A. Kết quả cần đạt :
Giúp HS :
- Nắm được hệ thống kiến thức cơ bản về phương thức biểu đạt nói chung.
- Thấy được sự cần thiết phải vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt trên để làm tăng chất lượng văn bản và hiệu quả giao tiếp.
B. Phương tiện thực hiện :
- Tài liệu tham khảo.
- Thiết kế bài dạy.
C.Cách thức tiến hành :
GV tổ chức hướng dẫn cho HS ôn tập lí thuyết và
làm bài tập qua các ngữ liệu cơ bản.
D.Tiến trình dạy học :
Nội dung bài học :
Nội dung chủ đề :
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1549 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tự chọn bám sát : khái quát về biểu đạt và phương thức biểu đạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự chọn bám sát :
Khái quát về biểu đạt và phương thức biểu đạt
Kết quả cần đạt :
Giúp HS :
Nắm được hệ thống kiến thức cơ bản về phương thức biểu đạt nói chung.
Thấy được sự cần thiết phải vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt trên để làm tăng chất lượng văn bản và hiệu quả giao tiếp.
B. Phương tiện thực hiện :
- Tài liệu tham khảo.
- Thiết kế bài dạy.
C.Cách thức tiến hành :
GV tổ chức hướng dẫn cho HS ôn tập lí thuyết và
làm bài tập qua các ngữ liệu cơ bản.
D.Tiến trình dạy học :
Nội dung bài học :
Nội dung chủ đề :
HĐ của GV và HS
Yêu cầu cần dạt
? Em hiểu phương thức biểu đạt là gì
- Hs trả lời
- Gv bổ sung.
? Khái niệm biểu đạt
? Vậy phương thức biểu đạt là gì
? Kể tên một số phương thức biểu đạt mà em biết
* GV cho HS chú ý khi viết văn : sử dụng phương thức biểu đạt cho phù hợp, đúng đắn.
I.Khái quát về phương thức biểu đạt :
1.Khái niệm :
Phương thức biểu đạt :
+ Việc tỏ ra ngoài cho mọi người thấy được những tư tưởng và tình cảm của mình như thế gọi là biểu đạt.
Muốn biểu đạt, trước hết, chúng ta cần phải có ý nghĩ, tình cảm của chính mình và có niềm mong muốn, khát khao được bày tỏ ý nghĩ, tình cảm ấy với một hoặc nhiều người người nào đó.
Nội dung bày tỏ không chân thực, phong phú, đẹp đẽ, nhu cầu được bày tỏ không mạnh mẽ, thiết tha thì sự biểu đạt không thể thành công.
HS cần chú ý khi viết văn.
Tuy nhiên, nhiều khi chúng ta đã rất nhiệt tình kể một câu chuyện mà mình thấy lí thú nhưng người nghe vẫn không thấy thích thú như mình; hoặc ta muốn truyền đạt một tri thức mà chúng ta thấy rất bổ ích cho người đọc ( người nghe) nhưng sự trình bày không sáng tỏ.
+ Để nói đúng, nói hết tư tưởng, tình cảm của mình và để người đọc người nghe có thể tiệp nhận những tư tưởng, tình cảm ấy một cách dễ dàng, trọn vẹn, hứng thú thì người biểu đạt còn cần nắm vững và sử dụng thành thạo những phương pháp, cách thức biểu đạt thích hợp. Những phương pháp, cách thức như thế gọi là phương thức biểu đạt.
2. Một số phương thức biểu đạt mà con người đã sử dụng trong đời sống :
- Trong trường học có các phương thức : tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh.
( Hành chính – công vụ cũng là phương thức biểu đạt có ý nghĩa thực tế rất lớn, nhưng các văn bản hành chính – công vụ thường được làm theo những khuôn mẫu có sẵn).
Mục đích giao tiếp chi phối phương thức biểu đạt.
Ví dụ :
+ Để giới thiệu về đặc điểm, tính chất của sự việc –> chọn phương thức biểu đạt thuyết minh.
+ Để kể lại sự việc - > chọn phương thức tự sự...
+ Phát biểu suy nghĩ, tình cảm của mình, người viết chọn phương thức biểu cảm.
+ Để mô tả sự vật, phong cảnh, con người - > chọn phương thức biểu đạt miêu tả...
=> Các cách thức và phương pháp cụ thể của từng phương thức, tựu trung, cũng là để giúp người biểu đạt có thể đạt tới mục đích giao tiếp của mình một cách chắc chắn hơn, với hiệu quả cao hơn.
HDHB :
Giờ sau học bài “Tác gia Nguyễn Trãi” – Soạn theo HDHB ; tóm tắt những nét cơ bản về tiểu sử, sự nghiệp của Nguyễn Trãi.
File đính kèm:
- Tu cho K10Tuan 19.doc