A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
-Nắm được một cách có hệ thống các tri thức về đặc trưng , thể loại ,giá trị của các tác phẩm đã học
-Biết vận dụng kiên thức đã học để tìm hiểu các tác phẩm văn học dân gian cụ thể
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức
Đặc trưng, thể loại .các giá trị cơ bản của văn học dân gian qua hệ thống các tác phẩm vừa học
2. Kĩ năng
Nhận biết một cách có ý thức về các tác phẩm văn học dân gian
3. Thái độ:
Trân trọng và tự hào về kho tàng văn học dân gian Việt Nam
C. PHƯƠNG PHÁP: Quy nạp, thảo luận nhóm, phát vấn
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định: 10a1 10a2
2.Bài cũ: 10a1 10a2
Kết hợp với bài mới
3. Bài mới: Giới thiệu sự cần thiết phải ôn tập VHDG để củng cố kiến tức trước khi chuyển sang chương văn học viết(VHV);nhìn thấy ảnh hưởng của VHDG với VHV và đời sống tinh thàn của dân tộc ta.
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2928 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 10 tiết 28 đọc văn : ôn tập văn học dân gian Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10 Ngày soạn: 16 /10 /2011
Tiết PPCT: 28 Ngày dạy: 18/10 /2011
Đọc văn :
ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM.
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
-Nắm được một cách có hệ thống các tri thức về đặc trưng , thể loại ,giá trị của các tác phẩm đã học
-Biết vận dụng kiên thức đã học để tìm hiểu các tác phẩm văn học dân gian cụ thể
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
Kiến thức
Đặc trưng, thể loại .các giá trị cơ bản của văn học dân gian qua hệ thống các tác phẩm vừa học
Kĩ năng
Nhận biết một cách có ý thức về các tác phẩm văn học dân gian
Thái độ:
Trân trọng và tự hào về kho tàng văn học dân gian Việt Nam
C. PHƯƠNG PHÁP: Quy nạp, thảo luận nhóm, phát vấn
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định: 10a1……………………………………10a2……………………………………
2.Bài cũ: 10a1……………………………………10a2……………………………………
Kết hợp với bài mới
3. Bài mới: Giới thiệu sự cần thiết phải ôn tập VHDG để củng cố kiến tức trước khi chuyển sang chương văn học viết(VHV);nhìn thấy ảnh hưởng của VHDG với VHV và đời sống tinh thàn của dân tộc ta.
HỌAT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
-Hướng dẫn HS ơn tập
-Cho HS nhắc lại định ngghĩa VHDG và nêu rõ đặc trưng của VHDG?
-GV cho HS làm bài tập ngắn trên giấy về đặc trưng của từng thể lọai(mỗi tổ một thể lọai),sau đó đại diện tổ trình bày, cả lớp bổ sung,GV chốt lại.
-GV hướng dẫn HS ghi bảng tổng hợp các thể lọai
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1.Định nghĩa VHDG và đặc trưng cơ bản
- Định nghĩa :VHDG là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được hình thành,tồn tại và phát triển nhờ tập thể và gắn bó phục vụ trực tiếp cho các họat động khác nhau trong đời sống cộng đồng.
- Đặc trưng :+Tính truyền miệng
+ Tính tập thể (tính cộng đồng)
+Tín biểu diễn
+Tính dị bản
+Tính địa phương
-Thể loại: truyền thuyết, cổ tích, ca dao…
2.Những đặc trưng chủ yếu nhất của thể lọai VHDG
a.Đặc trưng từng thể lọai
b.Tổng hợp các thể lọai
Truyện dân gian
Câu nói dân gian
Thơ ca dan gian
Sân khấu dân gian
Thần thọai, sử thi, truyền thuyết,cổ tích ,ngụ ngôn,truyện cười, truyện thơ
-Tục ngữ
-Câu đố
- Ca dao
- Vè
- Chèo
-Tuồng dân gian
Hướng dẫn HS xây dựng bảng tổng hợp, mỗi tổ trình bày một thể lọai, cho cả lớp bổ sung và chốt lại
3.Lập bảng tổng hợp, so sánh các thể lọai truyện dân gian đã học.
Thể lọai
Mục đích sáng tác
Lưu truyền
Nội dung phản ánh
Kiểu nhân vật
Đặc điểm nghệ thuật
Thần thoại
Cắt nghĩa nguồn gốc thế giới
Kể
Thế giới thần linh ra đời vào thủa bình minh của loài người
Thần linh
Tưởng tượng
Sử thi (anh hùng)
Ghi lại cuộc sống và ước mơ phát triển cộng đồng của dân Tây Nguyên xưa
Hát -kể
Xã hội Tây Nguyên thời cổ đại đang ở giai đọan tiền giai cấp,tiền dân tộc
Người anh hùng sử thi cao đẹp ,kì vĩ (Đăm San )
- Biện pháp: so sánh, phóng đại,trùng điệp
- hình tượng hòanh tráng, hào hùng
Truyền thuyết
Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử
Kể –diễn xướng –lễ hội
Kể về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử có thật được khúc xạ qua một cốt truyện hư cấu
Nhân vật lịch sử được truyền thuyết hóa(ADV-MC-TT)
Từ cái lõi có thật ,hư cấu thành câu chuyện mang những yếu tố hoang đường, kì ảo.
Truyện cổ tích
Thể hiện nguyện vọng, ước mơ của nhân dân trong XH có giai cấp, chính nghĩa thắng gian tà
Kể
Xung đột XH ,cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, chính nghĩa và gian tà
Người con riêng,người con út ,người nghèo, Cám,
Truyện hòan tòan hư cấu , không có thật, kết cấu theo đường thẳng nhân vật chính trải qua ba chặng trong cuộc đời
Truyện cười
-Mua vui,giải trí,châm biếm,phê phán XH,giáo dục trong nội bộ nhân dân và lên án ,tố cáo giai cấp thống trị
Kể
Những điều trái với tự nhiên,những thói hư tật xấu đáng cười trong XH
Kiểu nhân vật có thói hư tật xấu
ngắn gọn, tình huống bất ngờ,mâu thuẫn phát triển nhanh,kết thúc đột ngột để gây cười
- Ca dao than thân thường là lời của ai?Vì sao?Thân phận của những con người ấy hiện lên như thế nào?Bằng những so sánh ẩn dụ gì?
- Ca dao yêu thương ,tình nghĩa đề cập đến phẩm chất gì của người lao động?Vì sao họ hay nhắc đến cái biểu tượng :cái khăn, cái cầu để bộc lộ tình yêu; các biểu tượng cây đa,bến nước, con thuyền,gừng cay-muối mặn …để nói lên tình nghĩa của mình?
- So sánh tiếng cười tự trào và tiếng cười phê phán xã hội trong ca dao hài hước ,từ đó nêu nhận xét về tâm hồn của người lao độngtrong cuộc sống còn nhiều vật vả lo toan của họ?
Hướng dẫn HS lm bi tập
-GV chia lớp thành 6 nhóm để tìm hiểu đặc trưng trong các văn sau:Tấm Cám ,Truyện An Dương Vương … ,Ca dao…
-GV hướng dẫn HS giải quyết các phần a,b,c,d trong bài tập số 5 .
-GV hướng dẫn HS cách làm bài tập này.
4. Nội dung và nghệ thuật của ca dao
a. Nội dung:
- Ca dao than thân: Lời than của phụ nữ trong XHPK,vì bị phụ thuộc và được thể hiện bằng so sánh ẩn dụ như tấm lụa đào…củ ấu gai…
- Ca dao yêu thương ,tình nghĩa:Đề cập đến phẩm chất của người lao động
+Tình bạn cao đẹp
+Tình yêu tha thiết mặn nồng
+Tình nghĩa thủy chung của con người
àHình thức thể hiện :Biểu tượng như:Tấm khăn ,ngọn đèn ,cái cầu ,con thuyền, bến nước, gừng cay-muối mặn…Họ hay nhắc đến các biểu tượng này vì nó gần guĩ với cuộc sống của họ,và vì dựa vào tính chất tương đồng cho tình cảm mà họ nói đến.
- Ca dao hài hước:Nói lên tâm hồn lạc quan yêu đời của người lao động trong cuộc sống còn nhiều vất vả lo toan.
- Ca dao trào phúng: phê phán thói hư tật xấu của con ngừơi, nhằm nhắc nhở, giáo dục con người tự điều chỉnh mình
b.Nghệ thụât:
- Ca dao sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đậm đà màu sắc dân gian rất phong phú và sáng tạo ít thấy trong văn học viết.
II.LUYỆN TẬP
1.Tìm hiểu đặc trưng thể loại trong các văn bản đã học
2.Hướng dẫn HS làm bài tập
- Bài tập 5 :Làm tại lớp
- Bài tập 1,2,4,6 về nhà làm
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Ôn lại bài theo nội dung đã ôn tập .
- Soạn bài “Khái quát VHVN từ thế kỷ 10 đến hết thế kỷ 19” theo câu hỏi SGK .
E. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- ôn tập văn học dân gian.doc