;
3.Nội dung bài mới;
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
2. Hoạt động 1: GV HD HS luyện tập.
-GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cũ: “Các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp?”
-GV cho HS làm bài tại lớp (Bài 1,2,3)
Bài 1: Phân tích các nhân tố giao tiếp trong câu ca dao:
“ Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:
- Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?”
- Một HS lên bảng làm bài tập, các em còn lại vừa làm bài tập vào vở vừa chú ý theo dõi bài làm của bạn.
- GV theo dõi bài làm của HS trên bảng, đồng thời theo dõi và hướng dẫn các HS phía dưới lớp.
-HS làm bài.
Bài 2: Đọc đoạn hội thoại giữa A-Cổ với ông của em và phân tích các nhân tố tham gia hoạt động giao tiếp.
- Ngữ liệu: SGK/20.
a. Trong cuộc giao tiếp trên, các nhân vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động nói cụ thể nào?
b. Cả ba câu trong lời nói cảu ông già đều có hình thức câu hỏi, nhưng có phải các câu đều dùng để hỏi hay không, hay để thực hiện những mục tiêu khác?
c. Lời nói các nhân vật bộc lộ tình cảm, thái độ -và quan hệ trong giao tiếp như thế nào?
- HS thảo luận và cử đại diện lên bảng trình bày bài làm của tổ mình.
-GV theo dõi và nhận xét bài làm của HS.
Bài 3:. HS thảo luận theo nhóm.
Đọc bài thơ “ Bánh trôi nước” và trả lời các câu hỏi:
a. Khi làm bài thơ này, HXH đã giao tiếp với người đọc về vấn đề gì? Nhằm mục đích gì? Bằng những phương tiện từ ngữ, hình ảnh như thế nào?
b. Người đọc căn cứ vào đâu(từ ngữ, hình ảnh,cuộc đòi và thân phận tác giả để lĩnh hội bài thơ?
-GV theo dõi và nhận xét ,tổng hợp các câu trả lời của HS.
Bài 4:
Hãy viết một đoạn thông báo ngắn cho các banh học sinh toàn trường biết về hoạt động làm sạch môi trường nhân Ngày Môi trường thế giới.
-GV gợi ý HS làm bài tập theo các yêu cầu sau:
+Dạng văn bản là: thông báo ngắn, do đó cần viết đúng theo thể thức như mở đầu, kết thúc…
+Hướng tới đới tượng giao tiếp là các bạn HS toàn trường.
+Nội dung giao tiếp là: làm sạch môi trường.
+Hoàn cảnh giao tiếp:trong nhà trường
-HS viết báo cáo theo hướng dẫn của GV.
III. Luyện tập
Bài 1:
a. Nhân vật giao tiếp: những người nam và nữ trẻ tuổi,điều đó thể hiện qua các từ anh và nàng.
b. Hoàn cảnh giao tiếp: vào một đêm trăng thanh( đêm trăng sáng và thanh vắng)- thời gian thích hợp cho những câu chuyện tâm tình của nam nữ trẻ tuổi:bộc bạch tình cảm yêu đương.
c. Nhân vật anh nói về việc đan sàng và đặt ra vấn đề “nên chăng” tính đến chuyện “đan sàng”. Tuy nhiên, đặt câu chuyện trong hoàn cảnh đêm trăng thanh và các nhân vật giao tiếp là một đôi nam nữ thì mục đích câu chuyện không phải là chuyện đan sàng. Lời của chàng trai có hàm ý: cũng như tre,họ đã đến tuổi trưởng thành, nên tính đến chuyện kết duyên.
d. Cách nói của chàng trai rất phù hợp với nội dung và mục đích cuộc giao tiếp. Cách nói đó mang màu sắc văn chương,vừa có hình ảnh, vừa đậm sắc thái tình cảm, nên dễ vào tình cảm con người
Bài 2: Cuộc giao tiếp mang tính chất giao tiếp đời thường,diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
a.Trong cuộc giao tiếp,các nhân vât giao tiếp đã thực hiện những hành động cụ thể là: chào (Cháu chào ông ạ!), chào đáp (A-Cổ hả?),khen (Lớn tướng rùi nhỉ?), hỏi (bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?), đáp lời (có ạ)
b.Trong lời của ông già, cả ba câu đều có hình thức là một câu hỏi, nhưng không phải cả 3 câu đều nhằm mục đích hỏi. Chỉ có câu (3) là nhằm mục đích hỏi thật sự.
c. Lời nói cả hai ông cháu đã bộc lộ rõ tình cảm, thái độ và quan hệ của hai ông cháu. Các từ xưng hô(ông,cháu), các từ tình thái (thưa,ạ, hả, nhỉ) bộc lộ thái độ kính mến của A Cổ đối với người ông và thái độ yêu quý, trìu mến của ông đối với cháu.
Bài 3:.
-Bài thơ thực hiện HĐGT giữa HXH và bạn đọc.
a. Thông qua hình tượng bánh trôi nước,tác giả muốn bộc bạch với mọi người về vẻ đẹp về thân phận của người phụ nữ nói chung và của tác giả nói riêng, đồng thời khẳng định phẩm chất trong sáng của người phụ nữ và của bản thân mình.
b. Người đọc căn cứ vào các phương tiện ngôn ngữ như:
+ Từ: trắng ,tròn(nói về vẻ đẹp)
+ Thành ngữ: “bảy nổi ba chìm”( nói về sự chìm nổi.),tấm lòng son (phẩm chất cao đẹp bên trong), đồng thời liên hệ với cuộc đời tác giả- một người phụ nữ tài hoa nhưng lận đận về đường tình duyên
Bài 4:
THÔNG BÁO
4. Củng cố:
- GV nhắc lại những kiến thức đã học từ bài trước.
- Củng cố kiến thức đã học bằng một số bài tập tham khảo.
5. Dặn dò:
- Hoàn thành các bài tập vào vở học.
- Chuẩn bị bài mới :bài “ Văn bản”.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần:3 Ngày soạn:01.9.2012
Tiết:7 Ngày dạy:03.9.2012
VAÊN BAÛN
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
- Khái niệm và đặc điểm của văn bản.
- Cách phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt, theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp.
2.Kĩ năng:
- Biết so sánh để nhận ra một số nét cơ bản của mỗi loại văn bản.
-Bước đầu biết tạo lập một văn bản theo một hình thức trình bày nhất định,triển khai một chủ đề cho trước hoặc tự xác định chủ đề.
- Vận dụng vào việc đọc-hiểu các văn bản được giới thiệu trong phần văn học.
3.Tư tưởng:
II. PHƯƠNG PHÁP DAỴ HỌC: Quy nạp.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Giáo viên: Sách giáo khoa, sách chuẩn kiến thức, giáo án.
2.Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở học.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ
2.Giới thiệu bài mới.
3.Nội dung bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
1.Hoạt động 1:GV HD HS tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm của văn bản.
- GV cho HS đọc các văn bản trong SGK và phân lớp thành các nhóm nhỏ để tiến hành trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.
a.Mỗi văn bản được người nói/ viết tạo ra trong loại hoạt động nào? Để đáp ứng nhu cầu nhu cầu gì? Dung lượng ở mỗi văn bản như thế nào?
b. Mỗi văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề đó được triển khai nhất quán trong toàn bộ văn bản như thế nào?
- HS chia nhóm và tiến hành thảo luận
c.Ở những văn bản có nhiều câu, nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua từng câu, từng đoạn như thế nào?
- Ở văn bản “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” văn bản còn được tổ chức theo kết cấu ba phần như thế nào?
d. Về hình thức, văn bản” Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” có dấu hiệu mở đầu và kết thúc ra sao?
e. Mỗi văn bản trên được tao ra nhằm mục đích gì?
- Từ nội dung các câu trả lời của H/”S, GV cho HS khái quát kiến thức: “ Thế nào là văn bản?”
-GV khái quát từng vấn đề và nêu lên những đặc điểm cụ thể của văn bản?
- HS theo dõi lời giảng của giáo viên.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại văn bản
-GV yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi ở mục 1.II.
a. So sánh các văn bản 1.2 với văn bản 3 (ở mục I) về các phương diện sau:
a. Vấn đề được đề cập đến trong mỗi văn bản là vấn đề gì? Thuộc lĩnh vực nào trong đời sống?
- Từ ngữ được sử dụng trong mỗi văn bản thuộc loại nào?
- Cách thức thể hiện nội dung như thế nào?
- HS rút ra nhận xét.
- GV theo dõi câu trả lời và đưa ra đánh giá
File đính kèm:
- giao an Ngu van 10(2).doc