A) MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp HS:
+ Hiểu được tấm lòng trân trọng, niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương đối với việc bảo tồn di sản thơ ca dân tộc.
+ Thấy được đặc điểm của thể tựa và cách lập luận chặt chẽ kết hợp với tính biểu cảm trong bài tựa.
+ Có thái độ trân trọng, yêu quý và ý thức bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.
B) PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
+ Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 10, tập 2
+ Thiết kế bài giảng
C) CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Kết hợp phương pháp đọc hiểu, gợi mở và thảo luận.
D) TIẾN TRÍNH BÀI HỌC
1) Kiểm tra bài cũ
Để đảm bảo tính chuẩn xác, một văn bản thuyết minh cần đạt được những yêu cầu nào? Vì sao?
2) Giới thiệu bài mới
Công việc gìn giữ, bảo tồn và khôi phục nền văn hóa, văn học đất nước là yêu cầu bức thiết của mọi thời đại. Thế kỷ XV, là thế kỷ trải qua nhiều biến động, đất nước ta bị giặc Minh tàn phá. sau khi giành được độc lập, chính sách khô phục và phát triển nền văn hóa dân tộc được đề cao. Xuất phát từ ý thức tự hào, tự tôn dân tộc, xuất phát từ tình yêu mến, trân trọng những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, Hoàng Đức Lương đã dốc lòng dốc sức sưu tầm và biên soạn thành công cuốn “Trích Diễm thi tập”. Để hiểu được những khó khăn và tâm huyết của HĐL khi biên soạn tập thơ, hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài tựa mà ông viết đầu cuốn sách của mình.
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 16028 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tựa trích diễm thi tập ( hoàng đức lương), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT LÊ MINH XUÂN Tổ Văn – Nhóm ngữ văn 10 (Tháng 2 năm 2008)
TIẾT:
Giáo viên: Nguyễn Thị Lan Anh
TỰA TRÍCH DIỄM THI TẬP
( Hoàng Đức Lương)
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
+ Hiểu được tấm lòng trân trọng, niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương đối với việc bảo tồn di sản thơ ca dân tộc.
+ Thấy được đặc điểm của thể tựa và cách lập luận chặt chẽ kết hợp với tính biểu cảm trong bài tựa.
+ Có thái độ trân trọng, yêu quý và ý thức bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.
PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
+ Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 10, tập 2
+ Thiết kế bài giảng
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Kết hợp phương pháp đọc hiểu, gợi mở và thảo luận.
TIẾN TRÍNH BÀI HỌC
Kiểm tra bài cũ
Để đảm bảo tính chuẩn xác, một văn bản thuyết minh cần đạt được những yêu cầu nào? Vì sao?
2) Giới thiệu bài mới
Công việc gìn giữ, bảo tồn và khôi phục nền văn hóa, văn học đất nước là yêu cầu bức thiết của mọi thời đại. Thế kỷ XV, là thế kỷ trải qua nhiều biến động, đất nước ta bị giặc Minh tàn phá. sau khi giành được độc lập, chính sách khô phục và phát triển nền văn hóa dân tộc được đề cao. Xuất phát từ ý thức tự hào, tự tôn dân tộc, xuất phát từ tình yêu mến, trân trọng những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, Hoàng Đức Lương đã dốc lòng dốc sức sưu tầm và biên soạn thành công cuốn “Trích Diễm thi tập”. Để hiểu được những khó khăn và tâm huyết của HĐL khi biên soạn tập thơ, hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài tựa mà ông viết đầu cuốn sách của mình.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày những nét chính về tác giả Hoàng Đức Lương
Giáo viên nhận xét và tóm tắt lại
Trình bày những hiểu biết của em về tác phẩm “Trích diễm thi tập”?
(Học sinh trình bày giáo viên nhận xét, bổ sung)
Em hiểu thế nào là “tựa”? “tựa trích diễm thi tập” nghĩa là thế nào?
Bài tựa này ra đời trong hoàn cảnh nào?
Học sinh đọc bài tựa
Theo em, bài tựa này có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần là gì?
Học sinh tìm hiểu bố cục bài tựa và nêu nội dung từng phần
HS theo dõi phần 1 SGK
Theo Hoàng Đức Lương có mấy nguyên nhân khiến thơ ca Việt Nam không được truyền lại đầy đủ? Đó là những nguyên nhân nào?
HS trả lời có 4 nguyên nhân và nêu cụ thể từng nguyên nhân.
GV nhận xét, tóm ý và mở rộng.
GV có thể so sánh với khả năng truyền miệng của văn học dân gian.
Chế chế độ kiểm duyệt, chiến tranh: giặc Minh đốt phá hết…
Thử nhận xét nghệ thuật lập luận và các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng?
Tác giả đã làm gì để sưu tầm được thơ văn của tiền nhân?
Em hãy nhận xét lời văn của Hoàng Đức Lương trong đoạn này?
(học sinh nhận xét)
Khi nhìn bản thảo còn sót lại , tác giả có cảm xúc gì? Cảm xúc ấy bộc lộ qua những từ ngữ nào?
Qua bài tựa này, em thấy Hoàng Đức Lương là một con người như thế nào?
Như vậy, Trích diễm ra đời có ý nghĩa gì?
Trước “trích diễm thi tập” em thấy có tác phẩm nào cũng đã từng đề cập đến nền văn hiến của dân tộc? Đọc câu nói về điều đó.
=>Cả hai văn bản đều xuất hiện ở thế kỷ XV, khi mà tư tưởng độc lập của nhân dân ta đang lên cao. Cả hai đều phản ánh ý thức độc lập dân tộc và niềm tự hào về nền văn hiến dân tộc của nhân dân ta.
Giáo viên tổng kết
GV hỏi thực tế: sau khi học xong bài tựa này, em rút ra được điều gì cho bản thân?
TÌM HIỂU CHUNG
Tác giả:
-Quê hương: huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
- Trú quán: huyện Gia Lâm, Hà Nội
- Bản thân: đỗ tiến sĩ năm Mậu Tuất
Hoàn thành “trích diễm thi tập” năm 1497.
Tác phẩm
*“Trích diễm thi tập” là tuyển tập những bài thơ hay gồm 6 quyển do ông sưu tầm và tuyển chọn từ thời Trần đến thời Lê.
*Tựa: bài viết đặt ở đầu sách nêu những quan điểm, tình cảm của người viết về những vấn đề liên quan đến cuốn sách.
*Tựa trích diễm thi tập” là lời nói đầu của tác giả cho cuốn sách tuyển tập những bài thơ hay do ông sưu tầm, biên soạn.
3. Hoàn cảnh ra đời của bài tựa
- Viết năm 1497 vào thế kỷ XV sau chiến thắng quân Minh xâm lược, nhà thơ tiến hành sưu tập thơ văn.
.
4.Bố cục: 2 phần
- Phần 1: từ đầu…tan tành -> nguyên nhân thơ ca Việt Nam thế kỷ XV không được truyền lại đầy đủ.
- Phần 2: còn lại->niềm tự hào và ý thức trách nhiệm của tác giả đối với nền thơ ca dân tộc.
TÌM HIỂU BÀI TỰA
1) Nguyên nhân khiến thơ văn Việt Nam không được truyền lại đầy đủ
Chỉ có nhà văn, nhà thơ mới cảm nhận hết được cái hay, cái đẹp của thơ ca-> khả năng thẩm định, cảm thụ
Bận rộn công việc, ít để ý đến -> đặc điểm công việc sưu tầm
Có người quan tâm đến thơ ca nhưng không đủ năng lực và kiên trì -> năng lực người sưu tầm
Chế độ kiểm duyệt thời xưa
* Ngoài ra còn có lý do chiến tranh, thời gian làm mai một, hủy hoại nhiều văn bản.
->Lập luận chặt chẽ, bao quát toàn diện, sử dụng biện pháp so sánh, câu hỏi tu từ… ->gợi khả năng biểu cảm.
2) Niềm tự hào và ý thức trách nhiệm của tác giả qua côngviệc sưu tầm
- Công việc sưu tàâm
+Tìm quanh, hỏi khắp
+Thu lượm thơ của các quan lại trong triều
+ Chọn lọc, sắp xếp từng loại, đặt tên sách, phụ chú.
=>việc làm vô cùng khó khăn, thể hiện ý thức trách nhiệm cao.
->Lời văn thấm đẫm cảm xúc như lời bộc bạch, tâm sự.
-Cảm xúc của tác giả
+xót xa
+ trăn trở trước cảnh thiếu vắng sách vở tra cứu
+ đau xót khi nghĩ đến di sản thơ văn không được lưu giữ
->Từ ngữ: than thở, than ôi, thương xót lắm sao
HĐL: tự hào, trân trọng nền văn hiến dân tộc; có ý thức tự chủ, tự cường trong văn học; có ý thức trách nhiệm cao đối với di sản văn hóa cha ông.
Trích diễm thi tập thể hiện ý thức bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, niềm tự hào về nền văn hiến.
* Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”
KẾT LUẬN
Bằng nghệ thuật lập luận chặt chẽ, lời lẽ thiết tha “trích diễm thi tập” thể hiện niềm tự hào, sự trân trọng và ý thức bảo tồn di sản văn học dân tộc.
CỦNG CỐ:
Trình bày những nguyên nhân khiến thơ văn việt Nam thế kỷ XV không được truyền lại đầy đủ?
Qua bài tựa em có nhận xét gì về con người và tâm huyết của Hoàng Đức Lương?
DẶN DÒ
Học bài
Chuẩn bị tiếp bài: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
+ Đọc bài, lưu ý các từ khó
+ soạn câu hỏi ở phần tìm hiểu bài
File đính kèm:
- TUA TRICH DIEM THI TAP(1).doc