I-MỤC TIÊU BÀI HỌC
-Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, nặng lòng với nhân dân, đất nước của Nguyễn Trãi
-Có kĩ năng phân tích một bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi: Bình dị, tự nhiên đan xen câu lục ngôn vào câu thất ngôn
-Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gắn bó với cuộc sống của người dân
II-PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
-SGK, SGV
-Thiết kế bài học
III-CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Kết hợp đọc, gợi tìm, trao đồi thảo luận, trả lời câu hỏi
IV-TIẾN HÀNH DẠY HỌC
1-Ổn định lớp
2-Kiểm tra bài cũ
1) Đọc thuộc lòng bài thơ “Thuật hoài” và cho biết quan niệm của tác giả về người trai thời Trần?
2) Vẻ đẹp con người được thể hiện như thế nào ở bài thơ?
3-Giới thiệu bài mới
Nhà thơ Xuân Diệu và Huy Cận đã viết về Nguyễn Trãi “Nhà thơ và cảnh vật tự nguyện hoà quyền với nhau như bầu bạn, như anh em, tình trong cảnh ấy cảnh trong tình này”. Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi là bài thơ chứng minh cho lời nhận định ấy.
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2961 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tuần 13 tiết 38- Cảnh ngày hè, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Tiết 38 CẢNH NGÀY HÈ
(BẢO KÍNH CẢNH GIỚI) Bài 43 – Nguyễn Trãi
@Ä{Ã?
I-MỤC TIÊU BÀI HỌC
-Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, nặng lòng với nhân dân, đất nước của Nguyễn Trãi
-Có kĩ năng phân tích một bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi: Bình dị, tự nhiên đan xen câu lục ngôn vào câu thất ngôn
-Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gắn bó với cuộc sống của người dân
II-PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
-SGK, SGV
-Thiết kế bài học
III-CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Kết hợp đọc, gợi tìm, trao đồi thảo luận, trả lời câu hỏi
IV-TIẾN HÀNH DẠY HỌC
1-Ổn định lớp
2-Kiểm tra bài cũ
1) Đọc thuộc lòng bài thơ “Thuật hoài” và cho biết quan niệm của tác giả về người trai thời Trần?
2) Vẻ đẹp con người được thể hiện như thế nào ở bài thơ?
3-Giới thiệu bài mới
Nhà thơ Xuân Diệu và Huy Cận đã viết về Nguyễn Trãi “Nhà thơ và cảnh vật tự nguyện hoà quyền với nhau như bầu bạn, như anh em, tình trong cảnh ấy cảnh trong tình này”. Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi là bài thơ chứng minh cho lời nhận định ấy.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Em hãy giới thiệu về “Quốc âm thi tập” (Nội dung, nghệ thuật)?
Xuât xứ của bài thơ “Cảnh ngày hè”?
Bài thơ được sáng tác trong hoàn cnảh nào? (Giải thích lí do ở ẩn)
Yêu cầu học sinh đọc bài thơ và cho biết bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì? Đặc điểm?
Về nội dung bài thơ có thể chia mấy phần, nội dung từng phần?
Yêu cầu học sinh đọc 4 câu thơ đầu? Cảnh thiên nhiên được miêu tả như thế nào? Liên hệ các câu thơ của Nguyễn Du
“Đầu tưởng lửa lựu lập loè đâm bông
Cách dùng từ ở 4 câu thơ đầu có gì đặc biệt?
Em có nhận xét gì về cách miêu tả thiên nhiên của tác giả?
-Đón nhận cảnh vật với nhiều giác quan
-Sự giao cảm mạnh mẽ, tinh tế với cảnh vật
Yêu cầu học sinh đọc 2 câu thơ tiếp theo
Phép đối ược thể hiện như thế nào ở 2 câu thơ này? Tác dụng?
Biện pháp nghệ thuật nào còn được sử dụng ở 2 câu thơ? Tác dụng?
Nhà thơ đã cảm nhận thiên nhiên bằng các giác quan nào? Tác giả là người như thế nào?
Hình ảnh nhà thơ xuât hiện như thế nào? Nhà thơ là người như thế nào?
Yêu cầu học sinh đọc 2 câu thơ cuối
Nội dung 2 câu thơ cuối?
-Ức Trai là nhà thơ của thiên nhiên
+Non nước cùng ta đã có duyên
+Túi thơ chứa hết mọi giang san
-Một người “thân” không nhàn mà “tâm” cũng không nhàn
Trước cuộc sống của nhân dân, ông mơ ước điều gì? Lí tưởng của ông là gì?
Cảm xúc của tác giả được thể hiện như thế nào ở câu thơ cuối?
4-Củng cố:
-Qua bài thơ ta thấy Nguyễn Trãi là người như thế nào?
-Hình ảnh, ngôn từ của bài thơ có gì đặc sắc?
-Nghệ thuật thơ có gì nổi bật?
I-Giới thiệu:
1-Tác phẩm:
-Quốc âm thi tập (SGK/117)
2-Bài thơ “Cảnh ngày hè”:
-Xuất xứ: Bài thơ số 43 chùm thơ Bảo kính cảnh giới của “Quốc âm thi tập”
-Hoàn cảnh sáng tác: Nguyễn Trãi ở ẩn Côn Sơn
-Thể loại:
-Bố cục:
-Đại ý: Cảm xúc trước thiên nhiên và tấm lòng nhà thơ đối với quê hương đất nước
II-Phân tích:
1-Sáu câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên
-Hoè lụi điên đèn tán rơi gương
-Thanh lựu hiên / còn phun thức đỏ
-Hồng liên trì / đã tiễn mùi hương
® Sự kết hợp màu sắc, động từ mạnh, nhịp thơ ¾ ® bức tranh thiên nhiên sinh động, đầy sức sống
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắn dỏi cầm ve lầu tịch dương
-Đảo ngữ, từ láy, đối chặt chẽ (lao xao, dẵn dỏi)
® Âm thanh chốn thôn dã, tạo không khí vui tươi, quen thuộc, gần gũi
Þ Bức tranh thiên nhiên mạnh mẽ, tinh tế và sâu sắc
2-Hai câu thơ cuối: Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi
-Rỗi hóng mát thuở ngày trường
® Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống
-Dân giàu đủ, khắp đòi phương
Câu thơ 6 ngắn gọn, nhịp thơ 2/2/2
® Sự dồn nén cảm xúc, lí tưởng của Nguyễn Trãi mang ý nghĩa thẩm mỹ và nhân văn sâu sắc
III-Tổng kết:
Ghi nhớ SGK/119
*DẶN DÒ:
-Học thuộc lòng bài thơ
-Chuẩn bị bài: Tóm tắt văn bản tự sự
1) Cách tóm tắt VB tự sự?
2) Thực hành tóm tắt truyện Tấm Cám
File đính kèm:
- Ngu Van 10 cobanT38van anh.doc