Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 13 tiết 37 đọc văn: đọc tiểu thanh kí (độc tiểu thanh kí – nguyễn du )

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Niềm cảm thương mà Nguyễn Du dành cho tiểu thanh, cho tất cả những kiếp người tài hoa trong xã hội và tâm sự khao khát tri âm hướng về hậu thế của nhà thơ

- Thấy được nghệ thuật đặc sắc của thơ trữ tình Nguyễn Du

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG,THÁI ĐỘ

 1. Kiến thức

- Tiếng khóc cho số phận người phụ nữ tài sắc bạc mệnh đồng thời là tiếng nói khao khát tri âm của nhà thơ

- Hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc

2. Kĩ năng

Đọc – hiểu thơ đường luật theo đặc trưng thể loại

3. Thái độ: Cảm thông, chia sẻ với số phận con người bất hạnh trong xã hội

C. PHƯƠNG PHÁP:.

 -Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tích

D. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

 1. Ổn định: 10a1 10a2 .

 2. Bài cũ: 10a1 10a2 .

? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Cảnh ngày hè”. Phân tích bốn câu thơ đầu để thấy rõ bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và tràn đầy sức sống của ngày hè? Phân tích bốn câu thơ sau để thấy được sự khao khát cuộc sống của con người trước cảnh thiên nhiên tươi đẹp?

 3. Bài mới:

Nguyễn Du là nhà thơ lớn của thi ca Việt Nam. Thơ ông chứa chan tấm lòng yêu thương con người. Đặc biệt là những người phụ nữ tài sắc bị xã hội chà đạp nên bất hạnh. “Độc tiểu Thanh ký” là bài thơ hay của Nguyễn Du thể hiện khá rõ nét cảm hứng này.

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3531 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 13 tiết 37 đọc văn: đọc tiểu thanh kí (độc tiểu thanh kí – nguyễn du ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Ngày soạn: 06/ 11/ 2011 Tiết : 37 Ngày dạy: 08/ 11/ 2011 Đọc văn: ĐỌC TIỂU THANH KÍ (Độc Tiểu Thanh Kí – Nguyễn Du ) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Niềm cảm thương mà Nguyễn Du dành cho tiểu thanh, cho tất cả những kiếp người tài hoa trong xã hội và tâm sự khao khát tri âm hướng về hậu thế của nhà thơ - Thấy được nghệ thuật đặc sắc của thơ trữ tình Nguyễn Du B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG,THÁI ĐỘ 1. Kiến thức - Tiếng khóc cho số phận người phụ nữ tài sắc bạc mệnh đồng thời là tiếng nói khao khát tri âm của nhà thơ - Hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc 2. Kĩ năng Đọc – hiểu thơ đường luật theo đặc trưng thể loại 3. Thái độ: Cảm thông, chia sẻ với số phận con người bất hạnh trong xã hội C. PHƯƠNG PHÁP:. -Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tích D. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định: 10a1……………………………………10a2……………………………………... 2. Bài cũ: 10a1……………………………………10a2……………………………………... ? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Cảnh ngày hè”. Phân tích bốn câu thơ đầu để thấy rõ bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và tràn đầy sức sống của ngày hè? Phân tích bốn câu thơ sau để thấy được sự khao khát cuộc sống của con người trước cảnh thiên nhiên tươi đẹp? 3. Bài mới: Nguyễn Du là nhà thơ lớn của thi ca Việt Nam. Thơ ông chứa chan tấm lòng yêu thương con người. Đặc biệt là những người phụ nữ tài sắc bị xã hội chà đạp nên bất hạnh. “Độc tiểu Thanh ký” là bài thơ hay của Nguyễn Du thể hiện khá rõ nét cảm hứng này. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY ? Qua phần tiểu dẫn, em biết gì về cuộc đời và số phận của nàng Tiểu Thanh? ? Nêu cảm hứng sang tác của nhà thơ? Hs đọc bài thơ - Gv đọc lại. ? Cảm xúc bao trùm của bài thơ? ? Hai câu đề viết về điều gì? ( cảnh và tình) ? Vậy, qua cảnh và tình nhà thơ muốn nói tới diều gì? ? Em có nhận xét gì về kết cấu của hai câu thơ? ? Son phấn, văn chương tượng trưng cho cái gì? Thái độ của tác giả? ? Em có nhận xét gì về từ ngữ được sử dụng trong câu thơ? ?Những từ ngữ đó chứa đựng nội dung ý nghĩa gì? ? Hai câu thực đã bộc lộ cảm xúc tâm trạng gì của nhà thơ? ? Em hiểu thế nào là nỗi hờn kim cổ ? Những thanh trắc ở câu thơ thứ năm diễn tả nỗi niềm gì ? Thảo luận nhóm: ? Qua phân tích sáu câu thơ đầu, em hiểu tác giả muốn nói gì ở hai câu kết? ( nói về ai, ND mong muốn điều gì, ở thế hệ nào) nhận xét gì về bút pháp nghệ thuật của tác giả? ? Tâm trạng của tác giả ? 300 năm tính chưa đầy nữa Thiên hạ ngày nay hiểu Tố Như (Xuân Diệu) ? Qua phân tích em hãy nêu lên những cảm nhận chung về thành công nghệ thuật và nội dung, ý nghĩa của bài thơ? HS trình bày ý kiến -> GV chốt ghi nhớ. I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Đôi nét về nàng Tiểu Thanh ( SGK) 2. Tác phẩm - Rút trong tập thơ Thanh Hiên Thi Tập - Bài thơ chữ Hán tiêu biểu cho tài năng nghệ thuật và tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1 Đọc – hiểu chú thích 2.Tìm hiểu văn bản: a. Hai câu đề - Tây Hồ : Xưa: đẹp >< Nay: hóa gò hoang → NT tiểu đối : cảnh vật thay đổi - Thổn thức : Tiếng thở dài của tác giả trước lẽ “ biến thiên dâu bể”của cuộc đời → bộc lộ nỗi xót xa cho Tiểu Thanh bị vùi lấp trong quên lãng b. Hai câu thực - Son phấn có thần >< văn chương không mệnh - chôn vẫn hận >< đốt còn vương → NT đối lập, ẩn dụ, tượng trưng : - Cuộc đời, số phận bi thương của Tiểu Thanh - Xót xa cho một kiếp người tài hoa nhưng bạc mệnh c. Hai câu luận - Nỗi hờn kim cổ: cái hận của Tiểu Thanh cũng là cái hận của muôn đời. - Cái án : quy luật nghiệt ngã ‘‘tài mệnh tương đố, hồng nhan bạc phận’’ => ND tự nhận mình là người cùng hội, cùng thuyền với TT (ngã tự cư) , bộc lộ sự đồng cảm sâu xa d. Hai câu kết - Khóc TT nhưng ‘‘trông người lại nghĩ đến ta’’ - Câu hỏi tự vấn : hướng về hậu thế với giọng buồn thống thiết → Tiếng lòng khao khát tri âm của chính tác giả và của mọi kiếp người tài hoa mà bạc mệnh 3.Tổng kết a. Nghệ thuật: - Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những mặt đối lập trong hình ảnh, ngôn từ - Ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lí b. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện niềm cảm thương mà Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh và tâm sự khát khao tri âm hướng về hậu thế; vẻ đẹp của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 1. Bài cũ: - Học thuộc lòng bản dịch thơ - Dựa vào nội dung bài thơ, lí giải tại sao ND lại có sự đồng cảm, tri âm sâu sắc với TT - Anh chị hiểu gì về tâm sự của ND được gửi gắm trong bài thơ này? 2. Bài mới: - Chuẩn bị bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt + Nắm khái niệm, đặc trưng cơ bản + Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt E. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docĐọc tiểu thanh kí.doc