A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS: 1. Nắm được các bộ phận lớn và sự vận động phát triển của văn học.
2. Nắm được nét lớn về nội dung nghệ thuật.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
SGK - SGV
Thiết kế bài học
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: ( chưa có)
2. Giới thiệu bài mới
Lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Để cung cấp cho các em nhận thức những nét lớn về văn học nước nhà, chúng ta tìm hiểu tổng quan văn học Việt Nam.
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1116 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 1 Tiết thứ 1,2,3- Tổng quan văn học Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng quan văn học Việt Nam
Mục tiêu bài học
Giúp HS: 1. Nắm được các bộ phận lớn và sự vận động phát triển của văn học.
2. Nắm được nét lớn về nội dung nghệ thuật.
Phương tiện thực hiện
• SGK - SGV
• Thiết kế bài học
Tiến trình dạy học
Kiểm tra bài cũ: ( chưa có)
Giới thiệu bài mới
Lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Để cung cấp cho các em nhận thức những nét lớn về văn học nước nhà, chúng ta tìm hiểu tổng quan văn học Việt Nam.
phương pháp
nội dung cần đạt
GVH: Em hiểu thế nào là tổng quan văn học Việt Nam ?
Yêu cầu học sinh ( H/S) đọc mấy dòng đầu của sách giáo khoa từ “ Trải qua hàng …tinh thần ấy”
GVH: Nội dung của phần này ? Theo em đó là phần gì của tổng quan văn học ?
GV: Yêu cầu học sinh đọc phần I (SGK) từ “Văn học Việt Nam bao gồm… văn học viết”
GVH: Văn học Việt Nam gồm mấy bộ phận lớn ?
GVH: Hãy trình bày những nét lớn của văn học dân gian ?
( H/S đọc SGK từ” Văn học viết”, “ kịch nói”)
GVH: SGK trình bày nội dung gì ? Hãy trình bày khái quát về từng nội dung đó ?
GV: (Lần lượt gọi học sinh đọc rõ từng phần)
GVH: Nhìn tổng quát văn học Việt Nam có mấy thời kì phát triển?
GVH:Nét lớn của truyền thống thể hiện của văn học Việt Nam là gì?
( H/S đọc tài liệu SGK)
GVH: Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, nền văn học Việt Nam có gì đáng chú ý ?
GVH: Vì sao văn học thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có gì ảnh hưởng của văn học Trung Quốc?
GVH: Hãy chỉ ra tác phẩm và tác giả tiêu biểu của văn học trung đại ?
GVH: Hãy kể tên những tác phẩm của văn học trung đại viết bằng chữ Nôm ?
GVH: Em có suy nghĩ gì về sự phát triển thơ Nôm của văn học Trung đại ?
(H/S đọc lần lượt trong SGK)
GVH: Văn học Việt Nam từ thế kỉ XX đến nay được gọi bằng nền văn học gì ? Tại sao lại có tên gọi ấy ?
GVH: Văn học thời kì này được chia làm mấy giai đoạn và có đặc điểm gì ?
Mỗi phần cho học sinh trả lời:
GVH: Nêu đặc điểm văn học của thời kì vừa đọc( những nét lớn) ? Giai đoạn sau so với giai đoạn trước có gì khác biệt.?
GVH: Về thể loại văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay có gì đáng chú ý ?
GVH: Anh(chị) có thể kể tên một vài tác giả, tác phẩm tiêu biểu ?
GVH: Từ 1975 đến nay về thể loại của văn học có gì đáng chú ý ?
GVH: Nhìn từ một cách khái quát ta rút ra những quy luật gì về văn học Việt Nam?
GV: Gọi học sinh đọc phần mở đầu và 1 SGK
GVH: Mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên được thể hiện như thế nào?
GV: gợi ý cho H/S căn cứ vào SGK để phát hiện ra những nét cơ bản về mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên thể hiện trong văn học.
( H/S đọc phần 2 SGK)
GVH: Mối quan hệ giữa con người với quốc gia dân tộc được thể hiện như thế nào ?
( Gọi H/S đọc phần 3 SGK)
GVH: Văn học Việt Nam đã phản ánh mối quan hệ xã hội như thế nào ?Kể tên một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu ?
GVH: Văn học Việt Nam phản ánh ý thức bản thân như thế nào ?
GVH: Em hiểu thế nào về thân và tâm ?
GVH: Thân và tâm được thể hiện như thế nào trong văn học Việt Nam ?
GVH: Xu hướng chung của văn học Việt Nam là gì khi xây dựng mẫu người lí tưởng?
IV. Củng cố:
GVH: Học xong bài này cần lưu ý những điểm nào ?
HS:
=> Nội dung SGK: Trải qua quá trình lao động, chiến đấu xây dựng bảo vệ đất nước, nhân dân ta đã sáng tạo những giá trị tinh thần ấy.
=> Đây là phần đặt vấn đề của bài tổng quan văn học Việt Nam.
I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam
HSĐ&TL:
+ Văn học Việt Nam gồm 2 bộ phận lớn:
* Văn học dân gian
* Văn học viết
1. Văn học dân gian
(H/S đọc từ “văn học dân gian… cộng đồng)
+ Khái niệm Văn học dân gian : Là những sáng tập thể của nhân dân lao động được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Những tri thức có thể tham gia sáng tác. Song những sáng tác đó phải tuân thủ đặc trưng của văn học dân gian và trở thành tiếng nói, tình cảm chung của nhân dân.
+ Các thể loại văn học dân gian bao gồm: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, tục ngữ, câu đó, ca dao, vè, truyện thơ, chèo, tuồng, cải lương.
+ Đặc trưng của văn học dân gian là tính truyền miệng, tính tập thể và tính thực hành trong các sinh hoạt khác nhau của đời sống cộng đồng.
2.Văn học viết
- Khái niệm: Là sáng tác của tri thức được ghi lại bằng chữ viết , văn học viết mang dấu ấn của tác giả.
- Hình thức văn tự của văn học viết được ghi lại bằng 3 chữ : Hán, Nôm, Quốc ngữ. Một số ít bằng chữ Pháp. chữ Hán làn văn tự của người Hán. Chữ Nôm dựa vào chữ Hán mà đặt ra. Chữ Quốc ngữ sử dụng chữ cái La tinh để ghi âm tiếng Việt. Từ thế kỉ XX trở lại đây văn học Việt Nam chủ yếu viết bằng chữ Quốc ngữ.
- Hệ thống thể loại: phát triển theo từng thời kì.
II. Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam
+Văn học Việt Nam có ba thời kì phát triển.Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, từ đầu thế kỉ XX đến CMT8/1945, và từ sau CMT8 đến nay. Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX là văn học trung đại. Nền văn học này hình thành và phát triển theo mối quan hệ của văn học khu vực Đông á và Đông Nam á, văn học Trung quốc. Văn học hiện đại hình thành từ thế kỉ XX và vận động phát triển tới ngày nay. Nó phát triển trong mối quan hệ và giao lưu quốc tế, chịu ảnh hưởng của văn học Âu – Mĩ.
+ Truyền thống văn học Việt Nam thể hịên hai nét lớn; đó là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo.
1. Thời kì văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX)
- Điểm đáng chú ý là: đây là nền văn học viết bằng chữ Hán và chữ nôm. Nó chịu ảnh hưởng của nền văn học trung đại Trung Quốc.
- Vì các triều đại phong kiến phương Bắc lần lượt sang xâm lược, thống trị nước ta, Đây cũng là lí do để quyết định văn học viết bằng chữ Hán.
HSĐ&TL:
* Về văn xuôi:
- “Thánh Tông di thảo”của Lê Thánh Tông; Truyền kì mạn lục” Của Nguyễn Dữ ; -“Thượng kinh kí sự”Hải Thượng Lãn Ông; “Vũ Trung tuỳ bút”của Phạm Đình Hổ; “ Nam triều công nghiệp’ của Nguyễn Khoa Chiêm.
“ Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô Gia Văn phái; tiểu thuyết chương hồi.
* Về thơ chữ Hán:
- Nguyễn Trãi với “ ức trai thi tập”; Nguyễn Bỉnh Khiêm “Bạch Vân thi tập”; Nguyễn Du với’ Bắc hành tạp lục; Nam trung tạp ngâm”; thơ chữ Hán của Cao Bá Quát; Nguyễn Trãi với “ Quốc âm thi tập”; Lê Thánh Tông với “ Hồng đức Quốc âm thi tập”
* Thơ, truyện Nôm Đường luật
- Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan; “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du; “ Sơ kính tân trang’ của phạm TháI; Nhiều truyện Nôm, khuyết danh thư “ Phạm Tải Ngọc Hoa”, “ Tống Trân cúc hoa” “ Phạm công Cúc Hoa” ….
* Sự phát triển thơ Nôm gắn liền với sự trưởng thành và những nét truyền thống của văn học trung đại. Đó là lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo và hiện thực. Nó thể hiện tinh thần và ý thức dân tộc đã phát triển cao.
2. Thời kì văn học hiện đại ( từ đầu thế kỉ XX đến nay)
- Văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay được gọi là nền văn học hiện đại. Sở dĩ có tên như vậy vì nó phát triển trong thời đại mà quan hệ sản xuất chủ yếu dựa vào hiện đại hoá. Mặt khác những luồng tư tưởng tiến bộ như những luồng gió mới thổi vào Việt Nam làm thay đổi nhận thức, cách nghĩ cách cảm và cách nói của con người Việt Nam. Nó chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây.
HSĐ&TL:
- Văn học thời kì này được chia làm 4 giai đoạn:
+ Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930.
+ Từ 1930 đến 1945.
+ Từ 1975 đến nay.
Đặc điểm văn học Việt Nam ở từng thời kì có khác nhau.
* Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930, văn học Việt Nam đã bước vào quỹ đạo của văn học thế giới hiện đại , cụ thể tiếp xúc với văn học Châu Âu. Đó là nền văn học tiếng Việt viết bằng chữ Quốc ngữ. Do đó nó có công chúng bạn đọc. Những tác giả tiêu biểu là: Tản Đà; Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn( Thời kì đầu)
* Từ 1930 đến 1945 ( Thời kì cuối) xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như: Thạch Lam; Nguyễn Tuân; Xuân Diêu; Vũ Trọng Phụng; Huy Cận; Nam Cao; Hàn Mạc Tử; Chế Lan Viên……
=> Văn học thời kì này vừa kế thừa tinh hoa của văn học trung đại và văn học dân gian, vừa tiếp nhân ảnh hưởng của văn học thế giới hiện đại hoá. Biểu hiện; có những thể loại mới và cũng ngày càng hoàn thiện.
* Từ 1945 đến 1975 sự kiện lịch sử vĩ đại đã mở ra triển vọng nhiều mặt cho văn học Việt Nam. Nhiều nhà văn nhà thơ lớp trước đã di theo cách mạng và khoác ba lô đến với kháng chiến cống hiến sức lực thậm chí cả bằng xương máu cho cách mạng, cho sự nghiệp văn học cách mạng của dân tộc. Phải kế thừa những tấm gương hi sinh anh dũng như Nam Cao, Trần Đăng, Thâm Tâm…. trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Nguyên Thi, Lê Anh Xuân, Dương Thị Xuân Quý….trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Đảng Cộng Sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn diện và có đường nối đúng dắn chỉ đạo văn nghệ gắn liền với lao động và chiến đấu của nhân dân ta. Thành tựu chủ yếu dành cho dòng văn yêu nước và cách mạng. Hai cuộc khấng chiến chống Pháp và chỗng Mĩ đã đem lại những phạm vi phản ánh mới, cảm hứng mới để văn học yêu nước và cách mạng đạt nhiều thành tựu nghệ thuật đáng tự hào. Nó gắn liền với những tên tuổi như; Hồ Chí Minh; Tố Hữu; Sòng Hồng và đội ngũ nhà văn chiến sĩ như: Quang Dũng, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Vũ Cao, Nguyên Ngọc (Nguyễn Trung Thành), Nguyễn Minh Châu, Phạm Tiến DuậtHữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa…
- Từ năm 1975 đến nay: các nhà văn phản ánh sâu sắc công cuộc xây dựng CNXH, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, những vấn đề mới mẻ của thời đại mở cửa, hội nhập quốc tế. Hai mảng đề tài của văn học là lịch sử và cuộc sống con người trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đề tài lịch sử viết về chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ hào hùng với nhiều bài học.
- Văn học Việt Nam được giá trị dặc sắc về nội dung và nghệ thụât với nhiều tác giả được công nhận là danh nhân văn hoá thế giới như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh. Nhiều tác phẩm đã được dịch ra bằng nhiều thứ tiếng trên thiế giới. Văn học Việt Nam với những khả năng và sự sáng tạo đã xây dựng được vị trí riêng trong văn học nhân loại.
III. Con người Việt Nam qua Văn học
1. Phản ánh quan nhệ với thế giới tự nhiên.
* Với thế giới tự nhiên
- Văn học dân gian với tư duy huyền thoại đã kể lại quá trình nhận thức, cải tạo, chinh phục của ông cha ta với thế giới tự nhiên hoang dã, xây dựng cuộc sống, tích luỹ hiểu biết phong phú về thiên nhiên.
- Với con người, thiên nhiên còn là người bạn thân thiết, hình ảnh núi sông, bãi mía, nương dâu, đồng lúa, cánh có, vằng trăng, dòng suối …. Tất cả đều gắn bó với con người. Tình yêu thiên nhiên đã trở thành nội dung quan trọng của văn học Việt Nam.
- Thiên nhiên mang những dáng vẻ riêng biệt ở từng vùng, từng miền. Vào văn học, thiên nhiên cũng mang nét riêng ấy, nó góp phần làm nên tính đa dạng trong văn chương.
- Trong sáng tác văn học trung đại hình ảnh thiên nhiên thường gắn liền với lí tưởng đạo đức thẩm mỹ. Hình ảnh cây tùng, cúc, trúc, mai tượng chưng cho nhân cách cao thượng của nhà Nho. Các đề tài ngư, tiền, canh, mục thể hiện lí tưởng thanh tao của những con người mai danh ẩn tích, lánh đục tìm trong, không màng danh lợi.
2. Phản ánh mối quan hệ quốc gia dân tộc
- Con người Việt Nam sớm có ý thức xây dựng quốc gia dân tộc của mình. Đất nước lại trải qua nhiều những thử thách chống kẻ thù xâm lược . Vì vậy, một nền văn học Việt Nam. Đó là tình yêu quê hương xứ sở là niềm tự hào về truyền thống mọi mặt của dân tộc (văn hoá, truyền thống dựng nước và giữ nước ).
Tình yêu tổ quốc thể hiện qua lòng căm thù giặc, dám xả thân vì nghĩa lớn. Nhiều tác phẩm lớn kết tinh lòng yêu nước như “Nam quốc sơn hà; Hịch tướng sĩ; Bình ngô đại cáo;Tuyên ngôn độc lập…”. Nhiều tác giả yêu nước lớn như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu đã xây dựng lên một hệ thống yêu nước hoàn chỉnh,.
-Đặc biệt, nền văn học tiên phong chống đế quốc. Chủ nghĩa yêu nước là nội dung tiêu biểu quan trọng của văn học Việt Nam.
3. Phản ánh quan hệ xã hội.
- Trong xã hội có giai cấp đối kháng, văn học Việt Nam đã lên tiếng tố cáo các thế lực chuyên quỳên bạo ngược và thể hiện sự cảm thông chia sẻ với người bị áp bức, đau khổ. Văn học dân gian với các thể loại: truyện cười, ca dao, tục ngữ đã vạch mặt giai cấp thống trị tàn bạo. Truyện thơ, kí sự, tiểu thuyết từ thế kỉ X đến thé kỉ XIX đã miêu tả thực tế đen tối của giai cấp thống trị, quan tâm đời sống nhân dân, đòi quyền sống cho con người. Một nền văn học giàu sắc thái nhân văn và đậm đà mầu sắc nhân đạo. Từ mối quan hệ xá hội văn học đã hình thành chủ nghĩa hiện thực thứ nhất là từ 1930 trở lại đây.
Ngày nay Chủ nghĩa yêu nước, nhân đạo đang xây dựng được những mẫu người lí tưởng. Con người biết phát huy vẻ đẹp truyền thống vừa biết làm giàu cho quê hương đất nước vừa biết cho mình.
- Trước khi hiểu văn học Việt Nam đã phản ánh ý thức bản thân như thế nào, ta không thể không tìm hiểu thế nào là ý thức cá nhân. ở mỗi con người có hai phương diện: Thể xác và tâm hồn. Bản năng và văn hoá.ý thức các nhân và ý thức cộng đồng
- Các tôn giáo lớn như Nho- Phật- Lão đều đề ra nguyên tắc xử lí mối quan hệ giữa hai phương diện này. Văn học Việt Nam đã ghi lại quá trình đấu tranh, lựa chọn để khẳng định một đạô lí làm người trong sự kết hợp hài hoà giữa hai phương diện. Vì lí do đó và nguyên nhân khác nhau ở những giai đoạn nhất định, văn học đề cao một hai mặt trên. Cả dân tộc phải chống ngoại xâm, chống đỡ với thiên nhiên, con người Việt Nam phải đề cao ý thức cộng đồng hơn ý thức cá nhân. Nhân vật trọng tâm của các thời kì này nổi bật với ý thức trách nhiệm xã hội, tinh thần hi sinh đến mức khắc kỉ.
Giai đoạn văn học cuối thế kỉ XVIII hoặc giai đoạn văn học 1930-1945. ý thức các nhân được đề cao, đó là quyền sống của cá nhân con người, quyền được hưởng hạnh phúc và tình yêu. Những tác phẩm thơ Hồ Xuân Hương, “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn, “Cung oán ngâm” của Nguyễn Gia Thiều và đỉnh cao là “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Thời kì 1930-1945 nổi lên với văn xuôi lãng mạn, thơ mới lãng mạn và một số tác phẩm như “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố , truyện ngắn và tiểu thuyết của Nam Cao, Thạch Lam…
Song dù giai đoạn nào, xu hướng chung của văn học Việt Nam là xây dựng một đạo lí làm người với nhân phẩm tốt đẹp như nhân ái, thuỷ chung, tình nghĩa, vị tha, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp chính nghĩa, đấu tranh chống chủ nghĩa khắc kỉ của tôn giáo, đề cao quyền sống con người cá nhân nhưng không chấp nhận chủ nghĩa cá nhân.
- Các bộ phận hợp thành văn học Việt Nam.
- Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam .
- Một số nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam
- Lưu ý: Mối giai đoạn nên nhớ thành tựu:
Tác giả và tác phẩm tiêu biểu.
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Mục tiêu bài học
Giúp HS: Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp nâng cao kĩ năng tạo lập, phân tích lĩnh hội trong giao tiếp.
B. Phương tiện thực hiện
• SGK - SGV
• Thiết kế bài học
c. Tiến trình day học
Kiểm tra bài cũ
Giới thiệu bài mới
Trong cuộc sống hàng ngày, con người giao tiếp với nhau bằng phương tiện vô cùng quan trọng là ngôn ngữ. Không có ngôn ngữ thì không thể có kết quả cao của bất cứ hoàn cảnh giao tiếp nào. Bởi vì giao tiếp luôn luôn phụ thuộc vào hoàn cảnh và nhân vật giao tiếp. Để thấy được điều đó, chúng ta tìm hiểu bài hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Phương pháp
Nội dung cần đạt
GV: Gọi Học sinh đọc và nhắc cả lớp theo dõi phần văn bản SGK.
GVH: Các nhân vật giao tiếp nào tham gia trong hoạt động giao tiếp ? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào ?
GVH: Người nói nhờ ngôn ngữ biểu đạt nội dung tư tưởng tình cảm của mình thì người đối thoại làm gì để lĩnh hội được nội dung đó ? Hai bên lần lượt đổi vai giao tiếp cho nhau như thế nào ?
GVH: Hoạt động giao tiếp đó diễn ra trong hoàn cảnh nào? (ở dâu? vào lúc nào?) khi đó ở nước ta có sự kiện lịch sử g ì ?
GVH: Hoạt động giao tiếp đó hướng vào nội dung gì ? đề cập đến vấn đề gì ?
GVH: Mục đích của giao tiếp là gì ? cuộc giao tiếp có đạt được mục đích đó không ?
GVH: Các nhân vật giao tiếp qua bài này ?
GVH: Hoạt động giao tiếp đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
GVH: Nội dung giao tiếp về đề tài gì ? bao gồm những vấn đề cơ bản nào ?
GVH: Mục đích của giao tiếp ?
GVH: Phương tiện giao tiếp được thể hiện như thế nào ?
II. Củng cố:
Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ?
1, Đọc văn bản và trả lời câu hỏi
HSĐ&TL:
- Vua và các bô lão trong hội nghị là nhân vật tham gia giao tiếp. Môĩ bên có cương vị khác nhau. Vua cai quản đất nước, chăn dắt trăm họ. Các bô lão là những người có tuổi đã từng giữ những trọng trách nay về nghỉ, hoặc được Vua mời đến tham dự Hội nghị.
HSĐ&TL:
- Người tham gia giao tiếp ở đây phải đọc hoặc nghe xem người nói, nói những gì để lĩnh hội nội dung mà người nói phát ra. Các bô lão nghe Vua Nhân Tông hỏi, nội dung hỏi: liệu tính như thế nào thì quân Mông cổ tràn đến . hai bên lần lượt đổi vai giao tiếp. Các bô lão xôn xao tranh nhau nói. Lúc ấy vua lại là người nghe.
HSĐ&TL:
- Hoạt động giao tiếp diễn ra ở Điện Diên Hồng. Lúc này quân Nguyên Mông kéo 50 vạn quân ồ sang xâm lược nước ta.
HSĐ&TL:
- Hoạt động giao tiếp đó hướng vào nội dung: Hoà hay đánh, nó đề cập tới vấn đề hệ trọng còn hay mất của quốc gia dân tộc, mạng sống con người.
HSĐ&TL:
- Mục đích của giao tiếp: Lấy ý kiến của mọi người, thăm dò lòng dân để hạ lệnh quyết tâm giữ gìn đất nước trong hoàn cảnh lâm nguy. Cuộc giao tiếp đó đã đạt được mục đích.
2. Qua bài “Tổng quan về văn học Việt Nam” em hãy cho bíêt
HSPB : Người viết SGK và giáo viên, học sinh toàn quốc đều tham gia giao tiếp. Họ có độ tuổi từ 65 trở xuống đến 15 tuổi. Từ Giáo sư, Tiến sĩ xuống đến học sinh lớp 10 THPT .
HSPB: Hoàn cảnh có tổ chức giáo dục, chương trình quy định chung hệ thống trường Phổ thông.
HSPB: Các bộ phận cấu thành của văn học Việt Nam. Đồng thời phác hoạ tiến trình phát triển của lịch sử văn học, thành tựu của nó. Văn bản giao tiếp còn nhận ra những nét lớn về nội dung nghệ thuật của văn học Việt Nam.
HSPB: Người soạn sách muốn cung cấp tri thức cần thiết cho người học. Người học nhờ văn bản giao tiếp đó biểu hiện kiến thức cơ bản của nền văn học Việt Nam.
HSPB: Sử dụng ngôn ngữ của văn bản khoa học, đó là khoa học giáo khoa. Văn bản có bố cục rõ ràng. Những dề mục có hệ thống. Lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu.
- Qua những bài này rút ra mấy kết luận:
1. Hoạt động giao tiếp phải có nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp và phương tiện giao tiếp.
2. Giao tiếp phải thực hiện mục đích nhất định.
3. Mỗi hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình. Một là tạo lập văn bản, hai là thực hiện lĩnh hội văn bản.
File đính kèm:
- Tong quan ve van hoc Viet Nam.doc